Các nguồn vốn phi tiền gử

Một phần của tài liệu Tổng quan về quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại (Trang 39)

- Quản trị các tài sản Có khác

QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠ

3.1.2.3. Các nguồn vốn phi tiền gử

* Tiền vay

Sự phát triển của ngân hàng, đặc biệt là sự lớn mạnh của hoạt động tín dụng trong đòi hỏi các ngân hàng cần bổ sung những nguồn vốn mới dồi dào hơn so với nguồn vốn truyền thống và ngân hàng đã tìm tới thị trƣờng tiền tệ.

Thông thƣờng ngân hàng Trung ƣơng quy định tỷ lệ giữa nguồn vốn tiền huy động và vốn của chủ vì thế vào những giai đoạn cụ thể, các ngân hàng phải vay mƣợn thêm để đáp ứng nhu cầu chi trả khi khả năng huy động bị hạn chế và chƣa có đƣợc số lƣợng vốn chủ sở hữu nhƣ mong đợi. Hiện nay, các ngân hàng có thể sử dụng một số kênh sau:

Thứ nhất, vay Ngân hàng Nhà nƣớc

Ngân hàng Nhà nƣớc (Ngân hàng Trung ƣơng) đóng vai trò là ngƣời cho vay cuối cùng trong nền kinh tế. Khi rơi vào tình trạng thiếu vốn hoặc cần giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả các NHTM có thể vay tiền tại NHNN. Hình thức cho vay chủ yếu của NHNN là tái chiết khấu hoặc tái cấp vốn. NHTM đƣợc phép cung cấp dịch vụ tái chiết khấu giấy tờ có giá. Sau khi chiết khấu hoặc tái chiếu khấu, giấy tờ có giá trở thành tài sản của NHTM và khi thiếu vốn cho hoạt động kinh doanh, NHTM có thể sử dụng giấy tờ có giá này tái chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nƣớc. Để làm đƣợc điều này các NHTM phải đáp ứng những điều kiện NHNN đƣa ra. Về phía NHNN, vừa đảm bảo là ngƣời cho vay cuối cùng vừa đảm bảo sự kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn cấp cho các NHTM vì thế NHNN ƣu tiên tái chiết khấu cho những giấy tờ có giá có thời gian đáo hạn ngắn, khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ cao, đặc biệt là đáp ứng đƣợc mục tiêu đã đặt ra của Chính phủ trong từng thời kỳ.

Tƣơng tự đối với nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu giấy tờ có giá tại NHNN, các NHTM có thể cầm cố hoặc tái cầm cố các thƣơng phiếu tại NHNN.

Trong trƣờng hợp NHTM thiếu vốn mà không có nguồn giấy tờ có giá có sẵn để tái chiết khấu, NHTM tìm tới biện pháp cuối cùng xin tái cấp vốn từ NHNN trong hạn mức tín dụng. Tuy nhiên để có thể đƣợc tái cấp vốn các NHTM phải đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ đối với Ngân hàng Nhà nƣớc cững nhƣ đáp ứng những thủ tục hồ sơ cần thiết.

Ngoài ra, NHNN có hình thức cho vay thanh toán đối với các NHTM. Khi các NHTM tham gia hệ thống thanh toán bù trừ nếu ngân hàng nào thiếu vốn trong thanh toán sẽ đƣợc NHNN cho vay để đảm bảo các phiên giao dịch thanh toán bù trừ đƣợc thực hiện hoàn tất. Khi cho vay thanh toán, NHNN áp dụng một trong 2 phƣơng thức: cho vay qua đêm (Overnight

40 lend); cho vay thấu chi (Overdraft).

