Biện pháp 1: Nâng cao hiệu quả vận dụng PPDHGQVĐ cho GV đứng lớp 5- 6 tuổi.
Biện pháp 1.1. Nâng cao nhận thức cho GV đối với chương trình GDMN mới và với việc vận dụng PPDHTC
Mục đích của biện pháp: Nhằm giải tỏa những áp lực về tâm lý, giúp GV có thái độ tích cực hơn đồi với chương trình GDMN mới và các PPDHTC từ đó có tinh thần làm việc tốt hơn.
Nội dung biện pháp:
- Giải quyết những trở ngại tâm lý cho GV trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới và vận dụng PPDHTC.
- Bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch, tự quản lý, điều phối công việc cá nhân và hợp tác cùng làm việc.
- Quản lý chặc chẽ những tư tưởng, cách nhìn nhận tiêu cực về PPDHTC trong nhà trường.
Người thực hiện: BGH, GV Cách thực hiện
- Thông qua các buổi học tập, trao đổi về chương trình giáo dục mầm non mới cũng như PPDHTC, các CBQL cần làm rõ, so sánh với chương trình và PPDH cũ, giúp GV hiểu đầy đủ về CTGDMN và PPDHTC. Nhấn mạnh vào những ưu điểm, nói chuyện, trao đổi trên tinh thần giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong công tác. Tránh cách chỉ đạo mang tính ép buộc, nặng nề làm ảnh hưởng đến tâm lý GV trong quá trình thực hiện
- BGH tìm hiểu nguyên nhân của những thái độ thiếu tích cực về chương trình GDMN mới và việc vận dụng PPDHTC từ đó có giải pháp cụ thể. Bên cạnh đó cần quản lý chặc chẽ các tư tưởng, cách nhìn nhận tiêu cực trong đội ngũ GV, có biện pháp ngăn chặn và giải quyết kịp thời tránh trường hợp lây lan những suy nghĩ không tốt.
- Tổ chức các buổi tập huấn, trao đổi về việc lập kế hoạch. Khuyến khích GV lên kế hoạch công tác cụ cho từng tháng, tuần đối với những công việc được giao và thường xuyên kiềm tra, đôn đốc GV thực hiện nghiêm túc kế hoạch đề ra, tránh tình trạng công việc tồn động gây ra trạng thái nặng nề, và đổ lỗi cho chương trình, cho việc vận dụng PPDHTC và từ đó có thái độ không hợp tác trong việc vận dụng thường xuyên các PPDHTC cũng như PPDHGQVĐ
Biện pháp 1.2: Nâng cao nhận thức của GV về PPDHTC và PPDHGQVĐ.
Mục đích biện pháp: Giúp GV có nhận thức thật sự đầy đủ về PPDHTC nói chung và PPDHGQVĐ nói riêng từ đó có sự hiểu viết và vận dụng đúng.
Nội dung biện pháp:
- Kiện toàn đội ngũ GV dạy lớp 5-6 tuổi.
- Củng cố những hiểu biết về chương trình giáo dục mầm non mới. Loại bỏ những cách nhìn nhận sai, những quan điểm cứng nhắc trong việc thực hiện chương trình.
- Bồi dưỡng kiến thức về các PPDHTC nói chung và PPDHGQVĐ nói riêng. Mối quan hệ giữa các phương pháp. Cách thức chọn lọc và sử dụng các PPDH một cách hiệu quả.
- Bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu về PPDHGQVĐ bao gồm nét đặc trưng, các giai đoạn trong tiến trình thực hiện, vai trò của từng giai đoạn, các yêu cầu cần có của một THCVĐ hay, các loại THCVĐ có thể sử dụng trong dạy học MN…
- Bồi dưỡng kiến thức về một số kỹ năng DH tích cực…. kiến thức về các biểu hiện tích cực của trẻ trong hoạt động
Người thực hiện: CBQL Sở, Phòng, BGH nhà trường và GV đứng lớp 5-6 tuồi. Cách thực hiện:
- Cán bộ phòng tổ chức bồi dưỡng thường xuyên theo các modum dạy học tích cực. Chỉ ra tính mở của chương trình giáo dục MN, những yêu cầu về nội dung, phương pháp…để GV có những hiểu biết đúng về chương trình giáo dục MN mới và điều kiện thuận lợi mà chương trình đem lại cho việc vận dụng các PPDHTC.
- Cán bộ quản lý nhà trường có sự tuyển dụng và sắp xếp nhân sự phù hợp. Chú trọng tuyển dụng GV có trình độ, tay nghề cao cho các lơp 5-6 tuổi. Ưu tiên phân công các GV giỏi, có khả năng vận dụng PPDHTC tốt cho các lớp 5-6 tuổi.
