3.2.3.1. Kiểu cốt truyện truyền thuyết tín ngưỡng dân gian
Ở kiểu cốt truyện truyền thuyết tín ngưỡng dân gian, các truyện được quy đình theo ba dạng công thức cốt truyện tuần tự như sau:
Ứng với công thức cốt truyện này có các truyện: Chùa Ông Thánh Công, Chuyện ở Đình Gia Lộc, Chuyện ở Đình Thạnh Đức, Chuyện ở Miếu Đại Thần Huỳnh Công Thắng.
Trên cơ sở đó các truyện này cơ bản giống nhau ở các bước, chỉ có bước truyện thứ 2 là sự linh thiêng được thể hiện khác biệt giữa truyện Chùa Ông Thánh Công với các truyện còn lại.
Ở truyện Chùa Ông Thánh Công sự linh thiêng được thể hiện qua hai trình tự. Thứ nhất là hình thức thể hiện sự linh thiêng, thứ hai là kiểm chứng sự linh thiêng. Hình thức thể hiện sự linh thiêng là qua việc trừ bệnh cho dân lành thường kỳ. Sự kiểm chứng đến từ những người theo đạo Công giáo, nhưng cuối cùng họ vẫn phải thừa nhận. Niềm tin của dân gian đã chiến thắng. Vai trò của niềm tin trong tín ngưỡng của dân gian phải là tuyệt đối. Nó quyết định chi phối tín ngưỡng của dân gian có bền vững với thời gian hay là bị phủ định theo thời gian. Tín ngưỡng luôn luôn phải đi kèm với niềm tin.
Ở các truyện Chuyện ở Đình Gia Lộc, Chuyện ở Đình Thạnh Đức,
Chuyện ở Miếu Đại Thần Huỳnh Công Thắng sự linh thiêng được thể hiện cũng qua hai trình tự. Thứ nhất, là gây ra lỗi lầm, xúc xiểm thần thánh; thứ hai, là báo ứng, trừng phạt của thần thánh. Rõ ràng, bao giờ yếu tố niềm tin cũng là vấn đề được đặt ra trong các kiểu cốt truyện tín ngưỡng. Vì thiếu đức tin nên mới buông lời nhạo báng thần thánh, gây ra những việc làm ngạo mạn. Ở đây, chúng tôi nhận diện được hai mô-típ, mô-típ thiếu niềm tin (đức tin) và mô-típ báo ứng – trừng phạt. Mô-típ thiếu niềm tin giữ vai trò dẫn dắt, tạo tiền đề cho sự xuất hiện của mô-típ báo ứng – trừng phạt. Đây là một cặp mô-típ sóng đôi với nhau. Có sự tồn tại của mô-típ này tất yếu sẽ có sự tồn tại của mô-típ còn lại.
rất đơn giản, những người thiếu đức tin đã thừa nhận sự linh thiêng. Còn kết thúc ở các truyện Chuyện ở Đình Gia Lộc, Chuyện ở Đình Thạnh Đức,
Chuyện ở Miếu Đại Thần Huỳnh Công Thắng là sự hối lỗi, sửa sai của những nhân vật “lầm lỡ” với thánh thần. Bao giờ các nhân vật này biết hối lỗi, sửa sai thì mô-típ báo ứng – trừng phát sẽ kết thúc “đời sống” của nó trong sự diễn biến của truyện.
2/
Ứng với công thức cốt truyện này chỉ có truyện Ông thần Hai ở đình Long Thành. Truyện nghe ra có vẻ hoang đường nhưng lại được lưu truyền trong nhân dân, sống trong tâm thức của nhân dân. Điều đáng nói là truyện mới chỉ bắt đầu cuộc sống trong khoảng hơn chục năm trở lại đây. Cái mốc đánh dấu sự ra đời của truyện là việc tu sửa Lăng mộ Đức Đại Thần Trần Văn Thiện và đình Long Thành. Công tích của nhân vật được ghi dấu qua việc kêu gọi tu sửa hai cơ sở thờ tự tín ngưỡng này. Điều đáng nói ở đây là công tích của nhân vật được thực hiện qua hình thức đạp đồng. Tức là nhân vật thực hiện công tích một cách gian tiếp. Niềm tin của nhân dân càng được củng cố hơn qua nguồn gốc nhân vật, đó là ông Hai Giáo Văn – một chức sắc của Đạo Cao Đài. Từ niềm tin tín ngưỡng dân gian, người ta chuyển vào niềm tin tôn giáo, và từ niềm tin tôn giáo, quay trở lại củng cố niềm tin trong tín ngưỡng dân gian.
