Tiếp cận cấu tạo truyền thuyết (truyện kể dân gian), chúng tôi tiến hành tiếp cận hai yếu tố quan trọng của truyện kể đó chính là: cốt truyện và nhân vật.
truyện và ngược lại nhiều cốt truyện có cơ sở là cùng một cấu tạo. Cấu tạo là nhân tố bền vững, bất biến, còn cốt truyện là nhân tố hay thay đổi, khả biến” [61, tr.527]. Có thể minh họa mối quan hệ giữa cấu tạo và cốt truyện bằng sơ đồ sau:
Như vậy, xác định được cốt truyện của truyện kể chúng ta có thể truy tìm cấu tạo của nó, nhưng không có nghĩa là xác định được cấu tạo truyện thì có thể truy tìm được cốt truyện. Bởi vì, cốt truyện là nhân tố khả biến nên vô hình chung việc truy tìm một cốt truyện từ cấu tạo có thể sẽ sáng tạo nên một cốt truyện mới. Cấu tạo mang tính trừu tượng và cốt truyện mang tính cụ thể.
Cũng theo V.Ia.Propp, thì cơ sở của mọi truyện kể là cốt truyện và cơ sở của mọi cốt truyện là hành động của nhân vật. Một chuỗi hành động có mở đầu, phát triển và kết thúc [61, tr.456]. Chính vì thế, nhân vật trong truyện kể bị cốt truyện chi phối, phải phục tùng cốt truyện.
Chuỗi hành động của nhân vật thực chất chính là sự sắp xếp của nhiều tình tiết trong đó có mô-típ.
tuy hai mà như một, tuy một nhưng lại là hai; nghĩa là không thể tách rời, biệt lập, nhưng cũng không thể hợp nhất và hòa đồng” (Hoàng Tiến Tựu, Bình giảng truyện dân gian, tr.18). Vì thế, nhân vật không thể thoát li nằm ngoài cốt truyện, cốt truyện là cốt truyện của nhân vật (chính). Tuy nhiên, truyền thuyết Tây Ninh nói riêng và truyền thuyết Nam Bộ nói chung, mức độ ảo hoá trong truyện chưa nhiều, nhân vật còn gần con người thật bởi chưa đủ thời gian cho quá trình hư cấu nhân vật, cốt truyện. Đặc trưng này của nhân vật sẽ kéo theo sự thay đổi đặc trưng của cốt truyện, cũng như cấu tạo truyền thuyết Tây Ninh so với truyền thuyết cổ điển, truyền thống.
Tăng Kim Ngân còn đưa ra khái niệm “sườn truyện”, theo tác giả, chúng ta có thể dựa vào sườn truyện để xác nhận truyện kể dân gian trong tình trạng nhận diện từ các tài liệu cổ đã bị sử hóa hoặc là đang trong quá trình hình thành chưa rõ nét, chưa định hình được cốt truyện. Bởi vì, theo Tăng Kim Ngân dù sườn truyện chưa phải là cốt truyện nhưng về cơ bản thì: “Sườn truyện cũng như cốt truyện trong truyện kể dân gian chỉ nhằm thông báo một loạt sự kiện và hành động liên tiếp của nhân vật chính” [54, tr.18].
Theo nhu cầu dễ nhớ, dễ kể, dễ lưu truyền của dân gian, cốt truyện của truyện kể dân gian được tổ chức theo một trình tự thời gian một chiều, trong một không gian khép kín có giới hạn.