• Trên thế giới
Các thành phố và khu vực đông dân cư ở các quốc gia giàu có sẽ được ưu tiên bảo vệ bởi vì đất đai và cơ sở hạ tầng có giá trị gấp nhiều lần sơ với chi phí xây dựng các tuyến đê cần thiết và hệ thống bơm thoát nước. Các khu thưa dân cư, rừng và đất nông nghiệp có thể sẽ không được bảo vệ bởi vì các chi phí bảo vệ đó sẽ lớn hơn giá trị trị của đất (Barth và Titus 1984; Dean et al 1987) [24]. Các nước giàu cũng cho rằng các nước nghèo không có đủ nguồn lực để xây dựng các công trình bảo vệ lũ.
Tuy nhiên, lập luận trên có lẽ không phù hợp. Hai ngàn năm trước, người Trung Quốc đã có thể để xây dựng các công trình chống lũ dọc theo hệ thống sông Hoàng Hà và Dương Tử mặc dù cho đến thời điểm hiện tại họ vẫn là quốc gia đang phát triển. Ngay cả những nước nghèo cũng có thể dành nguồn lực đáng kể cho một dự án công trình công cộng nếu xét thấy có tầm quan trọng.
Điều này có vẻ hợp lý để giả định rằng việc bảo vệ Dakka, Lagos, Male, Alexandria là quan trọng đối với Bangladesh, Nigeria, Maldives,Ai Cập như người Mỹ bảo vệ Miami. Ở Bangladesh, nơi mà vấn đề an ninh lương thực được rất cấp thiết thì nhu cầu bảo vệ những vùng đất nông nghiệp sẽ là mục tiêu hàng đầu cho dù giá trị của đất đai không cao.
Đối với các quốc gia phụ thuộc vào đánh bắt cá thì việc bảo vệ các vùng đất giá trị thấp có thể không cần thiết. Mặc dù Maldives có thể thu hoạch dừa trên đảo không có người ở, tuy nhiên nguồn thu nhập chính của lại là hải sản, do đó những vùng đất như vậy sẽ không bị ảnh hưởng bởi mực NBD. Tuy nhiên đó chỉ là xét trên khía cạnh lợi ích trước mắt, còn về lâu dài thì những chi phí xã hội liên quan đến việc để cho nước biển nhấn chìm các vùng đất sẽ lớn hơn những lợi ích mà chúng mang lại.
Cũng giống như ở Maldive, ở Nigeria, nơi nhiều người dân dựa vào nghề cá ở cửa sông để sinh sống. Thực tế là vùng đất ngập nước đã và đang làm ngập khu vực nông nghiệp, khu dân cư làm tăng diện tích mặt nước dẫn đến sản lượng đánh bắt cá tăng lên. Tuy nhiên, đến một thời điểm nào đó khi mực NBD và có nguy cơ làm ngập nhà cửa thì chính quyền địa phương sẽ phải thuyết phục người dân bỏ nhà cửa.
Vậy vấn đề đặt là là các công việc cần làm để giảm chi phí kinh tế và môi trường khi tình trạng NBD đã và đang là mối đe dọa hiện hữu đối với con người?. Đối với các khu vực kém phát triển, hai lựa chọn dành cho chính phủ là mua đất hoặc cấm phát triển Titus (1984) [38]. Tuy nhiên, việc mua tất cả đất có cao độ thấp hơn một mét so với mực nước biển sẽ rất thể tốn kém. Việc cấm phát triển thì nhà nước sẽ sẽ không cần bỏ kinh phí nhưng nó sẽ làm tổn thương các chủ đất và sẽ là không hợp hiến ở Mỹ và các quốc gia quy định quyền sở hữu tài sản tương tự. Hơn nữa, các chính sách này có thể chỉ đơn thuần là chuyển hướng phát triển cho khu vực từ có cao độ từ một đến hai mét trên mực nước biển và thực sự vấn đề sẽ trở nên trầm trọngnếu mực nước biển tăng lên hơn một mét.
Một khả năng khác là cho phép phát triển ở vùng đất thấp ven biển với các điều khoản đó nó phải được di dời khi NBD lên cao, đủ để nhấn chìm. (Titus 1984; 1990; 2000) [38, 39, 40]. Không giống như mua đất và các lệnh cấm xây dựng, phương pháp này có thể áp dụng cho khu vực đó đã được phát triển. Tại Hoa Kỳ, Maine (1987) đã thực hiện một quy định xây dựng nhà phải di động được nếu mực NBDmột mét. Biện
pháp này cho phép không phải từ bỏ các tòa nhà, nhưng bằng cách đặt con người vào thông báo nhiều thập kỷ trước, chính sách sẽ làm cho nó khó khăn hơn cho các chủ sở hữu để khẳng định rằng rời bỏ nhà cửa của họ xuống biển là không công bằng.
