Cấu tạo truyền thuyết lịch sử Tây Ninh

Một phần của tài liệu truyện dân gian tây ninh (Trang 84)

Khảo sát truyền thuyết lịch sử Tây Ninh, chúng tôi bước đầu xác định chúng tồn tại theo bốn kiểu cốt truyện:

3.2.1.1. Kiểu cốt truyện về các nhân vật tiền hiền vừa có công khai khẩn đất hoang, lập làng, lập ấp; vừa có công đánh đuổi giặc Miên ở thời kỳ đầu khai mở đất đai địa phương Tây Ninh. Kiểu cốt truyện này có công thức:

Nguồn gốc, đặc điểm nhân vật  Hành trạng, công tích của nhân vật

Ứng với kiểu cốt truyện này có các truyện: Đền thờ Đại thần Huỳnh Công Thắng, Quan Lớn Trà Vong, Ông C, Thành hoàng đình Long Thành, Thành hoàng đình Thái Bình.

Truyện có năm bước, bước thứ 1 là nguồn gốc, đặc điểm nhân vật. Đây là bước truyện phổ biến trong hầu hết truyện kể truyền thuyết. Các nhân vật của kiểu truyện này thường là những người có xuất thân từ các tầng lớp có địa vị trong xã hội, nếu không nói là quan lại trong triều đình. Chỉ riêng ông Võ Văn Oai – ông thần ở đình Thái Bình (Thành hoàng đình Thái Bình) là xuất thân từ tầng lớp nông dân nghèo.

Ba anh em Quan Lớn Trà Vong Huỳnh Công Giản, Huỳnh Công Thắng, Huỳnh Công Nghệ là tướng của triều đình, được nhà Nguyễn phái vào Tây Ninh bảo vệ bờ cõi, chống Miên (Quan Lớn Trà Vong, Đền thờ Đại thần Huỳnh Công Thắng).

Ông Cả Đặng Văn Trước (Ông Cả), Ông Trần Văn Thiện (Thành hoàng đình Long Thành) vốn xuất thân từ những gia đình hào môn, khá giả. Họ là những người có đủ tài lực, vật chất chiêu mộ, tạo điều kiện cho dân chúng khẩn hoang, lập nhà, lập làng, lập xóm. Họ hoàn toàn xứng đáng là thủ lĩnh trong nhóm người khẩn hoang, vừa khai khẩn đất đai, vừa chống người Miên tràn xuống quấy nhiễu, cướp phá. Theo lịch sử ghi lại thì những người giàu có sẽ tụ họp dân chúng (đủ mọi thành phần) khai khẩn, cho dân vay lúa thóc, đến khi nào có đất đai, người dân có thể sống được bằng nghề nông, cày cấy thì sẽ hoàn trả lại. Nhưng trong truyện không hề tồn tại chi tiết này mà chỉ thấy dân gian nhắc đến lòng hào hiệp trượng nghĩa của họ đã thu hút dân chúng đi theo. Rõ ràng, dân gian đã sớm có ý thức tôn thờ tấm lòng quảng đại của họ.

Dù cho xuất thân từ tầng lớp nào thì các nhân vật này cũng xứng đáng là những bậc tiền hiền, xứng đáng là tổ tiên của cư dân người Việt ở Tây Ninh. Dân gian thờ cúng họ, thực chất cũng bắt nguồn từ đạo lý thờ cúng tổ tiên, tất

nhiên không ngoài mục đích chỗ dựa tâm linh.

Bước truyện thứ 2 là hành trạng, công tích của nhân vật, thì điểm gặp gỡ chung của các nhân vật này về công tích đó là họ đều là những thủ lĩnh đi đầu trong công cuộc khai khẩn và bảo vệ bờ cõi (chống giặc Miên). Chỉ có điều là công tích nào nổi trội hơn giữa các nhân vật mà thôi. Ba anh em Quan Lớn Trà Vong cùng với ông Võ Văn Oai nổi trội về công tích chống giặc Miên, bảo vệ bờ cõi; Ông Cả Đặng Văn Trước, Ông Trần Văn Thiện thì nổi trội công tích khai hoang, lập làng, lập ấp, để dân chúng ngụ cư.

