Tư liệu đã được công bố

Một phần của tài liệu truyện dân gian tây ninh (Trang 42)

Có nhiều công trình tồn tại bản kể truyện dân gian Tây Ninh nhưng sau khi tìm hiểu và xem xét, chúng tôi nhận thấy giữa các công trình có sự trích dẫn qua lại nên để tránh sự trùng lặp chúng tôi chỉ điểm qua một số công trình và có kèm theo sự trích dẫn cụ thể. Chúng tôi sắp xếp theo mức độ bao quát về phạm vi rộng, hẹp của công trình và sau đó là tiêu chí về thời gian trước, sau.

1. Tổng tập Văn học dân gian người Việt (2003) (tập 5): Truyền thuyết dân gian người Việt (Viện Khoa học xã hội Việt Nam) có 1 bản kể Bà Đênh – Linh Sơn Thánh Mẫu (trích dẫn từ Các nữ thần Việt Nam) và một bản khác

2. Chuyện kể địa danh Việt Nam(2000) Vũ Ngọc Khánh có 1 bản kể Núi Bà Đen và 1 khảo dị Nàng Rê Đeng.

3. Những thần nữ danh tiếng trong văn hóa tín ngưỡng của Việt Nam

(2009) (Nguyễn Minh San) do chỉ tập trung vào truyện kể về các thần nữ danh tiếng nên tác giả chỉ đề cập đến truyện kể Sự tích Bà Đen ở Tây Ninh được chọn lọc từ các sách Tây Ninh xưa và nay Huỳnh Minh (2 bản), Nếp cũ hội hè đình đám (1991) Toan Ánh (2 bản). Đặc biệt ở đây, tác giả trích dẫn từ

Nếp cũ hội hè đình đám, sự tích thành lập Điện Bà, với chủ ý của tác giả đây chỉ là một nguồn cung cấp thông tin, nhưng chúng tôi nhận thấy với nội dung lưu truyền này thì nó có thể là một truyện gian gian độc lập, được xếp ngang với các bản truyện dân gian khác. Chúng tôi mạnh dạn, đưa nó vào phụ lục truyện dân gian Tây Ninh với tên gọi Sự tích về việc thành lập Điện Bà.

4. Truyện kể dân gian Nam Bộ (1987) (Nguyễn Hữu Hiếu) được tác giả chọn lọc lại từ các công trình sưu khảo của các tác giả khác: Tây Ninh xưa và nay (Huỳnh Minh), Truyện cổ Khơ-me Nam Bộ (Huỳnh Ngọc Trảng). Đó là bản kể Sự tích Bà Đen (1 bản chính, 2 khảo dị), Sự tích tảng đá nằm trên ngọn cây dầu Trại Bí hay ông khổng lồ.

5. Nghìn năm bia miệng (2 tập) (1992) (Huỳnh ngọc Trảng – Trương Ngọc Tường): gồm các truyện được chọn lọc từ nhiều nguồn: Cọp vắt khăn

(trích dẫn từ báo “Tuổi Trẻ chủ nhật” năm 1990), Sự tích miếu ông Gốc và Bến Trường Đổi, Võ Văn Sâm với vị Yết Ma Bùi Kiệm (trích dẫn từ Tây Ninh xưa và nay), Nước nóng trừ bệnh điên” (trích dẫn từ Đối cổ kỳ quan). Riêng truyện Nước nóng trừ bệnh điên tuy có đầy đủ cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ kể nhưng nó không có chất dân gian, không thể hiện được tâm tư, nguyện vọng cũng như quan điểm đánh giá của quần chúng nên chúng tôi không xếp truyện vào nguồn truyện dân gian Tây Ninh.

6. Tây Ninh xưa và nay (1971) do Huỳnh Minh sưu khảo, tác giả chia công trình thành nhiều phần, trong đó ở các phần Di tích lịch sử; Danh nhân

lịch sử; Tây Ninh qua các huyền thoại, giai thoại, chúng tôi trích lọc được 18 truyện dân gian (kèm theo 2 khảo dị).

7. Thơ văn Tây Ninh trong nhà trường (1994) (Lê Trí Viễn chủ biên) gồm 2 tập với 7 truyện dân gian trong phần văn học dân gian.

