0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Lựa chọn kịch bản nước biển dâng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT VÙNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM (Trang 54 -54 )

BộTNMTđã xây dựng và công bố các kịch bản BĐKH, NBD cho Việt Nam lần 1 vào năm 2009, bản cập nhật chi tiết được công bố năm2012.Đây là kịch bản NBD được xâydựng vào năm 2011 theo lộ trình trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2010 - 2015, trên cơ sở kế thừa kịch bản NBD được công bố năm 2009. Kịch bản NBD được xây dựng trên cơ sở mối quan hệ thống kê giữa mực nước biển thực đo, ước tính từ vệ tinh ở từng khu vực của Việt Nam với mực nước biển toàn cầu.

Theo đó 3 kịch bản phát thải khí nhà kính ở mức thấp (B1), trung bình (B2) và cao (A2, A1FI). Đặc biệt, có 7 khu vực ven biển của Việt Nam và các bản đồ nguy cơ ngập tương ứng với mực NBD cho khu vực đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh. 15 tỉnh ven biển miền Trung từ Thanh Hóa đến Bà Rịa - Vũng Tàu với tỷ lệ 1/10.000 (tương đương cấp huyện); khu vực TP. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long với tỷ lệ 1/5.000. Trong đó kịch bản trung bình B2 được khuyến nghị cho các Bộ, ngành và địa phương làm định hướng ban đầu để đánh giá tác động của BĐKH, NBD và xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH.

Theo kịch bản phát thải trung bình (B2), vào giữa thế kỷ 21, trung bình trên toàn Việt Nam, NBD trong khoảng từ 24 đến 27cm. Đến cuối thế kỷ 21, NBD cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 62 đến 82cm, thấp nhất ở khu vực từ Móng Cái đến Hòn Dấu trong khoảng từ 49 đến 64cm. Trung bình toàn Việt Nam, NBDtrong khoảng từ 57 đến 73cm[2].

trung bình (B2) cho khu vực ven biển phía Bắc của Nam Trung Bộ từ đèo Hải Vân đến Mũi Đại Lãnh (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên).

Bảng 3.1: MựcNBDtheo kịch bản chọn

Mực nước biển dâng (cm)

Các mốcthờigian củathếkỷ21

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Khoảng mực NBD 8-9 12-13 18-19 24-26 31-35 38-44 45-53 53-63 61-74

Trung bình 8,5 12,5 18,5 25,0 33,0 41,0 49,0 58,0 67,5

[Nguồn: Kịch bản BĐKH,NBD năm2011– BộTNMT]

Các mốc thời gian sử dụng để tính toán diện tích đất bị ngập gồm các năm2020, 2060 và 2100.

Bảng 3.2: MựcNBD sử dụng để xây dựng bản đồ mức độ ngập lụt

Kịch bản Các mốc thời gian tính toán

2020 2060 2100

Kịch bản phát thải trung bình (cm) 8,5 33,0 67,5

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT VÙNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM (Trang 54 -54 )

×