- Xây dựng tủ sách dạy học tích cực trong nhà trường bao gồm các tài liệu về dạy học tích cực, các giáo án hay có vận dụng PPDHTC, các phương tiện phục vụ tốt cho việc vận dụng PPDHTC….Khuyến khích, tạo điều kiện về thời gian cho GV sử dụng.
- Tồ chức cuộc thi tìm hiểu về PPDHGQVĐ. Trao thưởng cho các GV có kết quả cao.
Đề cao những hoạt động có vận dụng PPDHGQVĐ để từ đó khuyến khích GV tìm hiểu, vận dụng PPDH này vào hoạt động DH. Bên cạnh đó, trong quá trình dự giờ, BGH cần thường xuyên góp ý, đưa ra những định hướng thay đổi những cách nhìn nhận sai, những quan niệm không phù hợp của GV.
Biện pháp 1.3. Nâng cao kỹ năng vận dụng PPDHGQVĐ cho GV lớp 5-6 tuổi
Mục đích biện pháp: Nhằm nâng cao kỹ năng vận dụng PPDHGQVĐ cho GV đứng lớp 5-6 tuổi.
Nội dung biện pháp.
- Trang bị kiến thức về các kỹ năng dạy học tích cực ở MN .
- Tăng cường hoạt động thực hành vận dụng PPDHGQVĐ cho GV dạy lớp 5-6 tuổi.
Người thực hiện: CBQL, GV Cách thực hiện:
- Khuyến khích GV lớp 5-6 tuổi học tập các modum liên quan đến việc vận dụng PPDHTC trong trường MN.
- Thường xuyên tổ chức các chuyên đề, tiết dạy mẫu có vận dụng PPDHGQVĐ trong các chuyên đề thành phố và chuyên đề trường. Tạo điều kiện để GV dự giờ học tập lẫn nhau.
- Ghép các chuyên đề trọng tâm trong năm học với chuyên đề dạy học tích cực. Chẳng hạn như chuyên đề trọng tâm của Tp Vũng Tàu năm học 2014 - 2015 là chuyên đề vận động. Nơi đăng cai tổ chức sẽ làm báo cáo và thực hiện các tiết mẫu về nội dung giáo dục kỹ năng vận động. CBQL phòng, trường khi triển khai nhiệm vụ thực hiện chuyên đề có thề định hướng GV sử dụng phương pháp DHGQVĐ trong việc soạn giảng. Trong nội dung báo cáo sẽ có thêm nội dung “DHNVĐ và phát triển vận động cho trẻ”. Và khi triển khai chuyên đề ở trường, BGH cũng áp dụng hình thức này. Như vậy, sau nhiều lần tổ chức, GV sẽ có cái nhìn đầy đủ hơn về việc áp dụng DHGQVĐ cho từng nội dung DH ở MN và kỹ năng vận dụng cũng nâng cao lên.
Biện pháp 1.4.: Bồi dưỡng cho GV về việc vận dụng linh hoạt PPDHGQVĐ cho lớp có sỉ số đông và trình độ trẻ đa dạng .
Như thực tế, tình trạng sỉ số lớp đông là khó khăn lớn cho việc vận dụng các PPDHTC. Tuy nhiên, trong thời gian gần, việc giảm sỉ số trẻ trong lớp là điều rất khó thực hiện vì nó liên quan trực tiếp đến quỹ đất, quỹ trường của TP, số lượng trẻ trong độ tuổi MN ….Do vậy, chúng ta chỉ có thể hạn chế khó khăn bằng cách vận dụng linh hoạt PPDHGQVĐ cho lớp có sỉ số đông và trình độ trẻ chênh lệch.
Mục đích của biện pháp: giúp GV có thể linh hoạt vận dụng PPDHGQVĐ đối với lớp có sỉ số đông.
Nội dung biện pháp:
- Trang bị một số kiến thức, kỹ năng quản lý lớp đối với những lớp có sỉ số đông như: kĩ năng phân nhóm, kỹ năng quan sát trẻ, kỹ năng bố trí các phương tiện DH sao cho trẻ dễ thấy, dễ sử dụng….
- Chỉ ra một số cách thức thực hiện từng giai đoạn khi vận dụng PPDHGQVĐ cho lớp có sỉ số đông và có trình độ chênh lệch nhau như:
+ Sử dụng THCVĐ cho những nhóm trẻ có trình độ khác nhau + Cách nêu THCVĐ đối với hoạt động có sử dụng nhiều THCVĐ.
+ Cách hướng dẫn, gợi mở trẻ giải quyết vấn đề và đánh giá kết quả đối với hoạt động dạy học giải quyết vấn đề có sử dung nhiều THCVĐ với mức độ khác nhau.