Thứ hai, vay các tổ chức tín dụng khác

Ngành ngân hàng càng phát triển thì hoạt động thanh toán giao dịch liên ngân hàng càng phát triển. Cụ thể là giữa các NHTM có thể vay mƣợn nhau trên thị trƣờng liên ngân hàng. Về thực chất các NHTM chuyển vốn cho nhau trong trong một thời gian ngắn với mức lãi suất hợp lý để đảm bảo mức dự trữ tiền gửi theo qui định và đáp ứng nhu cầu ngân quỹ bất ngờ. Đây là hoạt động hết sức quan trọng để đảm bảo khả năng thanh khoản của các NHTM vì trong ngắn hạn một NHTM có thể tạm thời thiếu vốn để thực hiện nghĩa vụ khách hàng mà không muốn quyết toán một hợp hợp tín dụng khác chƣa đến hạn thanh toán. Trong khi đó có những ngân hàng đang có dự trữ vƣợt yêu cầu do tiền huy động tăng và có chính sách giảm cho vay trong một khoảng thời gian.

Các NHTM có thể liên hệ trực tiếp với nhau và với hai hình thức:

- Vay không cần tài sản đảm bảo. Ở hình thức này các NHTM đi vay sử dụng uy tín và quan hệ thân thiết với NHTM cho vay thể thực hiện hợp đồng mƣợn vốn. Trƣờng hợp này thƣờng áp dụng cho các NHTM có mối quan hệ thân cậy, đã có nhiều giao dịch với nhau.

- Vay cần tài sản đảm bảo. Với hình thức này các NHTM đi vay thực hiện nghĩa vụ đảm bảo tiền vay cho bên cho vay. Tài sản đảm bảo có thể là chứng khoán hoặc giấy tờ có giá khác. Hình thức này áp dụng cho các NHTM quan hệ mƣợn vốn lần đầu hoặc chƣa thật sự tin tƣởng nhau.

Về qui trình, cả hai hình thức trên đều có các bƣớc cơ bản sau: Trƣớc khi ký kết hợp đồng, hai bên có thể trực tiếp trao đổi với nhau về số tiền vay, thời hạn và lãi suất. Sau khi thỏa thuận NHTM đi vay sẽ trực tiếp tới NHTM cho vay để lấy tiền và ký kết hợp đồng mƣợn vốn. Hợp đồng sẽ đƣợc làm 4 liên, mỗi bên giữ 2 liên (một liên lƣu hồ sơ, một liên lƣu kế toán). Đối với hình thức vay cần tài sản đảm bảo thêm thủ tục chứng minh tài sản đảm bảo. Sau khi hợp đồng ký kết, tiền của ngân hàng cho vay giảm đi và của ngân hàng đi vay tăng lên.

Nhƣ vậy nguồn vay mƣợn từ các ngân hàng khác là để đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trả cấp bách cho khách hàng, đôi khi hoạt động này mang lại hiệu quả nhanh chóng hơn là việc vay NHNN thông qua chiết khấu, tái chiết khấu hoặc cầm cố hoặc tái cầm cố.

Thứ ba, vay trên thị trƣờng tài chính

NHTM có thể huy động vốn trên thị trƣờng tài chính. Ngân hàng có thể thực hiện huy động vốn bằng cách phát hành các giấy tờ có giá nhƣ: kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu. Khi sử dụng phƣơng pháp huy động vốn này các NHTM xác nhận nghĩa vụ trả nợ trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác. Thời hạn huy động vốn có thể là ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, cụ thể:

- Huy động vốn ngắn hạn: để huy động vốn ngắn hạn, các NHTM phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn (dƣới 12 tháng) nhƣ: kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.

- Huy động vốn trung và dài hạn: muốn huy động vốn trung và dài hạn các NHTM có thể phát hành trái phiếu.

Thực chất, đây là khoản vay không có đảm bảo và thông thƣờng NHTM có uy tín, trả lãi suất cao sẽ vay mƣợn đƣợc nhiều hơn. Trong trƣờng hợp tự bản thân NHTM không thể trực tiếp đứng ra vay thì có thể vay thông qua các ngân hàng đại lý hoặc đƣợc bảo lãnh của một ngân hàng khác. Thủ tục cho việc huy động vốn này đƣợc đánh giá tƣơng đối phức tạp so với các hình thức khác.