Một lựa chọn cuối cùng có thể hữu ích cho các quốc gia đang phát triển sẽ là phát triển kinh tế mới ở các vùng đất cao bất cứ khi nào có thể. Các chương trình đang diễn ra Maldives để thiết lập các thành phố lớn ở các đảo có độ cao lớn hơn hai mét. Tuy nhiên, cần cân nhắc khác như việc tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có khiến nhiều quốc gia vẫn tiếp tục phát triển các khu vực có khả năng bị ngập do NBD trong tương lai. Tuy nhiên, các quốc gia phải đánh giá liệu chi phí bảo vệ lũ lụt trong tương lai và tác động môi trường cuối cùng có thể đảm bảo sự từ bỏ của các khu vực này; nếu như vậy, họ phải đảm bảo rằng cơ sở hạ tầng và tài sản mới ở các khu vực này được thiết kế để có thể tồn tại khi NBD trong tương lai.
• Ở Việt Nam
Trong những năm qua, nhiều giải pháp cụ thể có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài nguyên đất giúp Việt Nam ứng phó với NBD đãđược đề ra như:
− Hệ thống đê biển ở Việt Nam không ngừng được bổ sung, nâng cấp, xây dựng coi đó là giải pháp hữu hiệu nhất để phòng, chống và thích ứngvới bão lụt, ngăn chặn NBD, vừa là phương thức "quai đê lấn biển" mở rộng diện tích đất ở và ca. − nh tác. Hiện nay cả nước đã có 2.800km đê biển thuộc 28 tỉnh, thành phố bao
gồm 110 huyện, thị xãđã và đang phát huy hiệu quả. Tuy nhiên ở nhiều nơi do hệ thống đê biển đắp bằng đất, nền đất yếu, người dân chủ động xây dựng thiếu hẳn sự quy hoạch một cách thống nhất và khoa học, nên một số tuyến đê phải đập đi để di dời đắp lại.
− Ngoài ra, còn có các biện pháp bảo vệ những vùng đất ngập nước dễ bị tổn hại; phát triển giống cây chịu hạn, chịu nhiệt và giống cây có biên độ sinh thái rộng; chuyển đổi cơ cấu và đa dạng hóa cây trồng thích ứng với NBD; khôi phục và bảo vệ rừng đầu nguồn; xóa bỏ du canh, du cư, chặt phá rừng, đốt nương rẫy; thực hiện kỹ thuật canh tác trên đất dốc, chống xói mòn, trượt lở đất; tổ chức các chiến dịch truyền thông theo chủ đề thích ứng với BĐKH bằng nhiều hình thức, nhằm vào các nhóm đối tượng khác nhau, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương; xây dựng chương trình giáo dục về BĐKH trong nhà trường,...
Các giải pháp quản lý vàSDĐtrong bối cảnh NBD, về cơ bản không có sự khác biệt lớn với những nguyên tắc của chính sách đất đai cũng như các giải pháp ứng phó chung đối với NBD. Ngoài những giải pháp chung để ứng phó với tác động của BĐKH, các giải pháp này bao gồm 2 loại chính đó là giải pháp thích ứng và giải pháp giảm nhẹ.
3.6.2. Đề xuất một số giải pháp ứng phó nước biển dâng
Để giảm thiểu tối đa những rủi ro cho các hoạt động sản xuất và đời sống của người dân vùng ven biển tỉnh Quảng Nam do tác động của NBD cần phải thực hiện tổng hợp nhóm giải pháp ứng phó theo sơ đồ sau như sau:
Hình 3.7:Sơ đồ các giải pháp ứng phó với tác động củaNBDđến SDĐ
3.6.2.1. Nhóm giải pháp chung
Dựa trên kinh nghiệm của các nước đã triển khai kế hoạch quốc gia và thực tiễn ở ViệtNam, có thể đề xuất một số nhóm giải pháp như sau.
