Quá trình cộng cư giữa các tộc ngườ iở Tây Ninh

Một phần của tài liệu truyện dân gian tây ninh (Trang 30)

Tây Ninh là địa phương có nhiều thành phần dân tộc, bên cạnh người Việt, còn có các tộc người Khmer, Hoa, Chăm, Tà mun,…

Quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng dân cư người Việt ở Tây Ninh cũng là quá trình khai phá và hình thành về địa vực, đơn vị hành chính và dân cư tỉnh Tây Ninh, đồng thời đó cũng là thời kỳ lịch sử diễn ra quá trình khẩn hoang, mở mang bờ cõi về phía Nam của Tổ Quốc chúng ta. Trong số người Việt di cư đầu tiên có mặt rất nhiều thành phần. Đó là những người tù tội bị lưu đày, những người trốn tránh sưu thuế binh dịch, những người giàu có ở các tỉnh miền Trung, những binh lính đào ngũ hoặc giải ngũ. Nhưng thành phần chủ yếu nhất chiếm đa số là những người nông dân nghèo, khốn khổ, cùng cực vì tai họa chiến tranh, vì bị giai cấp phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề, không thể sống nổi, buộc lòng phải rời bỏ quê hương, làng xóm đi vào các vùng đất mới xa xôi để tìm đường sống. Trên vùng đất mới, với rừng rậm đầy thú dữ, với sông sâu nhiều cá sấu, lại chưa quen thủy thổ, cho nên họ tự gắn bó với nhau, tự động quần tụ với nhau thành thôn, thành ấp để giúp đỡ nhau khai hoang mở đất và đối phó với thiên tai, thú dữ, địch họa.

Vì là dân “tứ chiếng” nên lớp cư dân người Việt đầu tiên hay phản kháng, nổi dậy, ít chất thần phục quyền uy phong kiến, càng ít sự ràng buộc của lễ giáo đạo đức Khổng Mạnh, nghĩa hiệp, ngang tàng, dũng cảm, không sợ nguy hiểm khó khăn. Tính cách của con người cũng phần nào được quy định bởi hoàn cảnh, môi trường sống. Họ hiểu rõ thế nào là tủi cực, tủi nhục, có phải vì thế mà họ rất mến khách, sẵn sàng nhường cơm sẻ áo cho những người cơ nhỡ, khó khăn.

người Việt khá đông đúc, đóng vai trò quyết định trong sự mở mang của Tây Ninh. Từ công tác khai hoang lập ấp của các đội quân phiêu tán đến sự hỗ trợ của các binh sĩ… đồn bảo, từ sự hưởng ứng chính sách chiêu dân lập ấp của các “tiền hiền”, các dòng họ tiên phong đến sự bổ sung của các nhóm quân phạm được cứu xét vào các đội khai hoang đã tạo thành một cộng đồng dân cư - dân tộc đông đảo. Tất cả họ đã đồng tâm nhất trí, đổ mồ hôi xương máu biến vùng đất lau sậy, rừng rậm hoang vu thành những xóm làng nối tiếp nhau với ruộng vườn phì nhiêu. Cư dân người Việt với những làng xã của họ được xây nên trong 50 năm đầu của thế kỷ XIX là cơ sở xã hội và nguồn lực vật chất cho sự ra đời và phát triển của hai huyện Quang Hóa và Tân Ninh. Do vậy, vào những năm 50 của thế kỷ XIX, phủ Tây Ninh đã được xác định rõ ràng với ranh giới, xóm làng cụ thể trong bản đồ Việt Nam [62, tr.91].

Về phía người Hoa thì họ đến Nam Bộ chủ yếu theo dòng di dân “Phản Thanh phục Minh”, họ được chúa Nguyễn cho phép định cư trên vùng đất này, nhanh chóng tỏa ra nhiều nơi để sinh cơ lập nghiệp. Họ đã cùng người Việt và các tộc người khác tại địa phương (Tây Ninh) mở mang đất đai tạo dựng cuộc sống, lập nên các khu phố chợ khá đông đúc trên vùng đất dọc theo sông Vàm Cỏ Đông. Họ có vai trò lớn trong việc hình thành các tụ điểm dân cư, đặc biệt là các khu dân cư đô thị xưa ở Tây Ninh. Cộng đồng người Hoa ở Tây Ninh bao gồm các nhóm Triều Châu, Quảng Đông, Phúc Kiến, Hẹ…

Người Khmer, người Chăm được xem là lớp cư dân sinh sống ở vùng đất địa phương trước nhất (so với người Việt và người Hoa). Khi lớp cư dân Việt vào đây mở đất thì một bộ phận chung sống hòa hợp, một bộ phận đối kháng. Chính vì thế, trong quá khứ đã xảy ra nhiều cuộc hỗn chiến giữa Việt – Miên (Khmer). Tuy nhiên, không thấy dấu vết của sự xung đột giữa Việt và Chăm, cả trong thực tại đời sống và trong văn học dân gian. Điều đó càng khẳng định tình hình chung giữa các tộc người ở Tây Ninh là sự cộng cư hòa hiếu.

vào khẩn hoang, mở đất. Nhưng vào đầu thế kỷ XX, một sự kiện quan trọng đã tác động mạnh đến sự gia tăng dân số và phân bố dân cư ở Tây Ninh, đó là sự ra đời của Đạo Cao Đài. Sau khi được ra đời (1926), nhất là khi “Thánh Tượng” được dời từ chùa Gò Kén về làng Long Thành, các chức sắc Cao Đài đã ra sức vận động dân chúng khắp miền Lục tỉnh kéo về vùng Đất Thánh để làm “công quả”, khai vỡ đất hoang, xây cất Đền Thánh. Sau khi xây dựng xong Tòa Thánh, dân cư đến ngày một đông, tạo nên một vùng dân cư – tôn giáo. Khi Pháp quay trở lại chiếm Nam Bộ, dân chúng khắp nơi lại kéo nhau về vùng đất đạo hầu mong “tránh cảnh bom cày đạn xới, được nương dưới bóng lành đất đạo chở che”, cho nên dân cư xung quanh Tòa Thánh ngày một đông hơn. Khi Mỹ đặt gót giày lên miền Nam, “dân lánh nạn” kéo về Tây Ninh đông lại càng thêm đông. Chỉ trong vòng năm mươi năm từ đầu thế kỷ đến giữa thế kỷ XX, dân số ở Tây Ninh đã tăng lên gấp 3,5 lần.

Lịch sử, hoàn cảnh đã kéo những tộc người quần cư lại với nhau, hợp lực với nhau trong đời sống vật chất và đời sống tinh thần, tín ngưỡng. Nhìn chung giữa các tộc người ở Tây Ninh là mối quan hệ giao lưu hòa hợp, cộng cư, cộng cảm, cộng sinh với nhau.

Một phần của tài liệu truyện dân gian tây ninh (Trang 30)