0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Phương pháp xây dựng các bản đồ dự báo nguy cơ ngập

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT VÙNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM (Trang 56 -56 )

Bản đồ nguy cơ ngập theo các mực NBD được xây dựng đểchỉ ra các loại hình SDDcó nguy cơ bị tác động trực tiếp doNBD.

Dữ liệu được dùng để xây dựng bản đồ nguy cơ ngập bao gồm: - Bản đồ địa hình cáchuyện ven biển tỷ lệ 1:10.000.

- Dữ liệu nền địa lý về giao thông, thủy văn. -Bản đồ quy hoạch SDĐ đến năm2020.

Do tình hình SDĐ đai luôn có sự biến động qua các năm, trong khi quy hoạch SDĐ nói riêng, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương thường có chu kỳ tương đối ngắn (ngắn hạn: 5 năm; định hướng: 10 năm). Bên cạnh đó, do mực NBD diễn ra từ từ, kịch bản NBD được dự báo cho chu kỳ dài hàng thế kỷ với các khoảng thời gian 10 năm (từ 2020-2100). Do đó để đảm bảo mức độ tin cậy của việc dự báo cũng như thấy rõ được sự biến động các loại hình SDĐ bị ngập lụt, tác giả tiến hành dự báo ngập lụt các loại hình SDĐ cho khoảng thời gian dài ứng với các kịch bản NBD (2020, 2060, 2100) dựa trên giá trị trung bình mức biến động trong quá khứ (từ 2000– 2010) và dự báo cho tương lai gần (2010–2020).

mực nước áp dụng trên toàn vùng thể hiện của bản đồ. Về cơ bản, phương pháp này là “nâng bề mặt nước” theo một giá trị được lựachọn (8,5cm ứng với năm 2020; 33,0cm ứng với năm 2060, 67,5 cm ứng với năm 2100). Cách tiếp cận này được sử dụng phổ biến nhất trong xây dựng bản đồ nguy cơ ngập doNBD.

Trong quá trình xây dựng bản đồ nguy cơ ngập chỉ xét đến nguy cơ ngập do mực NBD, các yếu tố khác như sự nâng, hạ địa chất, các yếu tố động lực khác như triều, sóng, nước dâng do bão... chưa được xét đến.

Dự báo ngập lụt các loại hình SDĐ của vùng ứng với các mực NBD được thể hiện trong bản đồ Hình3.2.

Hình3.1: Bản đồ nguy cơ ngập lụt do NBD

Bản đồ dự báo ngập lụt các loại hình SDĐ

Các loại đất chính bị ngập

Dải ven biển tỉnh Quảng Nam với diện tích 15 % so với toàn tỉnh, chiếm 61 % dân cư sinh sống và được xác định là một trong các lợi thế của tỉnh nhưng cũng sẽ là nơi chịu tác động trực tiếp của NBD. Mặc dù ảnh hưởng của NBD đến xã hội, kinh tế và môi trường nói chung, SDĐ nói riêng chưa được đánh giá một cách toàn diện và sâu sắc nhưng vấn đề NBD là một thách thức thực tế của mục tiêu giảm nghèo và là một khả năng rủi ro cho phát triển bền vững

Bằng kỹ thuật GIS, tiến hành chồng lấp các lớp bản đồ ngập lụt ứng với các mực NBD lên các lớp bản đồ quy hoạch SDĐ để ước lượng các tác động của mực NBD đến các yếu tố này. Bảng 3.4: Các loại đấtbị ngập ứng với các mức NBD Đơn vị tính: m2 Tên loại đất Các loại đấtbị ngập ứng với các mức NBD 2020 (8,5cm) 2060 (33cm) 2100 (67,5cm) 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP 114.330 3.185.004 13.037.381

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 61.888 1.189.842 6.984.726

1.1.1 Đấttrồng cây hàng năm 61.888 1.182.319 6.950.187

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 0 7.523 34.539

1.2 Đất lâm nghiệp 52.442 151.093 452.060

1.2.1 Đất rừng sản xuất 2.086 38.111 251.335

1.2.2 Đất rừng phòng hộ 50.356 112.983 200.726

1.3 ĐấtNTTS - 1.844.068 5.600.594

2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 101.690 1.084.482 3.963.772

2.1 Đất ở 45.869 522.082 1.531.055

2.2 Đất chuyên dùng 53.379 441.179 1.094.338

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, tổ chức - - 3.205

2.22 Đất quốc phòng, a ninh - 2.585 15.570

2.2.3 Đất sản xuất, kinhdoanh phi NN 46.623 388.449 795.157

2.24 Đất có mục ích công cộng 6.756 50.145 280.406

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng - - 2.847

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa - 35.303 157.362 2.5 Đất sông suối và mặt ước chuyên dùng 2.443 85.917 1.178.171