Bước truyện thứ 3 là nhân vật hi sinh, qua đời. Tưởng khi tuổi già, sức yếu qua đời là tất yếu nhưng ở đây có điều đáng tiếc thương hơn cho các anh hùng. Ba anh em Quan Lớn Trà Vong (Quan Lớn Trà Vong), ông Võ Văn Oai (Thành hoàng đình Thái Bình) đều hi sinh trong trận chiến không cân sức với giặc Miên. Quân lính nơi triều đình xa xôi, ở Tây Ninh, họ phải tự sung quân ngũ, thêm vị đất đai, thổ nhưỡng ở vùng đất mới còn chưa thích nghi nên không thể chống lại với quân số dồi dào và sự thích nghi từ trước của giặc Miên. Sự hi sinh của họ được dân gian hết sức ca ngợi, và dường như có một sự biện minh cho sự thất bại của họ trong truyện kể. Bao giờ dân gian cũng cho sự thất bại của họ là do “cuộc chiến không cân sức”, do bị đánh “bất ngờ”. Và trước khi hi sinh, những người anh hùng ấy đều đã khiến quân Miên thiệt hại vô số, thất kinh hồn vía. Chính sử thiếu vắng những trang sử hào hùng này, dân gian đã làm tiếp nhiệm vụ của các nhà sử học, chép lại những gì các nhà sử học “không biết” và đôi khi “cố tình lãng quên”. Đáng lưu ý nhất là trường hợp của ông Cả Đặng Văn Trước, ông chết do bị đầu độc bởi những người thua kiện ở làng An Tịnh. Ông bị đầu độc ở quán Cây Cau nhưng ông vẫn lên ngựa và về đến chợ Trảng Bàng (làng Gia Lộc) ông mới mất.

Bước truyện thứ 4 là hiển linh. Đây là một bước truyện cũng khá là phổ biến trong các kiểu cốt truyện truyền thuyết không chỉ ở Tây Ninh mà còn ở

nhiều địa phương khác. Như trên chúng tôi đã nói, do chịu sự chi phối của quan niệm “duy hồn”, dân gian tin rằng, những người anh hùng một khi “ngã xuống” thì vẫn còn nặng nợ với núi sông, vẫn còn vương vấn trần gian. Họ ở lại dưới một dạng thức khác của con người – linh hồn. Lúc ấy, dân gian không xem họ là những linh hồn bình thường mà đã đắc vị thần thánh. Họ hiển linh với nhiều hình thức khác nhau, có thể là báo mộng, có thể là đạp đồng. Họ quở phạt những kẻ sai quấy, nhạo báng thần thánh, và giúp đỡ dân lành, phù hộ cho dân chúng có cuộc sống cơm no áo ấm. Riêng truyện Thành hoàng đình Thái Bình không có bước truyện thứ 4. Nhưng không vì thế mà dân gian giảm bớt sự kính ngưỡng đối với ông.

Bước truyện thứ 4 được xem là tiền đề của bước truyện thứ 5. Vì có sự linh ứng, vì có sự kính ngưỡng nên nhân dân thờ cúng, có thể là ở đình, do dân gian tự sắc phong họ là Thành hoàng, gọi nôm na là ông Thần làng; cũng có thể ở đền, miếu, dinh như trường hợp của ba anh em Quan Lớn Trà Vong.

3.2.1.2. Kiểu cốt truyện kể về các nhân vật là các vị tướng, các anh hùng địa phương, làng xóm

Kiểu cốt truyện này bao gồm hai dạng công thức:

Thứ nhất là dạng công thức cốt truyện về những vị tướng, những người anh hùng chống giặc, sau đó tử tiết nhưng vẫn còn nặng nợ với núi sông. Có công thức sau:

Ứng với công thức cốt truyện này có hai truyện đó là: Chuyện ở dinh Vàm Bảo, Miếu thờ Ông Gốc.

