Truyền thuyết Tây Ninh gắn với lịch sử khai phá, hình thành

Một phần của tài liệu truyện dân gian tây ninh (Trang 68)

vùng đất

Ở nước ta, từ thế kỷ XVI – XVII, công cuộc mở đất được đẩy mạnh. Công cuộc ấy được tiến hành tự phát thời kỳ đầu, sau được nhà nước quan tâm, tổ chức thành phong trào, có chính sách cụ thể, rõ ràng. Vùng đất mới, hứa hẹn sự trù phú, phì nhiêu nhưng đi kèm là sự hoang vu, hiểm trở, nói như dân gian thì đó là chốn “rừng thiêng, nước độc”. Chính vì vậy, quá trình khai phá ấy phản ánh sức sống mãnh liệt, tình thần kiên trì, bền bỉ của thế hệ cha ông tưởng không có gì có thể đo đếm được. Và tất yếu, quá trình di dân mở đất ấy sẽ được phản ánh chân thực, sinh động trong truyện dân gian về những vị tổ làng vùng đất mới phía Nam – những người lao động dũng cảm, tài trí phi thường, đại diện lỗi lạc nhất của thế hệ đầu “mang gươm đi mở đất”. Bộ phận truyện dân gian này, theo Đỗ Bình Trị đó là lớp “truyền thuyết phổ hệ” [89]. Dân gian đâu có thể nào bỏ quên một thời đại “hào hùng” ấy, không thể chép sử như những nhà học thức, quan lại, dân gian chép sử vào lòng, vào trí nhớ và truyền miệng cho nhau từ người này qua người khác, từ đời này qua đời khác. Nội dung lưu truyền ấy, không được dân gian gọi là sử mà được gọi là chuyện đời xưa, chuyện hồi xưa, chuyện hồi đó,…

Có thể là về một nhân vật lịch sử đặc biệt, cụ thể của địa phương. Có thể là một sự kiện gắn liền với nhiều nhân vật, nhóm người hoặc là cả địa phương.

Ở vùng đất mới, khẩn hoang, lập làng, đánh giặc giữ làng, bảo vệ đất đai được khẩn hoang, khai phá là nét đặc thù trong tư tưởng thẩm mỹ chính trong truyện kể dân gian, cụ thể là bộ phận truyện thuyết. Vì thế, truyền thuyết lịch sử đứng ở một góc độ nào đó có thể gọi là “truyền thuyết khẩn hoang”. Tuy nhiên, không thể hoàn toàn gọi truyền thuyết lịch sử là truyền thuyết khẩn hoang, bởi vì xét về phạm vi thì “truyền thuyết khẩn hoang (chỉ) bao gồm các hệ thống truyện kể về lai lịch, công tích các vị “tiền khai khẩn, hậu khai canh”, trưởng các dòng họ, các ông tổ nghề” chứ không có sự “trải rộng” như truyền thuyết lịch sử [31, tr.71].

Các vị anh hùng địa phương Tây Ninh, nhất là các vị có công đầu trong việc khai khẩn đất hoang, lập làng, lập chợ đều được nhân dân ghi nhớ công ơn. Phát triển tục thờ cúng tổ tiên của mình, dân gian đã tôn các vị anh hùng địa phương thành các vị thần ở làng, thờ cúng trong đình mà dân gian vẫn quen gọi là ông thần làng, có nơi gọi là ông Cố (truyện Thành hoàng đình Long Thành), ông Cả (truyện Ông C). Công đức của các vị tiền hiền, hậu hiền luôn khắc sâu bền chặt trong tiềm thức sùng bái, kính ngưỡng không gì lay chuyển được của dân gian. Bằng chứng là hằng năm cứ đến lệ, dân gian đều tổ chức cúng đình qua các lễ kỳ yên, lễ cầu bông. Đa số các thần ở đình đều do “dân phong”. Có trường hợp “dân phong” trước rồi vua sắc phong sau. Nhưng dù có được sắc phong của vua hay không thì công tích của các vị thành hoàng vẫn được dân gian ghi nhớ và lưu truyền. Đây là điểm khác biệt so với miền Bắc, vùng đất “cũ” với một bề dày truyền thống tư tưởng phong kiến, ở vùng đất “mới” này, công tích các thần không phải đợi đến một tờ sắc của vua chúa mới được dân gian tôn thờ.