3 ĐẤT CHƯA SỬDỤNG 1.338.687 1.996.511 3.395.102

Hình3.3:Biểu đồ cơ cấu các loại đất chính bị ngập

Hình3.4:Biểu đồ tỷ lệ % cơ cấu các loại đất chính bị ngập

Diện tích(ha)

Mực NBD)

Hình3.5:Biểu đồ cơ cấu chi tiết các loại đất bị ngập Bảng 3.5:Tỷ lệ% các loại đất chính bị ngập ứng với các mức NBD Các loại hình SDĐ chính Tỷ lệ% cácđất chính ứng với các mức NBD 8,5cm (2020) 33cm (2060) 67,5cm (2100)

Phần ngậpkhông ngậpPhần Phầnngập Phần khôngngập Phầnngập không ngậpPhần

Đất nông nghiệp 0,01 99,99 0,34 99,66 1,41 98,59

Đất phi nông nghiệp 0,02 99,98 0,17 99,83 0,64 99,37

Đất chưa sử dụng 3,70 96,30 5,51 94,49 9,38 90,62 Hình3.6:Biểu đồ tỷ lệ% các loại đất chính bị ngập Mực NBD Diện tích(ha) 67,5cm 33cm 8,5cm 67,5cm 33cm 8,5cm 67,5cm 33cm 8,5cm Mực NBD

3.4. Một số tốn tại trong quy hoạch sử dụng đất trong điều kiện nước biển dâng

Hiện nay khu vực ven biển cơ bản đã xác định phân bố không gian SDĐ ổn định như: Đất sản xuất nông nghiệp, đất phát triển dân cư, đô thị, công nghiệp, phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ… Việc SDĐ cho các yêu cầu phát triển nhìn chung hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của Tỉnh nói chung, của vùng nói riêng. Tuy nhiên vẫn trong qui hoạch SDĐ vẫn còn một số tồntại sau đây:

- Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch một số nơi chưa chặt chẽ, tính khả thi chưa cao, khi thực hiện thường hay thay đổi, nhiều dự án, công trình còn theo ý chủ quan nênảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý SDĐ.

- Quy hoạch khu đô thị thường nằm ở vùng ven biển, bằng phẳng dễ bị ngập lụt, trong qui hoạch chưa có sự tính toán cho khả năng bị ngập khi NBD theo các kịch bản BĐKH. Chưa chú ý đến các vùng dễ bị ngập lụt, vùng nhiễm mặn ảnh hưởng của NBD theo các kịch bản BĐKH

- Mới chỉ thực hiện định hướng SDĐ đến năm 2015 và qui hoạch SDĐ đến 2020, chưa tính đến qui hoạch SDĐ sẽ chịu ảnh hưởng bởi NBD theo các kịch bản trong thế kỷ21.

- Trong những năm qua, công tác quy hoạch phát triển nông thôn đãđược quan tâm đầu tư. Tuy vậy việc bố trí đất ở tại nông thôn còn mang tính chắp vá, không tập trung, khó khăn cho đầu tư cơ sở hạ tầng.

- Giải quyết các vấn đề bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư và các vấn đề xã hội liên quan khi triển khai quy hoạch còn chậm.

- Diện tích rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển ngày càng thu hẹp làm tăng khả năng sạt lở bờ sông, bờ biển, diện tích đất bị xâm nhập mặn tăng lên do NBD theo các kịch bản BĐKH làm tăng cường khả năng xuất hiện hoang mạc mặn.

3.5. Đánh giá tác độngcủa nước biển dâng đến sự biến động sử dụng đất

3.5.1. Ma trận tác động do nước biển dâng

Các tác động sinh địa lý (mất đất, tăng lũ lụt, xói mòn bờ biển, nhiễm mặn) gây ra ảnh hưởng đến hệ sinh thái của vùng, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động KT-XH của người dân nơi đây. Đánh giá tổng hợp các tác động tiềm năng của NBD đến hệ thống tự nhiên và hệ thống KT-XH được thể thể hiện bằng bảng ma trận sau:

Bảng 3.6: Ma trận tác động do nước biển dâng Tác động củaNBD Yếu tố chịu tác động Mất đất Tăng lũ lut Xói mòn bờ biển Nhiễm măn Tăng mực nước ngầm Thay đỗi quá trình sinh hoc Hê thống tự nhiên Thảm thựcvật và sinh cảnh sống X X X X

Động thưc vât nỗi X

Độngvật đáy X Côn trùng X Cá, lưỡng cư và bò sát X X X Chim X Thú X Hê thống KT-XH Trồng trọt X X X X Chăn nuôi X X Thuỷ sản X X X X

Công nghiệp(sản xuất muối) X X

Dịch vu, du lịch X X X X

Cơsở hạ tầng X X

Giao thông X X X

Giá trị văn hoá X X X

Sức khỏe con người X X X

Nguồn nước X X X X

Định cư của con người X X X X

Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu tác động của NBD đến vấn đề ngập lụt gây mất đất. Thuật ngữ “mất đất”, tức là sẽ mất đi một số loại hình SDĐ mà trên đó tồn tại các hệ thống tự nhiên, KT-XH. Theo bảng ma trận trên, khi NBD làm ngập lụt các loại hình sử dụng đất, dẫn đến các tác động ở hầu hết các hợp phần của hệ thồng tự nhiên và KT-XH.

