Về căn cứ miễn trách nhiệm

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán luận văn ths luật (Trang 98)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.5. Về căn cứ miễn trách nhiệm

- Hiện nay, Bộ luật Dân sự năm 2005 mới chỉ đưa ra 3 căn cứ để xem xét miễn trách nhiệm cho bên có hành vi vi phạm hợp đồng, đó là:

- Do sự kiện bất khả kháng. - Do sự thỏa thuận của các bên. - Do lỗi của bên có quyền.

Còn theo điều 294 Luật Thương mại năm 2005 gồm có bốn căn cứ sau: - Xảy ra sự kiện bất khả kháng.

- Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia

- Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

- Các trường hợp miễn trách nhiệm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Quy định như Bộ luật Dân sự năm 2005 là chưa hợp lý, trên thực tế sẽ có rất nhiều hành vi vi phạm hợp đồng, nhưng lại nằm ngoài ý muốn chủ quan của chủ thể vi phạm, nếu rơi vào những trường hợp đó mà chúng ta vẫn áp dụng các hình thức trách nhiệm đối với chủ thể vi phạm là không công bằng và bất hợp lý. Vì vậy, theo tác giả Bộ luật Dân sự năm 2005 cần phải quy định thêm các căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng bao gồm:

- Do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước. - Do thiếu hụt nguồn lao động chung.

- Do bị vỡ nợ, không còn khả năng về tài chính. - Do sự vi phạm nghĩa vụ của bên thứ ba.

- Do thiếu hụt về nguồn nguyên liệu chung trên thị trường.

Đây thực sự là những căn cứ rất đáng để chúng ta miễn trách nhiệm cho chủ thể vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên Bộ luật Dân sự có thể không nên quy định theo hướng liệt kê toàn bộ (hướng quy định đóng) mà bên cạch sự liệt kê

đó nên có quy định theo hướng mở, dành quyền xác định những trường hợp được miễn trừ tiếp theo cho hội đồng xét xử.

Vấn đề sự kiện bất khả kháng của Bộ luật Dân sự năm 2005 hiện nay quy định chưa cụ thể, tuy có được quy định nhưng lại bị phân tán ở nhiều điều luật khác nhau, nhiều văn bản pháp luật khác nhau, chưa tập trung và thiếu thống nhất. Vì vậy, để được miễn trách nhiệm do vi phạm phạm hợp đồng vì sự kiên bất khả kháng gây ra thì trong Bộ luật Dân sự cần phải quy định về sự kiện bất khả kháng một cách cụ thể, chi tiết, rõ ràng hơn bằng cách liệt kê các loại sự kiện bất khả kháng theo hướng mỡ những sự kiện nào được coi là sự kiện bất khả. Đồng thời phải đưa ra những tiêu chí xác định sự kiện nào là sự kiện bất khả kháng như sau: Sự kiện bất khả kháng là sự kiện khách quan, nằm ngoài ý muốn chủ quan của các bên tham gia hợp đồng, các bên không thể biết trước khi ký hợp đồng, đây là sự kiện xảy ra sau khi các bên đã ký hợp đồng, hành vi vi phạm là kết quả của sự kiện bất khả kháng, bên vi phạm đã dùng hết khả năng của mình để khắc phục hậu quả nhưng không thể khắc phục được.

KẾT LUẬN:

Chương 3 của luận văn đã nêu ra được những lý do của sự cần thiết phải hoàn thiện những quy định của pháp luật dân sự về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng mua bán. Đồng thời đã đánh giá được thực trạng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán, các tranh chấp dân sự hiện nay đang diễn ra rất nhiều, song tác giả chỉ đưa ra một vài ví dụ điển hình, đó là những vụ án dân sự đã được Tòa án tuyên án, đồng thời đưa ra những quan điểm của giêng mình. Trên cơ sở của sự phân tích, bình luận tại chương 1, chương 2 và những vụ án cụ thể, các quy định hiện hành của pháp luật nói chung và Bộ luật Dân sự năm 2005 nói

riêng, tại chương 3 của luận văn đã đưa ra được những kiến nghị cơ bản nhất nhằm khắc phục những mặt còn hạn chế của Bộ luật Dân sự năm 2005 khi quy định về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng mua bán.

KẾT LUẬN CHUNG

Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng mua bán nói riêng là một chế định pháp luật cơ bản và quan trọng đã được pháp luật dân sự Việc Nam ghi nhận và pháp điển hoá ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn. Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự, hợp đồng mua bán tài sản lần đầu tiên đã được đề cập và quy định cụ thể tại một văn bản pháp quy của Nhà nước là pháp lệnh hợp đồng dân sự ngày 29/4/991, tiếp theo là Bộ luật Dân sự năm 1995 và hiện nay là Bộ luật Dân sự năm 2005. Trong Bộ luật Dân sự năm 2005, trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự được quy định tại phần III, chương XVII từ điều 302 đến điều 308.

Việc đưa ra các quy định liên quan đến trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự, hợp đồng mua bán là rất cần thiết, nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia giao kết hợp đồng. Bộ luật Dân sự 2005 quy định về trách nhiệm dân sự trong hợp đồng đối với các bên còn để tăng hiệu lực pháp luật, buộc các bên phải thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng từ đó điều chỉnh có hiệu quả hơn về giao dịch hợp đồng mua bán một trong những đối tượng chủ yếu và quan trọng của pháp luật dân sự.