3/
Ứng với công thức cốt truyện này là truyện Thần đình Long Chữ. Truyện gửi gắm đức tin vào tín ngưỡng dân gian qua mô-típ khấn vái, cầu xin. Khi đạt được sở nguyện, người ta không tin vào khả năng của chính mình, mà cho rằng đó là sự phò trợ, phù hộ của thần thánh. Quan niệm thiên nhân tương ứng một lần nữa lại được đề cập đến. Thành công của nhân vật chính là kết quả của quan niệm thiên nhân tương ứng, người ta cho rằng có cầu ắt có đắc. Có thể vì quan niệm truyền thống này mà niềm tin của tín
Nguồn gốc nhân vật Đạp đồng Công tích nhân vật Thờ phụng
ngưỡng dân gian nói riêng và tín ngưỡng dân gian nói chung mới có sức sống bền vững với thời gian đến vậy trong tâm thức dân gian.
Truyện nghe có vẻ là đi giải thích vì sao vị thần ở đình Long Chữ lại thờ Quan Đại thần Huỳnh Công Thắng, nhưng theo chúng tôi đó chỉ là cái cớ, cái chính là mục đích khẳng định đức tin của dân gian đối với vị thần được dân gian chiêm bái, phụng thờ.
3.2.3.2. Kiểu cốt truyện truyền thuyết có liên quan đến tôn giáo
Chúng tôi gọi đây là kiểu cốt truyện truyền thuyết có liên quan đến tôn giáo chứ không phải là truyền thuyết tôn giáo, vì ở đây truyện không tập trung vào việc lý giải nguồn gốc, xuất thân, hành trạng của một nhân vật tôn giáo, không nhằm tuyên truyền giáo thuyết tôn giáo mà chủ yếu là hướng đến những việc làm mang tính chất đời thường của họ nhưng có sự chêm xen của yếu tố kỳ bí, góp phần ca ngợi công tích của họ. Các truyện trong nhóm này có thể kể đến như: Sự tích Ông Đá nứt hai trên núi Điện Bà, Sự tích về việc thành lập Điện Bà, Ông Trung - Chưởng quản Phước Thiện - đi chơi núi Bà, Đức Hộ Pháp xử án, Báu vật lấy từ núi Bà, Đi lấy vàng ở núi Bà Đen.
Ở kiểu cốt truyện truyền thuyết có liên quan đến tôn giáo, có các truyện tuân theo năm dạng công thức cốt truyện tuần tự như sau:
1/
Ứng với công thức cốt truyện này có truyện Sự tích Ông Đá nứt hai trên núi Điện Bà. Truyện không có yếu tố huyền hoặc, kỳ ảo nhưng lại có yếu tố thần kỳ. Giải thích sự thần kỳ này, dân gian cho rằng đó là do lòng thành của ông Đạo nhỏ Tánh Thiền. Ở đây, chúng tôi nhận diện được mô-típ lòng thành cảm động trời đất, làm cho những việc không thể nào có thể xảy ra trong đời sống lại xảy ra và bày ngay trước mắt. Sự kiện cần được giải quyết đó là tảng đá to chắn ngang lối đi, Tổ Tánh Thiền thương dân khó nhọc nên Tổ đã tụng kinh cầu nguyện bên tảng đá 100 ngày, điều kỳ diệu đã hiển hiện.
Đó là sự linh ứng – đá nứt hai, chừa lối đi lên chùa Hang. Trong dân gian, mỗi khi cầu xin trời đất việc gì, người ta hay lấy móc 100 ngày để thử thách lòng thành. Trong truyện có sự xuất hiện của hai mô-típ, mô-típ lòng thành và mô-típ 100 ngày. Trong đó mô-típ lòng thành được xem là mô-típ quan trọng, dẫn dắt mô-típ 100 ngày. Truyện được hình thành bởi quan niệm thiên nhân tương ứng của dân gian.
2/
Ứng với công thức cốt truyện này có truyện: Sự tích việc thành lập Điện Bà. Công thức cốt truyện này giống với một bản kể của Bà Chúa Xứ núi Sam chỉ khác ở chi tiết là được thỉnh bởi các cô gái đồng trinh chứ không phải như ở đây được thỉnh bởi nhà sư Đạo Trung – đại diện của Phật giáo. Rõ ràng đã có một sự giao thoa giữa tín ngưỡng dân gian và Phật giáo (Vấn đề đã được chúng tôi nói qua trong khi đề cập đến bản kể Sự tích núi Bà Đen). Bản kể này có thể được ảnh hưởng từ bản kể về Bà Chúa Xứ hay không? Vì các bản kể khác hoàn toàn không nhắc tới sự xuất hiện một cách thần kỳ của cốt tượng Bà Đen, có chăng là tình tiết Chúa Nguyễn Ánh cho người đúc cốt tượng Bà Đen mà thôi. Phải chăng bản kể này đã thật sự ra đời từ sau khi dân gian tiếp xúc với huyền tích về Bà Chúa Xứ, nhưng đã có sự chỉnh sửa cho phù hợp với đặc điểm của địa phương, đó là sự hiện diện của Đạo Phật trên núi Bà Đen từ trước đó.