NƯỚC BIỂN DÂNG
ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ THỐNG SDĐ
(nông nghiệp, phi nông nghiệp,…)
SỬ DỤNG ĐẤT (Quy hoạch sử dụng đất, định cư, tái định cư,…) T H ÍC H ỨN G CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI GIẢI PHÁP THÍCHỨNG GIẢI PHÁP CHUNG GIẢI PHÁP GIẢM NHẸ G IẢ M N H Ẹ
Chiến lược, chính sách:
Rà soát hệ thống pháp luật, chính sách hiện hành, đánh giá mức độ quan tâm đến yếu tố BĐKH trong các văn bản pháp luật và chính sách đất đai của Nhà nước, từ đó xác định những văn bản cần ban hành, cần sửa đổi bổ sung và những nội dung cần bổ sung để nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp. Xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống văn bản qui phạm pháp luật về đất đai liên quan đến thích ứng và giảm với NBD và các cơ chế chính sách khác có liên quan.
Tích hợp yếu tố NBD vào các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch SDĐ: là hoạt động rà soát, điều chỉnh, bổ sung cho các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch đó, bao gồm chủ trương, chính sách, cơ chế, tổ chức có liên quan đến việc thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch, các nhiệm vụ và sản phẩm cũng như các phương tiện, điều kiện thực hiện cho phù hợp với xu thế NBD và những tác động trước mắt và lâu dài của chúng đối với tài nguyên đất.
Khoa học công nghệ:
Các kết luận khoa học chính là cơ sở cho việc hoạch định các quy hoạch, chiến lược và chính sách về đất đai cho sự phát triển bền vững. Nhà nước cần đầu tư thích đáng cho các chương trình nghiên cứu nhằm giảm nhẹ và thích ứng với những tác động của NBD đến tài nguyên đất, các chương trình nghiên cứu và đánh giá tính tổn thương của các loại hình SDĐ, các vùng ven biển, xây dựng các kịch bản ngập lụt ở các vùng cửa sông, ven biển thấp, các kịch bản NBD giai đoạn 2020 – 2100 cho các vùng trọng điểm.
Nâng cao năng lực, giáo dục và truyền thông:
Biện pháp quan trọng khác nữa là cần nâng cao nhận thức của cộng đồng, năng lực cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách... về khí hậu và NBD đến tài nguyên đất ở Việt Nam để có cách thích ứng với NBD.
Hợp tác quốc tế:
Xây dựng kế hoạch quản lý, SDĐ nhằm ứng phó với NBD, danh mục các chưng trình, dự án thuộc lĩnh vực BĐKH đến tài nguyên đất ở Việt Nam để kêu gọi tài trợ và tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển.
Để ứng phó, thích ứng với việc NBD cao, tại nhiều quốc gia, nhiều giải pháp thíchứng đãđược nghiên cứu, triển khai ví dụ như tăng cường, gia cố các hệ thống đê kè, trồng rừng ngập mặn, xây dựng hệ thống bơm giảm ngập, chuẩn bị các bản đồ xác định những điểm dễ bị tổn thương, di chuyển các cơ sở NTTS và cơ sở hạ tầng ven biển,…Nhìn chung, tuỳ theo mức độ phát triển kinh tế và tình hình thực tế khác nhau mà các nước có những cách lựa chọn giải pháp cụ thể hoặc kết hợp các giải pháp sao cho tối ưu để thích ứng với NBD do tác động của BĐKH. Theo UNFCCC (2009) [41] lựa chọn thích ứng được chia thành 3 nhóm chính theo bảng dưới đây:
Bảng 3.7: Giải pháp thích ứng của vùng ven biển với NBD
Bảo vệ Di dời Thích nghi
- Công trình cứng: đê, tường chắn, rào chắn thủy
triều;
- Công trình mềm:phục hồi,tái tạo cồn cát, đầm lầy,
bồi đắp bãi biển;
- Lựa chọn truyền thống: tường chắn bằng gỗ, đá, lá
dừa; trồng rừng.
- Thiêt lập vùng phía sau; - Di dời các công trình có nguy cơ bị đe dọa;
- Giảm dần việc phát triển ở những vùng trống;
- Tạo tầng đệm ở vùngcao; - Di dờicông trình phụ.
-Hệ thông cảnh báo ditảnsớm;
-Bảo hiểm rủi ro;
-Biện pháp nông nghiệp mới
-Quy tắc xây dựng mới;
-Cải thiện hệ thống thoátnước;
-Khử muối.
