Quan điểm và định hướng sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của nước biển dâng đến sự biến động sử dụng đất vùng ven biển tỉnh quảng nam (Trang 46)

2.6.1.1. Quan điểm

Sử dụng quỹ đất đai tiết kiệm hợp lý và hiệu quả; đảm bảo hài hoà giữa các mục đích SDĐ gắn với mục tiêu phát triển KT-XH của vùng. Khai thác tiềm năng đất đai theo đặc thù tự nhiên, KT-XH từng huyện, thành phố, nhằm đạt hiệu quả phát triển chung của vùng.

Ổn định quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp, ưu tiên phát triển các ngành mũi nhọn có khả năng tạo sự tăng trưởng nhanh trong nông nghiệp. Đảm bảo mục tiêu an toàn lương thực, cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế.

Đảm bảo quỹ đất cho nhu cầu phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các công trình phúc lợi công cộng, phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn với mục tiêu xây dựng tỉnh Quảng Nam thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020.

Đáp ứng đất đai cho an ninh quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị xã hội trong các giai đoạn phát triển.

Có kế hoạch khai thác quỹ đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp.

Việc khai thác SDĐphải đi đôi với bảo vệ môi trường đất, môi trường tự nhiên, nâng cao chất lượng môi trường sống, bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Quy hoạch SDĐ lâu dài có tính đến sựBĐKHtrong khu vực.

2.6.1.2. Định hướng SDĐ cho giai đoạn 20 năm tới và giai đoạn tiếp theo

Khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai cho phát triển đô thị, công nghiệp. Tập trung phát triển các khu công nghiệp trọng điểm của vùng như: Điện Nam - Điện Ngọc, Bắc Chu Lai, Tam Hiệp, Tam Anh, An Hoà - Nông Sơn, Thuận Yên, Tam Thăng, Phú Xuân, Đông Tam Kỳ, An Lưu, Tây An…Đồng thời đầu tư phát triển hệ

thống các cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở các địa phương theo kết quả rà soát điều chỉnh quy hoạch.

Đáp ứng nhu cầu đất đai phát triển hệ thống các đô thị, xây dựng các khu đô thị, tái định cư mới, gắn với các khu công nghiệp, khu du lịch. Thực hiện sắp xếp dân cư phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai vùng ven biển của Tỉnh. Nâng cấp các thị trấn, thị tứ dọc theo tuyến quốc lộ 1A và các trục giaothông chính. Phát triển và mở rộng các cơ sở y tế, giáo dục, đào tạo nghề, đào tạo đại học, các cơ sở văn hóa của Tỉnh; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn và Hội An.

Khai thác tiềm năng đất đai phát triển các khu du lịch: Đảo Cù Lao Chàm, ven biển từ Điện Bàn, Hội An đến Núi Thành theo hướng du lịch sinh thái, giải trí và nghỉ dưỡng, Khu vực phát triển du lịch các di sản văn hóa- lịch sử: Hội An, Điện Bàn, Duy Xuyên; Khu vực phát triển du lịch văn hóa- lịch sử kết hợp thương mại, vui chơi giải trí: bao gồm phía đông Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành,Tam Kỳ.

Hình thành các vùng chuyên canh cây nông nghiệp, sản xuất hàng hóa tập trung, phát triển mạnhNTTS.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của nước biển dâng đến sự biến động sử dụng đất vùng ven biển tỉnh quảng nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)