8. Tìm hiểu Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Tây Ninh1

(2014) (Phan Kỷ Sửu). Ở một số điểm thờ tự, tín ngưỡng, tác giả có nêu gốc tích, truyện tích lý giải nhưng chỉ là sự kế thừa và có phần chỉnh lí lại. Tuy nhiên bản ghi về tích Thành hoàng đình Thái Bình được tác giả trực tiếp điền dã, sưu tầm lại trong cư dân. Chúng tôi nhận thấy, bản ghi này có đủ tiêu chí để là một truyện dân gian. Nên chúng tôi ghi nhận vào nguồn truyện dân gian Tây Ninh với tên gọi Thành hoàng đình Thái Bình.

9. Luận văn thạc sĩ “Khảo sát văn học dân gian Stiêng”2 (2013), trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh của Từ Thị Thơ, có 1 bản kể

Truyền thuyết về núi Bà Đen và Bà Rá liên quan đến nguồn gốc núi Bà Đen ở Tây Ninh. Tuy là tư liệu chưa xuất bản thành sách nhưng đây là kết quả của tác giả thu thập được trong công tác sưu tầm, điền dã tộc người Stiêng ở Bình Phước (tiếp giáp Tây Ninh), nên vẫn có mức độ tin cậy.

1 Đây là công trình nghiên cứu văn hóa dân gian địa phương, chúng tôi chỉ trích lọc được 1 truyện trên cơ sở nhận diện nên chúng tôi không đưa vào bảng hóa tư liệu.

2 Đây là một công trình mang tính chất giới hạn ở tộc người Stiêng Bình Phước nên ở phần bảng hóa tư liệu chúng tôi không đưa vào làm cứ liệu nhận xét, tuy nhiên chúng tôi sử dụng nó như một bản truyện của nguồn truyện dân gian Tây Ninh.

Có thể bảng hóa nguồn tư liệu vừa điểm qua như sau:

TÊN SÁCH TÊN TRUYỆN SỐ LƯỢNG

1. Tổng tập Văn học dân gian người Việt (2003) (tập 5): Truyền thuyết dân gian người Việt

“Bà Đênh – Linh Sơn Thánh Mẫu”

(“Tích Bà Đen ở Tây Ninh”)

1 (1 khảo dị)

2. Chuyện kể địa danh Việt Nam (2000)

“Núi Bà Đen”

(“nàng Rê Đeng”) (1 kh1 ảo dị)

3. Những thần nữ danh tiếng trong văn hóa tín ngưỡng của Việt Nam

(2009)

Sự tích Bà Đen

Sự tích thành lập Điện Bà

2 (3 khảo dị)

4.Tây Ninh xưa và nay

(1971) “Sự tích Linh Sơn Thánh Mẫu” Một số truyện khác (Phụ lục 1) 18 (2 khảo dị)

5. Truyện kể dân gian Nam Bộ (1987)

Sự tích Bà Đen

Sự tích tảng đá nằm trên ngọn cây dầu ở Trại bí (hay ông khổng lồ)

2 (3 khảo dị)

6.Nghìn năm bia miệng – sự tích và giai thoại dân gian Nam Bộ (2 tập) (1992)

Cọp vắt khăn

Sự tích miếu ông Gốc và Bến Trường Đổi

Võ Văn Sâm với vị Yết Ma Bùi Kiệm

3

7. Thơ văn Tây Ninh trong nhà trường (1994 – 1995)

Sự tích núi Bà Đen

Một số truyện khác (Phụ lục 1) 7

Từ bảng tư liệu, ta có thể rút ra một số kết luận như sau:

Thứ nhất, công trình số 1, 2, 3 là những công trình mang tính chất bao quát cả nước nhưng con số mà truyện dân gian Tây Ninh góp mặt chỉ dừng lại 1 truyện liên quan đến địa danh núi Bà Đen (không kèm khảo dị). Đó là một

con số quá ít ỏi. Từ đó, đặt ra một vấn đề phải chăng nguồn truyện dân gian Tây Ninh quá nghèo nàn hay là kém phần đặc sắc?

Thứ hai, công trình số 5, 6 là hai công trình mang tính chất sưu khảo (có sự tổng hợp từ các công trình sưu khảo khác) trong phạm vi vùng, phạm vi Nam Bộ3

(18 tỉnh, thành). Con số truyện dân gian Tây Ninh góp mặt ở đây cũng không nhiều nếu không nói là quá ít với 2/95 truyện (2%) (Truyện dân gian Nam Bộ), 3/201 truyện (1,5%) (Nghìn năm bia miệng – 2 tập). Đặt vấn đề là tại sao truyện dân gian Tây Ninh lại quá ít ỏi trong nguồn truyện dân gian phong phú của Nam Bộ như vậy?