3.5.2. Các tác động mất đất do nước biển dâng

Dải ven biển tỉnh Quảng Nam với diện tích 15% so với toàn tỉnh, chiếm 61% dân cư sinh sống và được xác định là một trong các lợi thế của tỉnh nhưng cũng sẽ là nơi chịu tác động trực tiếp của NBD. Mặc dùảnh hưởng của NBD đến xã hội, kinh tế và môi trường nói chung, SDĐ nói riêng chưa được đánh giá một cách toàn diện và sâu sắc nhưng vấn đề NBD là một thách thức thực tế của mục tiêu giảm nghèo và là một khả năng rủi ro cho phát triển bền vững.

3.5.2.1. Tác động đến đất nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp bị ngập tăng rất nhanh qua các thời kỳ và có tỷ lệ ngập cao nhất so với các loại hình SDĐ khác (7,8 % ứng với năm 2020; 50,8 % ứng với năm 2040; 64% ứng với năm2100).

Đất sản xuất nông nghiệp

Tác động của NBD đến đất sản xuất nông nghiệp mà trên đó diễn ra các hoạt động chủ yếu của hệ thống KT-XH như: trồng trọt, chăn nuôi. Do mang đặc điểm của hệ thốngKT-XHcho nên các loại hình sản xuất này rất dễ bị biến động, dưới tác động của NBD và không có các công trình bảo vệ, loại đất này sẽ bị ngập lụt, mặn hóa, biến đổi cấu trúc thành đất ngập nước.

Diện tích đất nông nghiệp nói chung, đất sản xuất nông nghiệp bị ngập tăng rất nhanh qua các thời kỳ. Nguyên nhân là do đa phần diện tích đất nông nghiệp có nguy cơ ngập thuộc loại đất trồng cây hàng năm (lúa nước, hoa màu) phân bố ở các vùng đồng bằng châu thổ ven biển có cao độ thấp và nằm trong vùng nội đồng.

Theo Quyết định số 389/QĐ-UBND ngày 28/01/2011 [15] về việc “Phê duyệt quy hoạch vùng Đông tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” thì tỉnh Quảng Nam nói chung, vùng ven biển nói riêng sẽ tập trung phát triển theo hướng hình thành các đô thị, các trung tâm công nghiệp, dịch vụ. Quỹ đất để phát triển sẽ được chu chuyển từ đấtsản xuất nông nghiệp nông nghiệp (có vị trí thuận lơi,diện tích lớn,bằng phẳng, nền địa chất ổn định,...).

Như vậy vậy, dưới tác động kép của sự dâng cao mực nước biển và định hướng quy hoạch SDĐ sẽ càng làm cho quỹ đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, ảnh hưởng đến an ninh lương thực của địa phương.

Đất lâm nghiệp

Tác động của NBD đến đất lâm nghiệp mà trên đó tất cả các hợp phần của hệ thống tự nhiên tồn tại và phát triển. Do mang đặc điểm của hệ thống tự nhiên cho nên các loại hình sản xuất này rất dễ bị biến động, khó phục hồi trước tác động của hiện tượng NBD. Dưới tác động của NBD và không có các công trình bảo vệ, loại đất này sẽ bị ngập lụt, mặn hóa, biến đổi cấu trúc thành đất ngập nước (đối với rừng phòng hộ) và đất có mặt nước chuyên dùng (đối với rừng ngập mặn).

Trong trường hợp mực NBD cao sẽ làm tăng nhiễm mặn các vùng đất bị nhiễm mặn, giảm diện tích rừng ngập mặn và qua đó làm giảm năng suất sinh học các loài thủy sinh sống trong khu vực ven bờ, rừng ngập mặn.

Theo kịch bản NBD, diện tích đất lâm nghiệp bị ngập lụt của khu vực ven biển tỉnh Quảng Nam là khá ít so với các loại đất khác. Dự báo đến năm 2020 có khoảng 0,052 km2(chủ yếu là đất rừng phòng hộ, rừng ngập mặn), năm 2050 là 0,15 km2, đến năm 2100 là 0,45 km2 đất công nghiệp bị ngập lụt, chủ yếu thuộc địa bàn huyện Thăng Bình.