Người thực hiện: CBQL và GV Cách thực hiện:
- CBQL đưa các nội dung bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng quản lý lớp. Đặc biệt nhấn mạnh những kỹ năng cần có cho việc quản lý lớp có sỉ số đông vào các lớp học bồi dưỡng thường xuyên và các cuộc họp chuyên môn nhà trường, các buổi họp tổ chuyên môn.
- Tổ chức lấy ý kiến của GV về giải pháp cải thiện khó khăn do sỉ số lớp gây ra trong việc vận dụng PPDHGQVĐ.
- Tổ chức thực hành nâng và hạ yêu cầu cho một THCVĐ. BGH có thể tổ chức thành hội thi có trao thưởng hoặc tổ chức trong các buổi họp chuyên môn của nhà trường, các buổi họp tổ chuyên môn bằng cách đề ra một THCVĐ, GV trên cơ sở tình huống đó sẽ nâng hoặc hạ độ khó của vấn đề mà tình huống đưa ra.
- Tổ chức tiết mẫu có vận dụng PPDHGQVĐ cho trẻ lớp đông. Trong đó, GV sử dụng 2, 3 tình huống có vấn đề khác nhau cho các nhóm trẻ có trình độ khác nhau. Phân tích, giúp GV hình dung ra các bước thực hiện đối với dạng vận dụng này bao gồm: Nắm bắt trình độ trẻ trong lớp, phân nhóm trẻ có trình độ tương đồng, giao nhiệm vụ cho từng nhóm bằng những THCVĐ với độ khó khác nhau, chuẩn bị phương tiện cho các nhóm sử dụng để giải quyết tình huống, cách phối hợp giữa hai GV trong lớp trong việc gợi mở trẻ giải quyết tình huống, các định hướng cho trẻ tự đánh giá kết quả của nhóm và chia sẻ kết quả của nhóm với nhóm khác. Trình tự thực hiện ở các nhóm vẫn đi theo trình tự của một hoạt động có vận dụng PPDHGQVĐ nhưng BGH cần nhấn mạnh để GV thấy được cách quản lý và tổ chức lớp học, sự phối hợp nhịp nhàng của hai GV trong cùng lớp và việc bố trí thời gian, không gian đảm bảo cho vai trò hướng dẫn của GV cũng như việc giải quyết vấn đề của trẻ ở các nhóm.
Biện pháp 2: Nâng cao vai trò của CB quản lý về việc động viên GV vận dụng PPDHGQVĐ trong hoạt động dạy học cho trẻ 5-6 tuổi.
Việc quản lý có liên quan chặc chẽ và có vai trò quyết định đối với hiệu quả vận dụng PPDHTC nói chung và PPDHGQVĐ nói riêng trong nhà trường. Chính vì thế, để nâng cao hiệu quả vận dụng PPDHGQVĐ trong hoạt động dạy học cho trẻ 5-6 tuổi trước tiên cần quan tâm đến việc nâng cao vai trò của nhà quản lý.
Biện pháp 2.1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý trường mầm non.
Mục đích biện pháp: Giúp CBQL trong nhà trường có nhận thức thật sự đầy đủ về PPDHTC nói chung và PPDHGQVĐ nói riêng từ đó có sự chỉ đạo đúng đắn về nội dung cũng như cách thức vận dụng PPDHTC.
Nội dung biện pháp:
- Củng cố những hiểu biết về chương trình giáo dục mầm non mới. Loại bỏ những cách nhìn nhận sai, những quan điểm cứng nhắc trong việc thực hiện chương trình.
- Bồi dưỡng kiến thức về các PPDHTC nói chung và PPDHGQVĐ nói riêng. Mối quan hệ giữa các phương pháp. Cách thức chọn lọc và sử dụng các PPDH một cách hiệu quả.
- Bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu về PPDHGQVĐ bao gồm nét đặc trưng, các giai đoạn trong tiến trình thực hiện, vai trò của từng giai đoạn, các yêu cầu cần có của một THCVĐ hay, các loại tình huống có vấn đề có thể sử dụng trong DH MN…
- Bồi dưỡng kiến thức về một số kỹ năng DH tích cực…. kiến thức về các biểu hiện tích cực của trẻ trong hoạt động.
- Chính xác hóa những nhìn nhận về thực tế vận dụng PPDHTC trong trường MN.
Người thực hiện:
CBQL sở, phòng và BGH nhà trường. Cách thực hiện:
- Cán bộ phòng tổ chức bồi dưỡng thường xuyên theo các modum dạy học tích cực.