3/
Ứng với công thức cốt truyện này là truyện Ông Trung - Chưởng quản Phước Thiện - đi chơi núi Bà.
Ở truyện này, chúng tôi đặc biệt lưu ý mối quan hệ giữa ông Trung và nhà sư trên núi Bà Đen. Qua đó, cho thấy mối quan hệ giao hảo giữa Đạo Cao Đài và Phật Giáo. Các tôn giáo ở Nam Bộ không khắt khe phân biệt, bài trừ lẫn nhau, ngược lại là sự hòa thuận, “chung sống” với nhau trên bước đường
Giới thiệu hoàn cảnh Linh hiển Xuất hiện cốt tượng Thờ phụng
truyền đạo, giáo hóa con người – tín đồ. Đó là dấu vết của quan niệm tam giáo đồng nguyên được khởi thủy ngay từ thời cha ông Lý – Trần. Với dân gian thì mọi tôn giáo đều có chung một nguồn gốc, một mục đích (tam giáo đồng quy). Chẳng phải vua Trần Thái Tông – một vị vua sùng Phật (viết nhiều về tư tưởng Phật giáo, đơn cử là Khóa hư lục) đã từng nói “khi chưa tỏ thì người đời còn lầm lẫn phân biệt Tam giáo, chừng đạt tới gốc rồi thì cùng ngộ một tâm”. Giữa các tôn giáo nên là tình giao hảo, đó mới là điều đúng đắn theo ý nguyện dân gian.
Trong truyện có sự xuất hiện của mô-típ thú vật canh giữ núi rừng qua tình tiết con cọp ra cản đường, và nghe lời nhà sư - chủ nhân ở đó. Đây là mô- típ thường thấy xuất hiện trong các truyện bàn về những bậc căn tu, đạo hạnh có thể cảm hóa thú dữ. Mô-típ này còn xuất hiện trong truyện Báu vật lấy từ núi Bà.
Hình ảnh ao sen huyền bí trên núi Bà mà ông Trung được nhà sư dẫn đường đi dạo có phải cũng là hình ảnh ao sen xuất hiện trong truyện Báu vật lấy từ núi Bà? Ao sen ấy theo lời nói của nhà sư không phải ai cũng đến được, chỉ ai may duyên lắm mới được vô tình đến đây một lần. Liệu đó có phải là cảnh tiên kỳ ảo được truyền tụng trong dân gian mà Trịnh Hoài Đức đã ghi chép lại trong Gia Định thành thông chí?
Núi này cao lớn, trấn hạt đều trông thấy cả… trên núi có chùa Vân Sơn, dưới có ao hồ, cảnh trí thực là u nhã, xung quanh rừng có hổ sâu thẳm bao la… Lại có đồ xưa bằng vàng ngọc, người ta thường đào được, tương truyền có khi trông thấy cả chuông vàng trong hồ, cũng giống như việc cái khánh nổi ở bến sông Tứ, cái chuông thấy được ở bến sông Gianh vậy, nhưng đến gần thì biến mất. Lại có đêm trời quang mây tạnh, thấy có thuyền rồng bơi lượn hát du dương, lại thấy con rùa vàng lớn hơn một trượng bất thần bơi lượn trong hồ, như vậy là do linh khí tụ lại, chứ không phải là việc quái đản.
Huyền thoại dân gian xung quanh núi Bà Đen quả là phong phú vô cùng. Đây là những huyền thoại được lưu truyền có thể có trước khi có những bản kể về sự tích Bà Đen.
