Quản trị các hoạt động ngoài bảng cân đối kế toán ● Các khoản mục ngoại bảng

Một phần của tài liệu Tổng quan về quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại (Trang 31)

- Quản trị các tài sản Có khác

1.3.2.4. Quản trị các hoạt động ngoài bảng cân đối kế toán ● Các khoản mục ngoại bảng

● Các khoản mục ngoại bảng

Bảng cân đối kế toán của ngân hàng là một báo cáo tài chính phản ánh khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Chỉ những khoản nào xác định đƣợc rõ ràng về quyền và nghĩa vụ, cũng nhƣ quan hệ về quyền lợi mới đƣợc ghi thành một khoản mục tài sản, hoặc nợ. Trƣờng hợp tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán, chƣa thể phân biệt rõ là tài sản hay nợ của ngân hàng thì chúng sẽ đƣợc ghi nhƣ một khoản mục ngoại bảng (ngoài bảng cân đối kế toán) và sẽ chuyển thành tài sản hay nợ của ngân hàng ở các kì hoạt động sau (tùy từng trƣờng hợp cụ thể).

32

đảm tài chính, tài trợ thƣơng mại, hoạt động đầu tƣ các sản phẩm tài chính phái sinh...

Bảng 1.7: Một số khoản mục chủ yếu nằm ngoài bảng CĐKT của ngân hàng

Bảo đảm tài chính - Hạn mức cho vay đã cam kết - Cam kết cho vay quay vòng - Thƣ tín dụng dự phòng

- Cam kết hỗ trợ phát hành giấy tờ có giá... Tài trợ thƣơng mại - Phát hành Thƣ tín dụng thƣơng mại

- Chấp nhận hối phiếu thƣơng mại... Hoạt động đầu tƣ - Hợp đồng kì hạn

- Hợp đồng tƣơng lai - Hợp đồng quyền chọn - Hợp đồng hoán đổi

Khoản mục ngoại bảng mang lại thu nhập cho ngân hàng dƣới dạng các khoản thu nhập phi lãi suất, nhƣng đồng thời cũng gắn với nhiều rủi ro tiềm ẩn. Ví dụ: các cam kết về hạn mức cho vay cho phép khách hàng đƣợc vay từng phần, vay toàn bộ, hoặc không vay, nhƣng ngân hàng luôn phải có nghĩa vụ sẵn sàng cung cấp đủ tiền vào bất cứ lúc nào, điều đó đặt ngân hàng phải đối mặt trƣớc nhiều loại rủi ro nhƣ rủi ro lãi suất, rủi ro do không sử dụng hết hạn mức...; hoặc khi thực hiện các cam kết bảo lãnh, trƣờng hợp này mang lại cho ngân hàng khoản thu phí bảo lãnh, nhƣng cũng đặt ngân hàng trƣớc rủi ro tín dụng nếu xảy ra những trục trặc về việc thực hiện nghĩa vụ của ngƣời đƣợc bảo lãnh...

● Nội dung quản trị hoạt động ngoài bảng cân đối kế toán

Việc quản trị các hoạt động và các khoản mục ngoại bảng thƣờng rất phức tạp và có liên quan mật thiết với quản lí các tài sản và nợ đã đƣợc phản ánh trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Nhìn chung, nội dung quản trị tài sản ngoại bảng bao gồm các vấn đề chính sau:

- Phân loại tài sản ngoại bảng theo thời gian, chủ thể, tính chất rủi ro.

- Nghiên cứu, dự báo về các nhân tố ảnh hƣởng đến tài sản ngoại bảng để hoạch định chính sách sản phẩm và giá dịch vụ.

- Nhận thức rõ đặc điểm của các khoản mục ngoại bảng và ảnh hƣởng của nó đến tình trạng thu nhập và rủi ro chung của ngân hàng để xác định mục tiêu, chiến lƣợc quản trị và tổ chức, kiểm soát quá trình thực hiện.

- Dự phòng trƣớc nguồn tài trợ cho tài sản ngoại bảng nhƣ gia tăng ngân quỹ, các chứng khoán thanh khoản với tỉ lệ sinh lời thấp, vay mƣợn cấp bách với lãi suất cao, trích quỹ dự phòng tổn thất.

Ngoài ra, một số tài sản nội bảng đƣợc đƣa ra ngoại bảng để theo dõi nhƣ các khoản nợ không có khả năng thu hồi, lãi treo, ngân hàng đã sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp song vẫn theo dõi ở ngoại bảng để nếu có cơ hội sẽ tìm cách thu hồi.

Tóm lại, để gia tăng thu nhập và kiểm soát rủi ro đối với các hoạt động ngoại bảng, mỗi ngân hàng phải có đƣợc những chiến lƣợc quản trị thích hợp. Chiến lƣợc này trong dài hạn, cần tập trung vào kiểm soát rủi ro và khai thác triệt để những lợi ích từ các khoản mục ngoại bảng trong mối liên hệ chặt chẽ và mang tính hỗ trợ đối với các hoạt động nội bảng, đồng thời phải định hƣớng việc sử dụng các kĩ thuật quản trị cho từng loại và cả danh mục tài sản ngoại bảng trong ngắn hạn.

Một phần của tài liệu Tổng quan về quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại (Trang 31)