- Cán bộ quản lý trong địa bàn thành phố tổ chức trao đổi, thảo luận và nhìn nhận, đánh giá lại những hạn chế khi thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới từ đó tìm hiểu nguyên nhân và đề ra giải pháp. Xem xét và chỉ ra những điều kiện thuận lợi từ chương trình đối với việc vận dụng các PPDHTC.
- Thành lập nhóm dạy học tích cực trong ban hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn phòng chịu trách nhiệm sưu tầm, nghiên cứu những tài liệu về chuyên sâu về từng PPDHTC và kỹ thuật DH tích cực phổ biến cho CBQL trên địa bàn thành phố, tập trung vào PPDHGQVĐ.
- CBQL Sở, Phòng lập kế hoạch theo dõi và báo cáo kết quả thực tế việc vận dụng PPDHTC. CBQL nhà thường xuyên theo dõi, trao đổi với GV về tình hình vận dụng PPDHTC từ đó có nhìn nhận đúng về thực tế vận dụng ở cơ sở mình và báo cáo cho các cấp quản lý để từ đó có nhận thức đúng và đồng bộ về thực tế vận dụng PPDHTC.
Biện pháp 2.2.Thay đổi cách thức quản lý, đánh giá của cán bộ quản lý.
Mục đích biện pháp: Giúp CBQL có cách thức quản lý và đánh giá phù hợp hơn với tình hình vận dụng PPDHTC.
Nội dung biện pháp.
- Củng cố các kỹ năng quản lý, kỹ năng đánh giá các hoạt động trong nhà trường.
- Chuyển từ hình thức quản lý, đánh giá chủ quan sang quản lý và đánh giá khách quan.
- Quản lý, đánh giá dựa trên những tiêu chí cụ thể đã đề ra trước đó. Người thực hiện: Cán bộ Sở, Phòng và BGH nhà trường.
Cách thức thực hiện.
- CB Sở, Phòng định hướng, CBQL tự nghiên cứu
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng nhằm củng cố các kỹ năng đánh giá các hoạt động giáo dục trong nhà trường
- Thay vì tự quản lý, BGH sẽ lên kế hoạch cụ thể, chia nhỏ nhiệm vụ quản lý các mảng cần quản lý và giao cho các bộ phận, các thành viên trong nhà trường.
- Tổ chức trao đổi, thảo luận, dựa trên mục tiêu, yêu cầu cần đạt trong quá trình vận dụng PPDHTC trong từng quý, từng năm để đề ra các tiêu chí đánh giá cụ thể.
Thống nhất với GV về tiêu chí đánh giá đó, thực hiện trong thực tế và có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Biện pháp 3: Hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy của GV dạy lớp 5-6 tuổi.
Mục đích biện pháp: Nhằm giải quyết phần nào hiện trạng “thừa mà thiếu”đồ dùng đồ chơi. Trang bị những phương tiện, đồ dùng dạy học thực sự hiệu quả .
Nội dung biện pháp:
- Trang bị thêm các phương tiện dạy học hiện đại và phù hợp.
- Tổ chức làm thêm những đồ dùng, đổ chơi từ các nguyên vật liệu mở. - Nâng cao kỹ năng sử dụng phương tiện dạy học cho GV.
Người thực hiện: Cán bộ quản lý, GV và phụ huynh học sinh. Cách thực hiện:
- BGH cùng GV phối hợp kiểm tra, rà soát lại cơ sở vật chất của nhà trường cũng như đánh giá hiệu quả của các phương tiện dạy học của nhà trường một cách thường xuyên. Trên cơ sở đó, BGH có đề xuất đối với CBQL phòng, sở trang bị thêm trang thiết bị cần thiết cho nhà trường.
- Do công tác đặc thù, GV mầm non có rất ít thời gian tự làm đồ dùng đồ chơi cho lớp. Hơn nữa, thực tế cho thấy ngoài những đồ dùng, đồ chơi được cấp ,số lượng đồ dùng, đồ chơi ở các lớp vẫn thiếu rất nhiều. Do đó, mỗi khi BGH đề nghị GV bổ sung đồ dùng cho đầy đủ, GV cảm thấy rất khó khăn, từ đó gây ra tâm lý nản và bỏ mặc hoặc làm đối phó. Vì vậy, để giải quyết, nhà trường cần có kế hoạch cụ thể. BGH nên xem việc kiện toàn cơ sở vật chất là một nhiệm vụ lâu dài và thường xuyên. Thành lập tổ đồ dùng đồ chơi trong nhà trường là một giải pháp. Tổ này có trách nhiệm khảo sát, nắm bắt tình hình về số lượng cũng như chất lượng đồ dùng đồ chơi ờ các lớp, sưu tầm nguyên vật liệu cũng như cách làm một số đồ dùng đồ chơi, tổ chức cho GV làm