Thứ ba, công trình số 4, 7 là hai công trình mang tính chất sưu khảo trong phạm vi địa phương. Tây Ninh xưa và nay là một trong những công trình sưu khảo hàng loạt địa phương của Huỳnh Minh trong những năm 70, 71 của thế kỷ XX, thời điểm mà nhắc tới đã thấy khó khăn trong việc sưu tầm, điền dã. Với công trình này, tác giả không chỉ sưu tầm những mẩu chuyện dân gian mà còn tìm hiểu và ghi chép về văn hóa, lịch sử nói chung của địa phương. Trong đó, chúng tôi đã trích lọc ra được 18 truyện dân gian (2 khảo dị) trên cơ sở dựa vào tiêu chí truyện dân gian Tây Ninh được chúng tôi xác định ở trên. Nhắc lại, công trình được tác giả thực hiện trong hoàn cảnh khó khăn, còn thiếu thốn sự hỗ trợ về phương tiện, vật chất mà đã thu thập được 18 truyện thì còn số này quả là đáng kể và đáng ghi nhận.

Công trình Thơ văn Tây Ninh trong nhà trường của cố giáo sư Lê Trí Viễn cũng nằm trong một loạt những công trình Thơ văn địa phương trong nhà trường được tác giả biên soạn theo đề án của Bộ giáo dục và đào tạo trong những năm 1994 – 1995. Thơ văn Tây Ninh trong nhà trườngđược chia làm 2 tập dành cho 3 cấp Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông. Quyển 1 (Tiểu học & Trung học cơ sở) gồm có 5 truyện, quyển 2 (Trung học phổ

3 Dĩ nhiên số công trình sưu khảo truyện dân gian Nam Bộ không dừng lại con số 2 mà còn nhiều hơn, nhưng trong phạm vi đề tài chúng tôi chỉ dẫn ra những công trình phục vụ cho đề tài, tức là những công trình có dung chứa truyện dân gian (có liên quan) đến Tây Ninh.

thông) có 2 truyện nằm trong phần văn học dân gian (trong đó còn có các thể loại văn vần văn học dân gian). Công trình này do nhóm biên soạn sưu tầm trong nhân dân ở địa phương, một số truyện có ghi nguồn (người kể, địa chỉ người kể). Truyện Xã Hòa Hiệp dường như đã được “gia công” của người sưu tầm nên đã mất đi phần nhiều chất dân gian. Cụ thể là miêu tả tâm lý nhân vật quá nhiều (đi ngược lại đặc trưng truyện dân gian, chỉ chú trọng hành động nhân vật). Về số lượng truyện, con số 7 trong 2 tập (vì đây chỉ là phần văn học địa phương trong nhà trường nên khâu biên soạn, tuyển chọn không nhiều) bao gồm cả văn học dân gian và văn học viết thì đó là con số tương đối.

Thứ tư, tất cả các công trình (trừ Nghìn năm bia miệng) đều tồn tại bản truyện về Sự tích Bà Đen (kèm theo khảo dị). Vấn đề đặt ra là tại sao mẩu truyện này lại phổ biến như vậy? Và tuy mang dấu tích địa phương Tây Ninh nhưng mẩu truyện này đã vượt ra ngoài phạm vi địa phương trở thành tài sản chung của cộng đồng, dân tộc. Phải chăng do nội dung tín ngưỡng thờ Mẫu Bà Đen của cư dân Tây Ninh được phản ánh từ truyện kể đã bắt gặp và hội tụ vào một “con đường chung” của tín ngưỡng thờ Mẫu của cả cộng đồng, dân tộc?

Thứ năm, trong tất cả các công trình (trừ Tổng tập văn học dân gian người Việt (tập 5): Truyền thuyết dân gian người Việt) thì các truyện dân gian đều được gọi chung bằng các tên gọi khi là truyện dân gian, khi là sự tích, khi là huyền thoại, khi là giai thoại. Những tên gọi sự tích, huyền thoại, giai thoại không hàm chứa ý thức thể loại văn học dân gian mà chỉ nhằm vào nội dung cổ xưa, còn được truyền tụng trong dân gian. Các tác giả chưa có sự phân loại thể loại ở đây. Từ đó, đặt ra cho chúng tôi một nhiệm vụ phân loại truyện dân gian (sẽ đề cập ở phần sau).

Một phần của tài liệu truyện dân gian tây ninh (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)