Các mô hình quản trị nguồn vốn

Một phần của tài liệu Tổng quan về quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại (Trang 42)

- Quản trị các tài sản Có khác

QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠ

3.2.1. Các mô hình quản trị nguồn vốn

Một ngân hàng phát triển và tăng trƣởng đồng nghĩa với việc mở rộng qui mô, có thể mở thêm chi nhánh hoặc phòng giao dịch (sau đây gọi là các đơn vị) và hoạt động có chất lƣợng. Điều đó đồng nghĩa với việc cần phải có cơ chế quản trị hoạt động làm sao hiệu quả, chặt chẽ, tiết kiệm chi phí, đặc biệt đối với quản trị vốn.

Hiện nay tồn tại một số mô hình quản trị nguồn vốn nhƣ: mô hình quản trị tập trung, mô hình quản trị phân tán, mô hình lập trình tuyến tính, mô hình bảng tổng kết tài sản. Câu hỏi đặt ra đối với nhà quản trị ngân hàng là vận dụng mô hình nào hay kết hợp hai hay nhiều mô hình với nhau để đạt kết quả quản trị cao nhất. Các mô hình quản trị này áp dụng cho cả quản trị vốn chủ sở hữu, quản trị vốn tiền gửi và quản trị vốn phi tiền gửi.

* Mô hình quản trị tập trung

Toàn bộ nguồn vốn đƣợc tập trung ở một nơi duy nhất là đặc điểm cơ bản nhất của mô hình này. Vốn ở đây bao gồm cả vốn tiền mặt và vốn phi tiền mặt. Nơi quản lý vốn thông thƣờng là hội sở chính, trụ sở chính hoặc sở giao dịch (sau đây gọi chung là Hội sở chính) của ngân hàng, quản lý tập trung toàn bộ vốn của ngân hàng.

43

nhiệm trƣớc ngân hàng toàn bộ hoạt động nguồn vốn, có kế hoạch và chiến lƣợc trong từng thời kỳ. Khi cần thiết phân bổ vốn cho nơi sử dụng và có chế độ hạch toán để phân bổ thu nhập và chi phí sao cho phù hợp.

- Ƣu điểm: Mô hình này đơn giản, dễ thực hiện, các yêu cầu trong kinh doanh đƣợc đáp ứng một cách nhanh nhất. Ban lãnh đạo ngân hàng sẽ dễ dàng trong quản lý từ đó dễ dàng đƣa ra chiến lƣợc phát triển nguồn vốn.

- Nhƣợc điểm: Mô hình này làm cho ngân hàng có thể gặp phải rủi ro do không có sự tƣơng xứng về kỳ hạn giữa nguồn thanh khoản khi nguồn vốn không đáp ứng đủ các yêu cầu thanh khoản phát sinh. Ngoài ra khi áp dụng mô hình này làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng do không có sự cân đối hài hòa giữa mục tiêu thanh khoản với mục tiêu sinh lợi.

- Trƣờng hợp áp dụng: Mô hình này đƣợc áp dụng trong thời gian đầu thành lập của các ngân hàng. Mô hình này sẽ phát huy tác dụng khi sức cạnh tranh giữa các ngân hàng chƣa cao, nền kinh tế có nguồn vốn dồi dào và các ngân hàng có thể huy vốn dễ dàng.

* Mô hình quản trị phân tán

Nguồn vốn đƣợc quản lý theo đơn vị tạo lập vốn, có sự giám sát của hội sở chính. Vốn sẽ đƣợc từng đơn vị nắm giữ, chủ động trong huy động và sử dụng vốn. Trong trƣờng hợp các đơn vị thiếu vốn có thể đi vay và thực hiện nghĩa vụ tiền vay với Hội sở chính hoặc các đơn vị khác.

Với mô hình này, chủ thể quản trị đƣợc bố trí ở các đơn vị và chịu trách nhiệm trƣớc đơn vị mình về hoạt động nguồn vốn, có kế hoạch và chiến lƣợc trong từng thời kỳ tại đơn vị mình.

- Ƣu điểm: Mô hình này thể hiện tính tự chủ của các đơn vị trong hoạt động kinh doanh, phát huy đƣợc toàn bộ nội lực của từng đơn vị và giảm tải đƣợc công việc cho Hội sở chính và công tác phân bổ thu nhập chi phí cuối kỳ.

- Nhƣợc điểm: Ngân hàng có thể gặp phải rủi ro do không có sự quản lý sát sao từ Hội sở chính và đôi khi nguồn vốn tại các đơn vị không đáp ứng đủ các yêu cầu thanh khoản phát sinh khi đó thêm khoản chi phí lãi vay.