Miếu thờ Ông Gốc có cốt truyện đủ các bước truyện ở trên, riêng

Chuyện ở Dinh Vàm Bảo chỉ bắt đầu từ bước truyện thứ 4 “Vật lạ”. Có thể Nguồn gốc, đặc điểm nhân vật  Tài năng, chiến công của nhân vật 

gọi đó là sự đồng hành chỉ phân nửa cốt truyện? Ban đầu, chúng tôi đi điền dã, thu được truyện Chuyện ở dinh Vàm Bảo, chúng tôi vẫn còn ngờ ngợ, vì có thể nào đây chỉ là một truyện? Nhưng sau đó, qua sự kiểm chứng của nhiều người dân, họ đều quả quyết Ông Gốc ở dinh Vàm Bảo là sự linh ứng của ông Huỳnh Công Nghệ (một trong ba anh em Quan Lớn Trà Vong). Vậy đã rõ đó là hai truyện khác nhau, nói về hai vị anh hùng khác nhau. Nhưng vấn đề là tại sao mô-típ vật lạ lại không phải là cái gì khác mà lại là một gốc cây? Sự giống nhau tình cờ đến bất ngờ, gốc cây cứ trôi ngược nước và chỉ quẩn quanh ở một chỗ. Trong tâm thức của dân gian, cây (gốc cây) có ý nghĩa gì? Từ đây, ta có một sự liên hệ đến hình tượng Thánh Mẫu Thiên Y A Na, bà cũng hóa thân thành một khúc gỗ (cây) trôi về quê hương. Sau người ta đúc cốt tượng Bà là cốt tượng gỗ. Trong hai truyền thuyết này, người ta không đúc cốt tượng mà thỉnh Ông Gốc lên thờ, hằng năm đều thay một miểng vải mới màu đỏ cho Ông (Chuyện ở dinh Vàm Bảo). Riêng truyện Miếu thờ Ông Gốc, người ta không thỉnh Ông Gốc (Nguyễn Phương Hồng, tướng đánh Pháp) lên thờ mà chỉ lập miếu trước chỗ Ông trôi nổi. Về sau, người ta không thấy Ông nữa. Dân gian cho rằng có thể hồn thiêng của Ông đã được an ủi.

Ở bước truyện “hiển linh”, nếu như Chuyện ở Dinh Vàm Bảo được thể hiện dưới hình thức đạp đồng thì Miếu thờ Ông Gốc lại được thể hiện qua hình thức báo mộng. Đây là hai hình thức hiển linh thường xuất hiện nhất trong các cốt truyện truyền thuyết ở Tây Ninh.

Có thể xem, Chuyện ở dinh Vàm Bảo là một sự viết tiếp về đoạn kết của tướng Huỳnh Công Nghệ trong truyền thuyết Quan Lớn Trà Vong.

Thứ hai là dạng công thức cốt truyện về vị tướng, người anh hùng địa phương, làng xóm nhưng không có đoạn kết tử tiết:

Nguồn gốc, đặc điểm nhân vật  Hành trạng, công tích nhân vật

Khác với các công thức cốt truyện khác, công thức cốt truyện này không có sự xuất hiện của yếu tố kỳ ảo. Nhưng không phải vì vậy mà truyện trở thành tẻ nhạt, ngược lại nó vẫn chứa chan cảm hứng ngợi ca, tôn vinh những lớp người đi trước, thế hệ ông cha với tinh thần quả cảm bằng một tình yêu tha thiết xóm làng.

Ứng với công thức cốt truyện này, có truyện Cọp vắt khănLãnh Binh Két tung hoành một cõi biên thùy. Hai truyện theo đuổi hai chủ đề khác nhau, một là diệt cọp trừ hại cho dân lành, hai là đánh Pháp, chống giặc ngoại xâm.