Giải pháp thíchnghi:
Để giảm thiểu tối đa những rủi ro cho các hoạt động sản xuất và đời sống của người dân vùng ven biển do tác động của NBD cần phải thực hiện tổng hợp nhóm giải pháp xây dựng các định hướng hành động thích nghi với phát triển vùng ven biển này. Định hướng hành động thích nghi với phát triển được thực hiện thông qua một số giải pháp cụ thể sau:
1) Điều chỉnh quy hoạch phát triển KT-XH
Điều chỉnh quy hoạch phát triển KT-XH phải được thực hiện cho các giai đoạn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn gắn kết với việc xem xét, tính toán một cách đầy đủ nguy cơ NBD gây ngập cả về diện lẫn mức độ ngập.
Trong quá trình xây dựng các phương án quy hoạch phát triển cần chú trọng đến việc bố trí các hạng mục quy hoạch như:
của BĐKH và NBD trong tương lai để có thể bố trí vùng hợp lý, tránh bố trí các vùng phát triển tại những khu vực có nguy cơ bị ngập lụt do NBD;
− Các công trình, các khu dân cư xây dựng mới trong và ngoài đê hiện có cần được lựa chọn vị trí xây dựng, tiêu chuẩn thiết kế phù hợp với các mức ngập lụt trong từng thập kỷ;
− Xem xét khả năng và có kế hoạch nâng cấp hoặc di dời các công trình, các khu dân cư hiện tại ra khỏi các vùng bị ngập do NBD;
− Xây dựng quy hoạch thuỷ lợi chi tiết cho từng huyện, thành phố trong vùng có xét đến tác động của BĐKH, đặc biệt NBD.
2) Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất
Điều chỉnh quy hoạch SDĐ cho phù hợp với tình trạng ngập lụt do NBD theo từng thập kỷ (chi tiết các biện pháp điều chỉnh quy hoạch SDĐ được trình bày trong Mục3.6.3, 3.6.4.
Các biện pháp bảo vệ:
Nhóm biện pháp bảo vệ bao gồm các giải pháp bảo vệ “cứng” và bảo vệ “mềm”, trong đó các giải pháp bảo vệ cứng chú trọng đến các can thiệp vật lý, giải pháp kĩ thuật công trình xây dựng cơ sở hạ tầng như xây dựng tường biển, tôn cao các tuyến đê, kè sông, kè biển, xây dựng đập ngăn nước mặn hoặc kênh mương để kiểm soát lũ lụt…trong khi đó các biện pháp bảo vệ mềm lại chú trọng các giải pháp thích ứng dựa vào hệ sinh thái như tăng cường trồng rừng phòng hộ ven biển, đầu tư vào đất ngập nước, bổ sung đất cho các bãi biển, cải tạo các cồn cát ven biển, trồng rừng ngập mặn…
Với phương pháp bảo vệ, lựa chọn dễ thấy nhất là xây các công trình cứng như đập ngăn nước biển. Tuy nhiên bên cạnh chi phí đắt đỏ, chúng còn có những mặt bất lợi như thay đổi vị trí xói mòn và lắng cặn. Tuy nhiên một số khu vực đông dân cư thuộc đô thị cổ Hội An, Tam Kỳ có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ do chi phí di dời sẽ đắt hơn rất nhiều so với việc xây dựng các công trình ngăn nước.
Một số vùng nông thôn ngoại ô các trung tâm đô thị, các xã ven biển có thể lựa chọncác biện pháp mềm, bao gồm phục hồi cồn cát, khôi phục vùng đàm lầy, hay tiếp tục các biện pháp truyền thống như trồng rừng.
Trồng thêm rừng ngập mặn tại khu vực ven biển vì chúng sẽ có tác dụng như “rào chắn” chống bão lũ, xâm nhập mặn cũng như đóng vai trò là một hệ thống lọc
trước khi nước thải từ khu vực dân cư đổ ra biển. Theo các nhà khoa học, nếu mật động dày đặc của rừng ngập mặn ít nhất là 70% và được chăm sóc cẩn thận, chúng có thể cứu sống hàng nghìn sinh mạng nếu sóng thần xảy ra;
Xây dựng đập và hồ tự nhiên hoặc nhân tạo tại các lưu vực sông chính và những nơi hay xảy ra lũ lụt nhằm kiểm soát ngập lụt làm giảm nhẹ tổn thất gây ra bởi lũ và duy trì nguồn nước cung cấp cho mùa khô;
Củng cố những hệ thống đê sẵn có và xây dựng thêm hệ thống đê mới bao gồm đê biển và hàng rào chống mặn. Cũng có thể chống xâm nhập mặn bằng cách sử dụng hệ thống thoát nước và làm cho nền đất trở nên cao hơn;
Cần quan tâm đến hệ thống tưới tiêu và cung cấp nước tại khu vực địa phươngví