Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tạo nguồn: thực chất là áp dụng các biện pháp để đảm bảo quy mô và cấu trúc vốn chủ sở hữu sao cho phù hợp với kế hoạch đã hoạch

Một phần của tài liệu Tổng quan về quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại (Trang 27)

pháp để đảm bảo quy mô và cấu trúc vốn chủ sở hữu sao cho phù hợp với kế hoạch đã hoạch định, phù hợp với yêu cầu kinh doanh, quy định của pháp luật, đồng thời tìm kiếm các biện pháp tăng vốn chủ sở hữu một cách có hiệu quả trên quan điểm lợi ích của chủ sở hữu.

Trong các nội dung quản lí nêu trên, xác định tỉ lệ vốn chủ sở hữu trong mối quan hệ với tiền gửi, với tổng tài sản và tổng tài sản Có rủi ro là một nội dung quan trọng, vừa để đảm bảo an toàn, vừa là để tuân thủ các quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

1.3.2.2. Quản trị nợ ● Khái niệm nợ ● Khái niệm nợ

Nợ (còn gọi là tài sản Nợ) của ngân hàng là nghĩa vụ tiền tệ của ngân hàng đối với ngƣời gửi tiền và các chủ nợ của ngân hàng tính đến một thời điểm nhất định. Nợ của ngân hàng đƣợc hình thành từ việc huy động tiền gửi và đi vay của các tổ chức và cá nhân trên thị trƣờng tài chính. Ngân hàng không có quyền sở hữu, định đoạt mà chỉ có quyền sử dụng các tài sản này trong những khoảng thời gian nhất định. Thông thƣờng, đây là tài sản bằng tiền của các tổ chức,

28

cá nhân mà ngân hàng tạm thời quản lí, sử dụng và có trách nhiệm hoàn trả. Nợ là nguồn vốn lớn và chủ yếu của bất kì NHTM nào. Nó bao gồm nhiều loại khác nhau nhƣ: vốn huy động (tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kì hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng từ có giá), vốn vay của các TCTD và NHTW, các nguồn vốn khác (vốn ủy thác đầu tƣ, tài trợ của Chính phủ tài trợ cho các chƣơng trình dự án...

● Mục đích của quản lí Nợ

Việc quản lí Nợ của NHTM nhằm mục đích:

- Tìm kiếm, khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu về quy mô cho vay và đầu tƣ.

- Đa dạng hóa các nguồn nhằm tìm kiếm cơ cấu nguồn có chi phí thấp nhất, giảm thiểu rủi ro và phù hợp với nhu cầu sử dụng.

- Duy trì tính ổn định của nguồn tiền, kết hợp với việc tìm kiếm các công cụ nợ mới nhằm phát triển thị trƣờng nợ của ngân hàng.

- Đảm bảo nguồn vốn của ngân hàng tăng trƣởng ổn định, bền vững, nâng cao thị phần, thỏa mãn cao nhất các dịch vụ ngân hàng; đảm bảo khả năng thanh toán và hiệu quả kinh doanh ngân hàng.

Khó có thể khẳng định mục tiêu nào là quan trọng hơn trong các mục tiêu nêu trên, vì mỗi yêu cầu đều có những tác động riêng và có quan hệ tƣơng tác lẫn nhau. Chính vì thế, việc chú trọng ƣu tiên đến một mục tiêu nào tùy thuộc vào các điều kiện, môi trƣờng hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng trong từng thời kì.

● Nội dung quản trị Nợ của NHTM

- Xây dựng kế hoạch nguồn vốn của ngân hàng (bao gồm kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết theo từng loại sản phẩm, theo thị trƣờng, theo kì hạn...).

- Tổ chức huy động và điều hành vốn trong toàn hệ thống, phân định quyền hạn trách nhiệm của Hội sở và từng chi nhánh.

- Quản lí quy mô và cơ cấu nguồn vốn, quản lí kì hạn nợ và khả năng thanh toán nợ. - Định giá các khoản nợ (xác định lãi suất huy động và lãi suất đi vay theo từng sản phẩm tiền gửi, tiền vay... phù hợp với chính sách lãi suất và quan hệ cung cầu vốn trên thị trƣờng).

