Quản trị thanh khoản

Một phần của tài liệu Tổng quan về quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại (Trang 32)

- Quản trị các tài sản Có khác

1.3.2.5. Quản trị thanh khoản

● Khả năng thanh khoản của ngân hàng

Tính thanh khoản của ngân hàng là khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng, đƣợc tạo lập bởi tính thanh khoản của tài sản và tính thanh khoản của nguồn vốn. Một ngân hàng có tính thanh khoản cao khi có nhiều tài sản thanh khoản và có

33

khả năng mở rộng nguồn vốn một cách nhanh chóng với chi phí thấp.

Tính thanh khoản của tài sản là khả năng chuyển tài sản thành tiền, đƣợc đo bằng thời gian và chi phí chuyển đổi. Ngân hàng nắm giữ một danh mục tài sản với tính thanh khoản khác nhau, do đó tính thanh khoản của danh mục tài sản đƣợc đo bằng tỉ lệ của các tài sản có tính thanh khoản cao trên tổng tài sản. Tỉ lệ này càng cao, tính thanh khoản của tổng tài sản càng lớn.

Khả năng huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu chi trả, thanh toán phản ánh tính thanh khoản của nguồn vốn. Thời gian và chi phí huy động càng thấp, tính thanh khoản của nguồn vốn càng cao. Tính thanh khoản của nguồn vốn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: sự phát triển của thị trƣờng tài chính, sự đa dạng của các sản phẩm huy động vốn của một ngân hàng, chính sách lãi suất và hệ thống kênh phân phối...

Khả năng thanh khoản của ngân hàng tập trung vào hai sự cân đối có tính quyết định: cân đối giữa quy mô nguồn huy động và cho vay, cân đối giữa kỳ hạn huy động và kỳ hạn cho vay. Trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng dựa vào hai nguồn vốn chủ yếu là nguồn vốn ổn định, bao gồm huy động từ dân cƣ, tổ chức kinh tế, từ các tổ chức khác (thị trƣờng 1) cộng với nguồn vốn chủ sở hữu (cả lợi nhuận để lại) và nguồn thứ hai là từ thị trƣờng liên ngân hàng (thị trƣờng 2). Một ngân hàng điều hành thanh khoản tốt là một ngân hàng duy trì một tỷ lệ hợp lý giữa nguồn vốn ổn định và sử dụng để cho vay trên thị trƣờng 1.

● Mục tiêu của quản trị thanh khoản

Thanh khoản của ngân hàng tác động trực tiếp đến sự an toàn và khả năng sinh lợi. Vì vậy, quản trị thanh khoản nhằm bảo đảm chắc chắn ngân hàng có đủ tiền sử dụng ngay để thanh toán cho các dòng tiền rút ra (deposit outflows), ngăn ngừa rủi ro thanh khoản. Cụ thể, quản lí thanh khoản nhằm:

(1) Đảm bảo khả năng chi trả kịp thời của ngân hàng với chi phí hợp lí.

Trên thực tế, để nâng cao khả năng thanh khoản đôi khi phải chấp nhận gia tăng chi phí, do tăng nắm giữ ngân quỹ và chi phí trả lãi trong trƣờng hợp phải huy động vốn cấp bách.

(2) Dự báo các nguy cơ rủi ro thanh khoản và tổn thất có thẻ xảy ra.

Rủi ro thanh khoản xảy ra khi ngân hàng không đủ tiền đáp ứng các khoản phải trả khi đến hạn thanh toán, hoặc đƣợc yêu cầu thanh toán, hoặc vì một biến cố nào đó mà khách hàng rút tiền ồ ạt. Rủi ro thanh khoản có thể dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán của ngân hàng, kéo theo sự đổ vỡ của cả hệ thống các tổ chức tín dụng và thị trƣờng tài chính quốc gia.

● Nội dung quản trị thanh khoản

+ Xác định cầu thanh khoản

Nhu cầu thanh toán của khách hàng mà ngân hàng có nghĩa vụ đáp ứng, bao gồm: - Nhu cầu rút tiền của ngƣời gửi tiền;

- Nhu cầu tín dụng hợp pháp của khách hàng; - Các khoản tiền vay đến hạn trả;

- Lãi phải trả cho các khoản tiền gửi và tiền vay.

+ Xác định cung thanh khoản

Là khả năng cung ứng tiền của một ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cung thanh khoản gồm:

- Các khoản tiền gửi của khách hàng;

- Các khoản thanh toán nợ (gốc và lãi) của khách hàng vay vốn; - Các khoản thu hồi từ hoạt động đầu tƣ;

- Các khoản tiền gửi của ngân hàng tại các đơn vị khác;

- Tiền thu về từ việc bán một hoặc một số danh mục tài sản của ngân hàng. Trong quản lí cung thanh khoản, nhà quản trị cần quan tâm đến cả hai khía cạnh:

34

(1) Quản lí cung thanh khoản từ phía nguồn - chiến lƣợc huy động: lựa chọn nguồn thông qua phân tích thời gian và chi phí huy động, nghiên cứu triển khai các công cụ mới, so sánh chi phí nắm giữ tài sản thanh khoản với huy động mới;

(2) Quản lí cung thanh khoản từ phía tài sản - chiến lƣợc dự trữ: duy trì ngân quỹ với quy mô và cấu trúc thích hợp, phân tích và điều chỉnh tính thanh khoản của tài sản bằng cách thay đổi cấu trúc kì hạn của tài sản, hoặc tạo thị trƣờng cho tài sản...

+ Xác định khe hở thanh khoản

Là quan hệ cân đối giữa cung thanh khoản (dòng tiền vào) và cầu thanh khoản (dòng tiền ra) theo thời gian / theo kì hạn: ngày, tuần, tháng, quý, năm. Các dự tính này đƣợc xây dựng dựa trên phân tích tất cả các nhân tố ảnh hƣởng nhƣ: thời vụ, tâm lí, cạnh tranh... Kết quả cân đối cung cầu thanh khoản là căn cứ để ngân hàng có biện pháp xử lí chủ động và thích hợp.

Một phần của tài liệu Tổng quan về quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)