- Trƣờng hợp áp dụng: Mô hình này đƣợc áp dụng khi ngân hàng đã hoạt động lâu năm, qui mô lớn.

* Mô hình quản trị phân vùng

Ở mô hình này, ngƣời ta chia ngân hàng thành hai nhóm nguồn vốn ổn định và nguồn vốn kém ổn định. Và tƣơng ứng là phân định hai mục tiêu thanh khoản và sinh lợi.

Khi sử dụng vốn các đơn vị thuộc hai nhóm sẽ phải cân đối giữa cần xác định rõ nhu cầu sử dụng vốn thành hai yêu cầu cơ bản là yêu cầu sinh lời và yêu cầu thanh khoản. Nhiệm vụ của nhà quản trị sẽ sử dụng nguồn vốn tƣơng ứng theo từng cặp để tài trợ cho các nhu cầu.

Nguồn vốn kém ổn định bao gồm tiền gửi thanh toán không kỳ hạn, tiết kiệm không kỳ hạn dùng để tài trợ cho hoạt động đảm bảo khả năng thanh khoản.

Nguồn vốn ổn định bao gồm vốn tự có, tiền gủi thanh toán có kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ

Nguồn vốn kém ổn định Nguồn vốn ổn định Thanh khoản Sinh lợi

44

hạn,…dùng để tài trợ cho hoạt động đem lại sinh lời cao cho ngân hàng.

- Ƣu điểm: Mô hình này có sự phân vùng nên phần nào hạn chế đƣợc rủi ro trong hoạt động.

- Nhƣợc điểm: Do có sự phân vùng nên nhà quản trị đã làm giảm tính linh hoạt trong việc sử dụng vốn và đôi khi do yếu về khâu quản lý mà các nhà quản trị phân bổ nguồn vốn kém ổn định để tài trợ cho hoạt động sinh lời. Và trong một số trƣờng hợp sự mất thanh khoản sẽ đe dọa ngân hàng vì ngân hàng không huy động đủ số vốn trong nhóm nguồn vốn kém ổn định.

* Mô hình lập trình tuyến tính

Mô hình này sử dụng kiến thức toán học bằng cách nhà quản trị nguồn vốn sẽ thiết lập hàm mục tiêu mà ngân hàng cần tối ƣu hóa. Sau đó xác định các phƣơng trình, hệ phƣơng trình ràng buộc của các biến độc lập. Các biến là các tham số mà nhà quản trị đƣa ra ở mỗi thời kỳ. Cuối cùng là áp dụng mô hình hồi quy tuyến tính để giải bài toán. Kết quả sẽ ra đƣợc phƣơng án quản trị vốn hiệu quả.

- Ƣu điểm: Kết quả đƣa ra một cách nhanh chóng và chính xác.

- Nhƣợc điểm: Kết quả có thể có độ tin cậy không cao nếu dữ liệu đầu vào của mô hình hoặc các số liệu thống kê không đầy đủ hoặc thiếu chính xác.

* Mô hình bảng tổng kết tài sản

Nhà quản trị nguồn vốn có thể sử dụng chính hệ thống báo cáo tài chính trong ngân hàng là công cụ để quản trị nguồn vốn. Báo cáo đƣợc sử dụng là Bảng tổng kết tài sản và nguồn vốn của ngân hàng. Các nhà quản trị tiến hành phấn tích sau đó phân loại theo nhóm các khoản mục của tài sản nợ, khoản mục tài sản có theo đặc điểm, tính chất của chúng. Tiếp theo là phân tích đến việc sử dụng nguồn vốn phù hợp để đáp ứng yêu cầu sự dụng vốn tƣơng ứng.

Nhà quản trị định hƣớng sử dụng các tài sản có mà ngân hàng đang nắm giữ để đáp ứng các yêu cầu sử dụng vốn mới phát sinh khi nguồn vốn hạn hẹp nhƣ việc sử dụng tài sản hiện có (dự trữ), bán chứng khoán hoặc chiết khấu các món vay…

- Ƣu điểm: Mô hình này giúp ngân hàng có thể linh hoạt và chủ động trong việc đáp ứng các yêu cầu trong hoạt động kinh doanh và có thể khắc phụ nhƣợc điểm của mô hình phân vùng tức là có thể kết hợp hài hòa cả nhu cầu sinh lời với nhu cầu thanh khoản.

- Nhƣợc điểm: Mô hình này dựa vào thông tin trên báo cáo tài chính và cần phải phân tích nên yêu cầu phải có ngƣời có trình độ chuyên môn cao. Khi áp dụng mô hình này ngân hàng vẫn phải đối mặt với các rủi ro: rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng,…

Một phần của tài liệu Tổng quan về quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)