- Theo dõi, kiểm soát chi phí và rủi ro trong huy động vốn, đảm bảo quan hệ hợp lí giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay.

Thành phần cơ bản của chi phí huy động vốn của các ngân hàng là các khoản chi trả tiền lãi cho số tiền gửi và tiền vay đã thực hiện, cùng với các khoản chi phí không dƣới dạng lãi (chi phí tiền lƣơng cho cán bộ, nhân viên; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí quảng cáo...) mà ngân hàng phải bỏ ra để huy động vốn.

Công tác quản lí Nợ của ngân hàng đƣợc đánh giá có chất lƣợng và hiệu quả cao về phƣơng diện chi phí khi nó đạt đƣợc các lợi ích sau:

+ Tìm kiếm đƣợc nguồn vốn có chi phí thấp để đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tƣ trong khi vẫn thỏa mãn các yêu cầu tƣơng xứng giữa huy động và sử dụng về các phƣơng diện quy mô, thời gian, tính ổn định.

+ Tăng đƣợc lợi nhuận cho ngân hàng mà không nhất thiết phải chấp nhận những rủi ro cao do sức ép tăng chi phí vốn.

Trên thực tế, rủi ro đối với nợ thƣờng thấp hơn rủi ro đối với tài sản. Tuy nhiên, rủi ro đối với nợ là yếu tố quan trọng cấu thành tổng rủi ro của ngân hàng. Mỗi loại tiền gửi và tiền vay có đặc điểm rủi ro khác nhau và thay đổi theo các điều kiện của môi trƣờng kinh doanh. Rủi ro đối với Nợ thƣờng bao gồm: rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro hối đoái...

Trong điều kiện lãi suất đầu vào và đầu ra của các ngân hàng do thị trƣờng quyết định, rủi ro lãi suất có xảy ra hay không lệ thuộc vào tƣơng quan giữa độ nhạy cảm lãi suất của các tài

29

sản và nợ, hay lãi suất cho vay và lãi suất huy động, lãi suất đi vay, phụ thuộc vào kì hạn huy động và cho vay, vào loại lãi suất huy động mà ngân hàng lựa chọn trong từng thời kì (lãi suất cố định hay thả nổi)...

Rủi ro thanh khoản xảy ra khi ngân hàng thiếu hoặc mất khả năng thanh toán các khoản tiền gửi, hoặc tiền vay. Điều này do nhiều nguyên nhân nhƣ ngân hàng sử dụng quá mức tỉ lệ tiền gửi để cho vay, cho vay trung và dài hạn bằng nguồn ngắn hạn với tỉ lệ quá cao, khách hàng mất niềm tin từ ngân hàng dẫn đến việc rút tiền ồ ạt...

- Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch nguồn vốn làm cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng kế hoạch nguồn vốn trong các thời kì tiếp theo.

● Các biện pháp nâng cao khả năng huy động vốn, giảm thiểu chi phí và rủi ro

Để nâng cao khả năng huy động vốn, giảm thiểu những chi phí và rủi ro cho ngân hàng trong khâu quản lí Nợ, các NHTM cần quan tâm giải quyết thỏa đáng các vấn đề sau:

- Sử dụng các biện pháp kinh tế (lãi suất và các công cụ khác); biện pháp kĩ thuật (phát triển các kênh huy động; hoàn thiện quy trình, đảm bảo tính thuận tiện, nhanh chóng và an toàn cho ngƣời gửi tiền...); biện pháp tâm lí (thông tin, tuyên truyền để củng cố duy trì, phát triển quan hệ tốt đẹp với khách hàng) trong khai thác và huy động các nguồn vốn.

- Làm tăng tính ổn định của nguồn vốn thông qua mở rộng thời hạn của các công cụ huy động vốn, tăng tỉ trọng tiền gửi tiết kiệm và có kì hạn.

- Thực hiện chế độ bảo hiểm tiền gửi.

- Nâng cao khả năng kiểm soát độ nhạy cảm lãi suất của tài sản, nợ và kiểm soát khe hở lãi suất.