Với 125km chiều dài bờ biển thuộc địa giới hành chính của 6 huyện, thành phố. Khoảng 10 năm trở lại đây hiện tượng nước biển xâm thực đã diễn ra nghiêm trọng làm cuốn trôi nhiểu khu vực rừng phòng hộ.

Đất nuôi trồngthuỷsản

Dưới tác động của NBD và không có các công trình bảo vệ, loại đất này chỉ bị mặn hóa, không thay đổi cấu trúc.

Mực NBD làm cho chế độ thuỷ lý, thuỷ hoá và thuỷ sinh xấu đi. Kết quả là các quần xã sinh vật, các loài thủy hải sản tự nhiên và nuôi trồng thay đổi cấu trúc và thành phần, trữ lượng bổ sung giảm sút nghiêm trọng.

Theo kịch bản NBD, diện tích đất NTTS bị ngập lụt của khu vực ven biển tỉnh Quảng Nam là khá ít so với các loại đất khác. Dự báo đến năm 2050 là 1,8 km2, đến năm 2100 là 5,6 km2 đất NTTS bị ngập lụt, chủ yếu thuộc địa bàn TP. Hội An, huyện Thăng Bình.

3.5.2.2. Tác động đến đất phi nông nghiệp

Đối với diện tích đất phi nông nghiệp bị ngập thì phần lớn thuộc loại đất ở và đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp. Do phân bố ở những nơi có địa hình cao và có các cấu trúc bảo vệ cho nên loại hình này có tỷ lệ ngập khá thấp (6,5 % ứng với năm 2020; 17,3 % ứng với năm 2040; 19,4 % ứng với năm2100).

Dưới tác động của NBD và không có các công trình bảo vệ, các loại đất này sẽ bị ngập lụt, mặn hóa, biến đổi cấu trúc thành đất ngập nước có giá trị sử dụng không cao

Đất ở

Theo kịch bản NBD, diện tích đất ở bị ngập lụt của khu vực ven biển tỉnh Quảng Nam là khá lớn so với các loại đất khác. Dự báo đến năm 2020 có khoảng 0,046 km2, năm 2050 là 0,6 km2, đến năm 2100 là 1,5 km2 đất ở bị ngập lụt, chủ yếu thuộc địa bàn huyện Duy Xuyên, Điện Bàn,Tp. Hội An.

Hiện nay, trong tổng dân số của 6 huyện, thành phố ven biển Quảng Nam có 22,94% dân cưsốngở khu vựcđô thị (các thành phố vàthịtrấn). Khoảng 75% dân số thành thị Quảng Nam sinh sống tập trung chủ yếu tại dải ven biển và sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tới cùng với quá trình công nghiệp hóa của địa phương. Quá trìnhđô thị hóa tại dải ven biển Quảng Nam cũng vì thế sẽ phải chịu nhiều nguy cơ tácđộng của NBD.

Tuy tốc độ ngập lụt chậm hơn so với tốc độ mở rộng diện tích để đáp ứng nhu cầu mở rộng các đô thị nhưng hậu quả là một số vùng đô thị cổ (Hội An) với giá trị văn hóa lịch sử to lớn sẽ bị biến mất.

NBD sẽcó chuyển dịch dòng di cưcủa nông dânởcác vùng ven biển lên cácđô thị, gây ra hiện tượng quy hoạchđô thị bị phá vỡ, môi trườngđô thịsẽbịxấuđi do sự giatăng cơhọc vềdân số.

Dưới tác động của NBD và không có các công trình bảo vệ, loại đất này chỉ bị mặn hóa, không thay đổi cấu trúc.

Đất công nghiệp

Theo kịch bản NBD, diện tích đất công nghiệp bị ngập lụt của khu vực ven biển tỉnh Quảng Nam là khá ít so với các loại đất khác. Dự báo đến năm 2020 có khoảng 0,046 km2, năm 2050 là 0,4 km2, đến năm 2100 là 0,8 km2 đất công nghiệp bị ngập lụt, chủ yếu thuộc địa bàn huyện Thăng Bình.

Có thể nói, so với ngành thủy sản (phụ thuộc nhiều hơn vào các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên), những tác động của BĐKH đối với ngành công nghiệp tỉnh Quảng Nam cũng ít hơn và có thể hạn chế được nhờ các biện pháp công trình.để thực hiện điều này, trong quá trình quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đặc biệt là các khu công nghiệp nằm ở khu vực ven biển cần quan tâm đến các kịch bản của BĐKH để có các giải pháp khắc phục và thíchứng kịp thời.

Đất chuyên dùng khác

NBD còn gây nên những thiệt hại về cơ sở vật chất hạ tầng đô thị ven biển. Các cầu, cống sẽ bị phá hủy, trôi, sạt lở. Hệ thống đường sá sẽ bị ngập lụt, gây nên nhiều thiệt hại cả về người và vật chất.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT VÙNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM (Trang 56 -56 )

×