Truyện được phân thành ba bước, bước thứ 1 là giới thiệu về nguồn gốc, đặc điểm nhân vật. Trong truyện Cọp vắt khăn, nhân vật diệt cọp là một người có hành tung bí ẩn, mọi người gọi ông là ông Thổ lai Chà Lang Bang, ông đến ngụ cư ở xóm nhưng không cất nhà mà chỉ ngủ trên cây, ông có sức vóc khác thường, chuyên giúp đỡ người khác và giúp đỡ rất nhiệt tình. Để diệt được cọp, người bình thường không thể chiến thắng, nhất là con cọp này lại rất dữ dằn và lộng hành. Việc xuất hiện một nhân vật có ngoại hình khác thường, có một sức mạnh thần kỳ hơn người là đáp ứng đầy đủ tiêu chí, nguyện vọng của dân gian. Có thể đây là một nhân vật hoàn toàn có thật, nhưng cũng có thể do dân gian đã vẽ lên nhân vật có thật ấy một lớp màu sức mạnh phi thường để có thể thực hiện nhiệm vụ mà dân gian đề ra sắp tới. Nhân vật Lãnh Binh Két trong truyện Lãnh Binh Két tung hoành một cõi biên thùy, dân gian cũng không biết tên thật của ông là gì, chỉ quen gọi là Lãnh Binh Két, giữ chức lãnh binh và anh dũng chống Pháp.

Bước truyện thứ 2 là hành trạng, công tích của nhân vật. Đây là bước truyện phổ biến trong các kiểu cốt truyện truyền thuyết ở Tây Ninh. Nhân vật ông Thổ lai Chà Lang Bang (Cọp vắt khăn) đi tìm một cây roi thật chắc để diệt cọp, ông chiến đấu với con cọp vắt khăn nhiều ngày, mọi người không chứng kiến tận mắt nhưng nghe âm thanh vọng lại từ rừng, đủ để thấy dân

gian hình dung trận đánh đó rất là “kinh thiên động địa”. Cuối cùng, ông Thổ đã giết được cọp, trừ hại cho dân lành. Trong hệ thống truyền thuyết Tây Ninh, chỉ tồn tại một bản kể về người diệt cọp, nhưng ở các địa phương khác thuộc vùng Nam Bộ, nhất là ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, số lượng truyện về chủ đề này rất phong phú. Ở đó, có thể là người giết cọp, người thuần hóa cọp, người thỏa hiệp với cọp và có cả người giúp đỡ cọp. Trong các truyện này, phần lớn xuất hiện những yếu tố kỳ ảo. Hình như, con người không hoàn toàn tin vào sức mạnh của chính mình, họ phải vin vào một sức mạnh khác, một sức mạnh mang tính chất kỳ ảo không phải ai cũng có được. Chủ đề, người thuần hóa cọp có xuất hiện mờ nhạt trong lời kể của cư dân Tây Ninh, qua việc, cọp đến chùa, nhưng tuyệt nhiên không làm hại ai (Sự tích chùa Quan Huế). Trong truyện Ông Trung – Chưởng quản Phước Thiện đi chơi núi Bà, có sự xuất hiện của cọp nhưng với một ý nghĩa khác (chúng tôi sẽ nói cụ thể ở phần sau).

Hành trạng, công tích của Lãnh Binh Két (Lãnh Binh Két tung hoành một cõi biên thùy) gắn liền với chiến công đánh Pháp của ông. Quy mô trận đánh của ông không lớn, chủ yếu đánh đột kích, nhưng đã làm cho giặc Pháp bao phen thất điên bát đảo, chúng không lần nào bắt được ông. Đó cũng là một cái tài của người anh hùng.

Bước truyện thứ 3 là được nhân dân lưu truyền. Nhân dân chúng ta, ở đâu cũng vậy, đều có truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, nó đã tạo thành bản sắc nên dù đi đến đâu, nó vẫn là một nét đặc trưng trong tính cách con người. Lưu truyền công tích, truyền miệng truyện kể về người anh hùng (địa phương) cũng là một cách để ghi nhớ công ơn của họ.