4/
Ứng với công thức cốt truyện này có truyện Đức Hộ Pháp xử án. Truyện mang tính chất giải oan. Theo quan niệm của dân gian, những người thác oan thường không đi đầu thai mà cứ mãi vương vấn trần gian, chưa kể họ còn bị phạt vì cái tội chưa hết số mệnh mà tự vẫn, theo dân gian đó là một cái tội rất nặng. Quan niệm này được đi thẳng vào Đạo Cao Đài. Chính vì thế, câu chuyện đã để cho vị giáo chủ Đạo Cao Đài, người có đủ quyền năng để giải oan, xóa tội cho các vong hồn. Câu chuyện nghe ra rất ly kỳ, yếu tố kỳ ảo nằm mộng và xử án trong mộng trong truyện, góp phần khẳng định huyền vi mầu nhiệm của Đức Hộ Pháp. Đức Hộ Pháp được Đức Chí Tôn ban đặc ân để nghe lại được tình tiết sự kiện cái chết của ba con người. Sự xuất hiện gián tiếp của Đức Chí Tôn ẩn tàng bóng dáng của nhân vật phò trợ, một quyền năng thiêng liêng, giúp đỡ nhân vật chính hoàn thành nhiệm vụ.
Cần phải lưu ý một đặc điểm là cư dân Tây Ninh có quá nửa là tín đồ Đạo Cao Đài. Nên việc hình ảnh Đức Hộ Pháp xuất hiện như một vị quan tòa để giải quyết một vụ án bi thương trong ký ức của dân gian là điều dễ hiểu.
Truyện thể hiện đậm đặc quan niệm duy hồn của dân gian. Hình ảnh gò đất cao ở một thế đất hoang vắng dễ tác động vào suy nghĩ của dân gian như là những nấm mộ nhiều hơn. Có thể thấy điều này ở truyện Sự tích Dinh Ông, nơi ông Chúa Tàu hi sinh sau hóa thành một gò đất cao, tại đó người ta lập dinh thờ Ông. Gò đất ấy không là ngôi mộ theo quan niệm của dân gian thì đó là gì? Có thể chỉ là do biển hóa cồn dâu, nhưng qua tâm thức của người dân, sự thật đôi khi chỉ còn là “cốt lõi”, là hình bóng chứ không phải là nguyên trạng. Nội dung phản ánh trong truyện dân gian tuân theo sự sáng tạo
của dân gian, ở nếp cảm, nếp nghĩ của dân gian. 5/
Ứng với công thức cốt truyện này là hai truyện Báu vật lấy từ núi Bà, Đi lấy vàng ở núi Bà. Hai truyện đều có chung một chủ đề là đi lấy báu vật, cùng một địa điểm là ở núi Bà Đen. Một lần nữa lại đề cập đến núi Bà Đen. Núi Bà Đen là biểu tượng linh thiêng của Tây Ninh. Đó có phải là lý do xuất hiện nhiều bản kể xoay quanh núi Bà Đen với nhiều chủ đề khác nhau. Có thể là đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp. Điểm khác nhau ở hai truyện là nhân vật thực hiện nhiệm vụ. Nếu như ở truyện Đi lấy vàng ở núi Bà, Đức Hộ Pháp là nhân vật giao nhiệm vụ, các đệ tử là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thì ở truyện Báu vật lấy từ núi Bà, Đức Hộ Pháp chính là nhân vật trực tiếp thực hiện nhiệm vụ, các đệ tử chỉ là người đồng hành.
Bước truyện thứ 2 thực hiện nhiệm vụ xuất hiện tình tiết kỳ ảo ở cả hai truyện. Trong truyện Báu vật lấy từ núi Bà là các tình tiết Đức Hộ Pháp chấp bút để hỏi ý các Đấng Thiêng liêng, tình tiết tránh đường của các thú dữ cho Đức Hộ Pháp đi, tình tiết ngủ mê của các tín đồ và tình tiết uống nước thạch nhũ làm cho người khỏe mạnh, không đói khát. Các tình tiết đó càng làm tăng thêm tính chất kỳ bí. Phải chăng chỉ có người tu hành đắc đạo, với sự giúp đỡ của Ơn Trên thì mới tìm được đường đi tìm báu vật? Không có sự giúp đỡ của thần nhân thì không thể đến được? Như ở truyện Đi lấy vàng ở núi Bà, các đệ tử nhớ đường, quay lại lần hai, nhưng lạ một điều đi đúng đường cũ mà cứ mãi loanh quanh một chỗ. Ở đây rõ ràng có sự can thiệp của thần nhân một cách vô hình. Phải có sự cho phép, phò trợ của họ thì mới được vào lấy “báu vật”. Bởi vì ở đây họ giữ trách nhiệm canh đường giữ lối. Đó có phải là một trong những nguyên nhân làm cho núi rừng lúc nào cũng mang tính chất hiểm trở và đầy tính huyền bí?
Riêng truyện Đi lấy vàng ở núi Bà có thêm phần vĩ thanh, đó là sự liên Được giao nhiệm vụ Thực hiện nhiệm vụ Hoàn thành nhiệm vụ