Nhắc đến nhân vật lịch sử, ngoài các nhân vật là các tổ khai canh, tổ dòng họ, thì ở Tây Ninh nhất thiết phải nhắc đến ba anh em Quan Lớn Trà

Vong (Huỳnh Công Giản, Huỳnh Công Thắng, Huỳnh Công Nghệ). Bộ ba này, theo dân gian truyền lại thì vào thế kỷ 18, theo lệnh của triều đình Huế, vào Tây Ninh để bảo vệ bờ cõi miền Tây đất nước trước sự tấn công của giặc Miên (Khmer). Họ đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng như những vị tướng tài ba, uy dũng. Sau khi ngã xuống, họ được dân gian thờ phụng ở các miếu, dinh một cách kính cẩn và trang nghiêm. Dân gian gọi họ là Quan Lớn Trà Vong. Những câu chuyện kể, chứng tích miếu đình, một mặt là sự ghi nhớ công ơn những người đã ngã xuống để bảo vệ an ninh vùng đất, một mặt đó là sự phản ánh, đồ chiếu lại một giai đoạn loạn lạc, giặc giã trong suốt quá trình “mở cõi” của cha ông ta.

Theo Huỳnh Ngọc Trảng thì “thể loại truyền thuyết lịch sử trong buổi đầu khai thác đất Gia Định nổi bật lên hàng đầu có hai tiểu loại: truyện kể về người đánh cọp, bắt sấu và truyện kể về người có công đầu khai phá đất đai lập nên thôn làng, tức là truyện kể về các bậc “tiền hiền khai khẩn” và “hậu hiền khai cư” … là một loại sử thi của địa phương, có chức năng giáo dục, khai hóa tạo thành ý thức lịch sử và phát triển thụ cảm thẩm mỹ, kinh nghiệm lịch sử của quần chúng” [86, tr.13]. Tây Ninh là một địa phương thuộc vùng đất Gia Định bấy giờ. Thiết nghĩ, truyền thuyết lịch sử Tây Ninh cũng nằm trong quy luật vận động ấy. Ở bên trên chúng tôi đã nhắc đến mảng truyện kể về những bậc tiền hiền, hậu hiền. Vậy còn mảng truyện kể về người đánh cọp, bắt sấu thì sao? Ở Tây Ninh, theo kết quả điền dã của chúng tôi thì không có sự tồn tại của truyện kể về người đánh cọp, bắt sấu. Có chăng chỉ là những ký ức tản mác, vụn vặt của người dân về một thời quá khứ “xa xưa” có nhiều thú dữ (cọp, sấu) gây nguy hiểm đến đời sống, tính mạng con người. Để bảo toàn, họ thường quần cư với nhau lại mà sống, đi đâu cũng phải cùng nhau đi và lúc nào cũng có sẵn vũ khí bên người (vũ khí thô sơ có thể là một khúc tầm vông, tre,…). Ký ức về một thời “lộng hành” của thú dữ, bởi con người “xâm lấn” lãnh thổ của chúng vẫn còn đọng lại, nhưng chỉ là những ký ức vụn vặt, tản

mác, chưa được thành truyện. Chỉ có một bản truyện “Cọp vắt khăn” trong

Nghìn năm bia miệng (tập 1), được Huỳnh Ngọc Trảng sưu tầm từ báo Tuổi Trẻ năm 1990. Hiện chúng tôi chưa có điều kiện đến địa điểm được đề cập trong truyện kể để điền dã nhưng xét trên văn bản thì đã đạt được tiêu chí truyện kể dân gian. Nên ở phần tư liệu chúng tôi đã mạnh dạn xếp vào nguồn truyện.

Tuy nhiên, phải thừa nhận một điều rằng những sự kiện lịch sử trong

Một phần của tài liệu truyện dân gian tây ninh (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)