Dĩ nhiên là trong các truyện của kiểu cốt truyện này thì truyện Cọp vắt khăn phản ánh vấn đề hoàn toàn khác, theo đó người anh hùng trong truyện này phạm vi lưu truyền cũng không rộng rãi như những người anh hùng trong các truyện còn lại.

3.2.1.3. Kiểu cốt truyện về việc có liên quan đến sự kiện lịch sử ở địa phương. Có công thức cốt truyện như sau:

Ứng với công thức cốt truyện này, có hai truyện đó là truyện Đạo binh vô hình và truyện Ngọn đèn hồn tử sĩ hay là lão bộc Huỳnh Trung.

Đạo binh vô hình kể về đạo âm binh của cố tri phủ Huỳnh Công Giản (Quan Lớn Trà Vong). Ngọn đèn hồn tử sĩ hay là lão bộc Huỳnh Trung kể về tấc lòng trung cang của lão bộc Huỳnh Trung bạc mệnh. Họ là những người vì nước, vì dân, dốc đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ sự nghiệp, lí tưởng. Khi thác rồi, vẫn không nguôi tấc lòng, vẫn đeo mang nghiệp cả. Đạo âm binh của Quan Lớn Trà Vong thường đêm hiện ra diễn tập. Đó không phải là một sự quấy nhiễu dân lành mà là một sự vương vấn những gì lúc còn sống họ chưa kịp thực hiện. Liệu chúng ta có thể gọi sự kiện ấy là “sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc”? Lão bộc Huỳnh Trung tận tụy, trung thành nhưng phải bỏ mạng bởi sức tàn lực kiệt, nhưng sau khi chết, linh hồn của lão vẫn không thể hòa vào núi sông mà theo dân gian lão vẫn còn lẩn quẩn ở vùng núi Điện Bà hóa thân thành ngọn đèn giúp đỡ khách bộ hành trong đêm tối. Rõ ràng, theo dân gian, những vị tướng lĩnh, những con người khí khái đáng biểu dương, ca ngợi ấy khi thác rồi cũng khác thường, cũng hóa thành linh thiêng. Yếu tố huyền hoặc trong truyện đã giúp dân gian chuyển tải được quan niệm, tư tưởng của dân gian về những con người ấy.

Ở công thức cốt truyện này, dân gian không quá chú tâm vào hành trạng, công tích của nhân vật lúc còn sống mà chỉ chú tâm vào hành trạng của họ sau khi mất, có nghĩa là dân gian chú tâm vào sự linh thiêng của họ. Kiểu cốt truyện nửa chừng này xuất hiện nhiều hơn trong biến thể truyền thuyết tín ngưỡng dân gian và tôn giáo Tây Ninh.

Kết thúc của công thức cốt truyện này là niềm tiếc thương xen lẫn với cảm hứng ngợi ca những nhân vật lịch sử anh hùng, có thể là chỉ ở một phạm vi địa phương Tây Ninh nhỏ hẹp nhưng đối với dân gian họ thật to lớn, xứng đáng được nhân dân kính ngưỡng và tôn thờ.

3.2.1.4. Kiểu cốt truyện về Chúa Nguyễn Ánh

Công thức cốt truyện này trùng với cốt truyện vì ứng với kiểu này chỉ có một truyện duy nhất, đó là Chúa nguyễn Ánh gặp Thần nữ. Có công thức cốt truyện như sau:

Có thể gọi đây là cốt truyện có ý nghĩa kép, vì kết thúc truyện song song với việc thực hiện lời hứa, sắc phong là việc giải thích tên gọi Tây Ninh, vùng đất phía Tây, Chúa Nguyễn Ánh bôn ba trong những năm chống Tây Sơn nay

Một phần của tài liệu truyện dân gian tây ninh (Trang 84)