Nghiên cứu này điều tra thực trạng vận dụng PPDHGQVĐ của GVMN dạy lớp 5-6 tuổi ở một số trường mầm non thành phố Vũng Tàu một cách có hệ thống dưới cả hai góc độ định lượng và định tính. Trước hết, chúng tôi phát phiếu hỏi cho 88 GV và tập hợp số liệu , phân tích để tìm hiểu thực trạng nhận thức, thực trạng vận dụng PPDHGQVĐ của GVMN dạy lớp 5-6 tuổi ở một số trường mầm non thành phố Vũng Tàu và những yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng PPDHGQVĐ vào hoạt động dạy học cho trẻ 5-6 tuổi. Tiếp theo, chúng tôi tiến hành quan sát ngẫu nhiên ở một số lớp 5-6 tuổi tại 3 trường mầm non trên địa bàn. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiến phỏng vấn sâu cán bộ quản lý phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Vũng Tàu, ban giám hiệu các trường mầm non cũng như một số giáo viên đứng lớp 5-6 tuồi, so sánh kết quả thu được từ phiếu hỏi với kết quả quan sát và phỏng vấn. Từ đó, chúng tôi đánh giá thực trạng nhận thức của GVMN về PPDHGQVĐ và thực tế vận dụng trong hoạt động DH cho trẻ 5-6 tuổi, chỉ ra những thành công và khó khăn khi vận dụng PPDHGQVĐ, ghi nhận những đề xuất nâng cao hiệu quả vận dụng, xem xét và đề ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả vận dụng PPDHGQVĐ trong hoạt động DH cho trẻ 5-6 tuổi tại một số trường MN thành phố Vũng Tàu. Các phương pháp chính được sử dụng bao gồm:
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Để khảo thực trạng vận dụng PPDHGQVĐ trong hoạt động DH cho trẻ 5-6 tuổi tại một số trường MN thành phố Vũng Tàu chúng tôi sử dụng phiếu thăm dò ý kiến (Phụ lục 1). Phiếu hỏi này được sử dụng cho GV đang giảng dạy lớp 5-6 tuổi tại địa bàn TP
Vũng Tàu. Mẫu thăm dò được lấy một cách ngẫu nhiên gồm 88 GV,. Số phiếu hỏi phát ra cho 88 GV và số phiếu thu về là 88 phiếu.
Mục tiêu sử dụng bảng hỏi để tìm hiểu thực trạng nhận thức của GV dạy lớp 5-6 tuổi ở một số trường MN thành phố Vũng Tàu và đánh giá của họ về việc vận dụng PPDHGQVĐ trong hoạt động DH cho trẻ 5-6 tuổi. Để thực hiện tốt phương pháp, chúng tôi tiến hành thực hiện lần lượt các bước: thiết kế bảng hỏi, phát phiếu hỏi - trước hết phát phiếu đến một mẫu nhỏ (1 trường mầm non), thu phiếu, đọc kết quả và có thể điều chỉnh câu hỏi hoặc nội dung câu hỏi cho phù hợp hơn, sau đó phát bảng hỏi trên diện rộng; tổng hợp kết quả điều tra và trên cơ sở đó phân tích, thảo luận kết quả thu được
- Phương pháp quan sát
Bên cạnh điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu, tôi lựa chọn công cụ nghiên cứu thứ ba là quan sát thực tế dạy học của 12 GV ở 6 lớp bao gồm: 2 lớp lá trường MN Châu Thành, 2 lớp lá trường MN 30/4 và 2 lớp lá trường MN Phước Thắng. Chúng tôi tiến hành quan sát một cách ngẫu nhiên. Quá trình quan sát được ghi lại bằng thiết bị ghi hình và ghi chép. Các đối tượng được chọn quan sát cũng nằm trong nhóm đối tượng trả lời phiếu hỏi của người nghiên cứu. Phương pháp quan sát giúp chúng tôi phân tích, chứng minh thực tế dạy học của GVMN có như những gì họ nhận thức và trong thực tế họ chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào.
- Phương pháp phỏng vấn
Dựa vào kết quả thu được từ phiếu hỏi và quan sát, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu đối với 6 cán bộ quản lý (3 hiệu trưởng, 3 hiệu phó chuyên môn) tại 3 trường MN Phước Thắng, MN 30/4, MN Châu Thành và 1 chuyên viên phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Vũng Tàu nhằm làm rõ cũng như tìm hiểu thêm về thực trạng vận dụng PPDHGQVĐ từ đánh giá của cấp quản lí. Để đảm bảo sự ẩn danh của CBQL tham gia phỏng vấn, người nghiên cứu quy ước mã GV được phỏng vấn là G1 đến G7 cho 7 CBQL tham gia trả lời phỏng vấn từ 3 trường MN và một chuyên viên phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Vũng Tàu. Tất cả các cuộc phỏng vấn diễn ra được sắp xếp chỉ có người phỏng vấn và người được phỏng vấn. Việc phỏng vấn được tiến hành sau khi người nghiên cứu đã thu được một số kết quả sơ bộ về thực trạng thu được từ
kết quả quan sát và kết quả từ phiếu hỏi. Do đó, ngoài hệ thống câu hỏi có trong dự kiến ( Phụ lục 2), chúng tôi còn thực hiện một số câu hỏi nhằm giải đáp những thắc mắc đối với kết quả đã thu được. Các câu hỏi phát sinh nhằm mục đích giải đáp những thắc mắc đó cũng được thực hiện trên tất cả các đối tượng tham gia phỏng vấn nhằm so sánh kết quả và rút ra kết luận chính xác nhất.