1.3.2.3. Quản trị tài sản “Tài sản Có của NHTM” ● Khái niệm tài sản ● Khái niệm tài sản

Tài sản (còn gọi là tài sản Có) của ngân hàng là những tài sản thuộc quyền sở hữu, quản lí, sử dụng và định đoạt của ngân hàng một cách hợp pháp. Do đặc thù là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ nên phần lớn tài sản của ngân hàng là các tài sản tài chính. Mỗi loại tài sản đƣợc hình thành theo các cách thức khác nhau và vì những mục tiêu khác nhau, song đều hƣớng tới sự an toàn và khả năng sinh lợi cho ngân hàng. Nhìn chung, tài sản của ngân hàng bao gồm: ngân quỹ (tiền mặt và tiền gửi tại các tổ chức tín dụng); các hợp đồng cho vay, cho thuê; các khoản đầu tƣ (mua chứng khoán, góp vốn liên doanh liên kết); các tài sản ủy thác, tài sản cố định, các khoản phải thu và các tài sản khác.

● Mục tiêu quản lí tài sản

Quản trị tài sản của NHTM là quá trình hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình thực hiện các quyết định liên quan đến việc xác định quy mô, cơ cấu, loại hình... của tài sản nhằm đạt đƣợc các mục tiêu cơ bản của ngân hàng và khai thác tối đa những lợi ích, những cơ hội mà thị trƣờng mang lại, đồng thời hạn chế và kiểm soát đƣợc các rủi ro.

Thực chất của quản lí tài sản là quản lí các hoạt động của ngân hàng thƣơng mại với nội dung chuyển hóa nguồn vốn (tiền gửi, tiền vay, vốn chủ sở hữu) thành các loại tài sản nhƣ ngân quỹ, tín dụng, chứng khoán và các tài sản khác theo một phƣơng thức thích hợp, nhằm thỏa mãn các mục tiêu mà ngân hàng đặt ra.

Xét trên góc độ vĩ mô, mỗi ngân hàng là yếu tố cấu thành của hệ thống tài chính, ngân hàng của nền kinh tế. Mặc dù không phải là mục tiêu tự thân, nhƣng bằng cách này hay cách khác, các nhà quản trị ngân hàng phải quan tâm tới các mục tiêu chung của cả hệ thống, đó là tăng trƣởng kinh tế, ổn định tiền tệ, ổn định giá cả và tạo công ăn việc làm.

Xét trên góc độ vĩ mô, quản trị tài sản phải hƣớng tới mục tiêu:

- Đảm bảo an toàn thanh khoản, an toàn tín dụng và các an toàn khác; - Nâng cao khả năng sinh lời.

30

Cần lƣu ý rằng, lợi nhuận, rủi ro và khả năng thanh khoản không phải đơn thuần là kết quả của quản trị tài sản mà là kết quả chung của quản trị và các hoạt động khác của ngân hàng. Trong đó, quản trị tài sản giữ vai trò quan trọng.

● Nội dung quản trị tài sản Có của NHTM - Quản trị ngân quỹ

Ngân quỹ của ngân hàng thƣờng bao gồm tiền mặt trong két, tiền gửi tại ngân hàng Trung ƣơng và các ngân hàng thƣơng mại khác. Đây là những tài sản có tính thanh khoản cao nhất, đƣợc thiết lập nhằm duy trì khả năng chi trả và các yêu cầu khác của ngân hàng. Tuy nhiên, ngân quỹ là tài sản không sinh lời hoặc có khả năng sinh lời rất thấp, vì vậy giữ nhiều ngân quỹ sẽ không có hiệu quả.

Quản lí ngân quỹ thực chất là tính toán số ngân quỹ tối thiểu cần giữ trong các thời kì khác nhau, đồng thời cân đối giữa các bộ phận ngân quỹ (tiền mặt, tiền gửi dự trữ bắt buộc và các khoản tiền gửi khác) một cách phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng (phần này sẽ đƣợc giới thiệu chi tiết ở mục quản lí thanh khoản).

Nhiệm vụ của nhà quản trị ngân hàng là kiểm tra, kiểm soát, đánh giá thƣờng xuyên và định kì về tình hình đáp ứng yêu cầu tiền mặt tại quỹ, dự trữ bắt buộc... của ngân hàng trên thực tế và chỉ ra những điều chỉnh cần thực hiện nhằm đảm bảo ngân quỹ đƣợc duy trì thực tế không thấp hơn yêu cầu.

Một phần của tài liệu Tổng quan về quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)