Hoạt động trên liên quan tới quyền lợi của khách hàng và uy tín của ngân hàng vì thế các ngân hàng cần phải nghiên cứu kỹ thị trƣờng để quyết định quy mô, mệnh giá, lãi suất và thời hạn vay mƣợn thích hợp cũng nhƣ các vấn đề chuyển nhƣợng, điều chỉnh lãi suất,… cụ thể:

41

` - Mệnh giá: là số tiền gốc đƣợc in sẵn hoặc ghi trên giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi trên giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với giấy tờ có giá phát hành theo hình thức ghi sổ.

- Thời hạn giấy tờ có giá: là khoảng thời gian từ ngày tổ chức tín dụng nhận nợ đến hết ngày cam kết thanh toán toàn bộ.

- Lãi suất đƣợc hƣởng: là lãi suất áp dụng để tính lãi cho ngƣời mua giấy tờ có giá đƣợc hƣởng

- Chuyển nhƣợng: là loại chứng từ có giá ghi danh hay vô danh, từ đó liên quan tới khả năng chuyển nhƣợng.

-…..

* Vốn phi tiền gửi khác

Ngoài vốn vay vốn phi tiền gửi khác gồm: tiền trong thanh toán, nguồn ủy thác, thuế chƣa nộp, tiền lƣơng chƣa trả.

- Tiền trong thanh toán

Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm hoạt động thanh toán quốc tế, thanh toán trong nƣớc và thanh toán nội bộ. Các hoạt động này hình thành nguồn trong thanh toán của các NHTM.

Thanh toán quốc tế: các khoản tiền ký quỹ của khách hàng cho chuyển tiền quốc tế, nhờ thu và mở thƣ tín dụng trong khoảng thời gian chờ thanh toán.

Thanh toán trong nƣớc: các khoản tiền khách hàng chuyển ủy nhiệm chi đề nghị chuyển tiền nhƣng qua giờ thanh toán bù trừ; tiền chờ thanh toán séc bảo chi,…

Thanh toán nội bộ: đó là các khoản thuế chƣa nộp, lƣơng chƣa trả, phúc lợi chƣa chia,… Với sự phát triển dịch vụ thanh toán trong ngân hàng, nguồn tiền trong thanh toán ngày càng đƣợc gia tăng và có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của NHTM đặc biệt đối với ngân hàng là đầu mối thanh toán cho các ngân hàng thành viên. Các ngân hàng có thể sử dụng nguồn tiền này để sử dụng vào hoạt động kinh doanh của mình.

- Các khoản treo chờ xử lý

Ngân hàng trong quá trình hoạt động thƣờng có những giao dịch chƣa xác định đúng phát sinh giao dịch mà phải chờ xử lý, khi đó ngân hàng sẽ hạch toán giao dịch đó và tài khoản treo chờ xử lý. Ngân hàng có thể coi đây nhƣ một nguồn vốn và đƣợc phép sử dụng khi chƣa xác định đƣợc nguyên nhân và quyết toán.

- Tiền ủy thác

Tiền ủy thác là nguồn tiền mà NHTM đƣợc Nhà nƣớc hoặc các tổ chức tín dụng khác ủy nhiệm cho thực hiện một nhiệm vụ nào đó. Các nghiệp vụ ủy thác bao gồm: Uy thác cho vay, ủy thác đầu tƣ, ủy thác cấp phát,…..Với chức năng này NHTM đƣợc thể hiện vai trò là một tổ chức tài chính trung gian, kênh dẫn vốn cho những chủ thể nhận vốn đúng mục đích. Nguồn vốn này bổ sung vào tổng vốn kinh doanh của NHTM.

Một phần của tài liệu Tổng quan về quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)