Với đề tài: "Các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán",

kết quả nghiên cứu của luận văn đã làm sáng tỏ khái niệm hợp đồng mua bán, nguyên tắc thực hiện hợp đồng mua bán; khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng; sơ lược được quá trình phát triển của Pháp luật quy định về hành vi vi phạm hợp đồng mua bán. Đặc biệt luận văn đã đi sâu phân tích, bình luận được các điều kiện phát sinh trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán và các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Từ sự phân tích một cách sâu sắc đó luận văn đã nêu ra thực trạng áp dụng Pháp luật để giải quyết những tranh chấp do vi phạm hợp đồng mua bán và đề xuất hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng. Đóng góp lớn nhất của luận văn là đã cung cấp được một cách toàn diện những quy định của pháp luật về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng mua bán. Đồng thời góp phần vào việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự, hợp đồng mua bán tài sản trong tương lai.

Hiện nay những tranh chấp liên quan đến trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng mua bán là tương đối phổ biến và ngày càng có chiều hướng gia tăng do sự bùng nổ và gia tăng mạnh mẽ của các giao dịch dân sự và kinh tế. Đặc biệt, những tranh chấp liên quan đến trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng mua bán về tài sản thường xuyên xảy ra và ngày càng phức tạp. Những tranh chấp này đòi hỏi Toà án các cấp cần phải giải quyết chính xác, công bằng, triệt để, đúng pháp luật để ổn định các quan hệ xã hội giữa các cá nhân, tổ chức và trật tự chung của xã hội, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để làm được việc đó nhất thiết chúng ta phải hoàn thiện hơn nữa các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng mua bán tài sản nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng kết công tác năm 2011, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2012, của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa.

2. Báo cáo tổng kết công tác năm 2012, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2013, của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa.

3. Báo cáo tổng kết công tác năm 2012, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2013, của Tòa án nhân dân tối cao.

4. Bản án dân sự số. 5. Bản án dân sự số:

6. Bộ luật Dân sự, (1995), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Bộ luật Dân sự, (2005), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 8. Bộ luật Hình sự, (2010), Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội.

9. Bộ Tư pháp, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý (1995), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Nhật Bản, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội.

10. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khỏe và tính mạng. TS Phùng Trung Tập, nhà xuất bản hà nội Năm 2009.

11. Nguyễn Ngọc Điệp (1996), Nghiên cứu về tài sản trong luật dân sự Việt Nam, NXb. Trể, Thành phố Hồ Chí Minh.

12. Giáo trình luật Dân sự Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Nxb Công an nhân dân.

13. Giáo trình luật Thương mại Trường Đại học Luật Hà Nội (2006) Nxb Công an nhân dân.

14. Giáo trình luật dân sự. Trường đại học luật hà nội, nhà xuất bản công an nhân dân, năm 2009 tập 1, tập 2.

15. Giáo trình luật dân sự Việt Nam tập II, NXB giáo dục Việt Nam, chủ biên TS. Lê Đình Nghị 2010.

16. Nguyễn Đức Giao: Vị trí, vai trò của chế định hợp đồng trong Bộ luật

17. Hiến pháp Việt Nam, (1992), Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội.

18. Đàm Văn Hiếu (1987), Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, NXB.

Pháp lý, Hà Nội.

19. Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao (2004), Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/08/2004 Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình.

20. Luật Thương mại (2005), Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội.

21. Những quy định chung của Luật hợp đồng ở pháp (1993), Đức, Anh, Mỹ, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (1994), Những quy định pháp luật về tài sản và quyền sở hữu tài sản, Hà Nội.

23. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (1994), Những quy định pháp luật về tài sản và quyền sở hữu tài sản, Hà Nội.

24. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (1995), Bộ luật Dân sự nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa, Hà Nội.

25. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (1995), Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan, Hà Nội.

26. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (1997), Bình luận Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

27. Nhà pháp luật Việt - Pháp (1998), Bộ luật dân sự của nước Cộng hoà Pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa (1999), Từ điển Luật học. 29. Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa (2003), Từ điển Tiếng Việt

30. Nhà pháp luật Việt - Pháp (2004), Hội thảo Bộ luật dân sự sửa đổi, Tài

liệu tham khảo, Hà Nội.

31. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội. 32. Pháp lệnh hợp đồng mua bán năm 1991, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội. 33. Pháp lệnh Bưu chính, viễn thông số 43/2002/Pl-UBTVQH10 của Ủy ban

Thường vụ Quốc hội.

34. Ngô Văn Thâu (1987), Một số điều cần biết trong các quyền dân sự của công dân,NXB. Pháp lý, Hà Nội.

35. Ngô Văn Thâu, Nguyễn Hữu Đắc (1996), Các tuật ngữ cơ bản trong luật dân sự Việt Nam, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. Đinh Trung Tụng (chủ biên) (2005), Bình luận những nội dung mới của Bộ luật Dân sự năm 2005, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.

37. Trường Đại học luật Hà Nội (1999), Từ điển giả thích thuật ngữ luật học, NXB. Công an nhân dân, Hà Nội

38. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Tài liệu quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị về chiếm lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

39. Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (1995), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự Nhật Bản, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

40. Viện khoa học pháp lý- Bộ Tư pháp (1997), Bình luận khoa học một số vấn đề cơ bản của Bộ luật dân sự, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

41. Viện khoa học pháp lý- Bộ tư pháp (2001), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự Việt Nam tập 3, NXB. Chính Trị quốc gia, Hà Nội.

NĐ: CTTNHH Xây lắp Điện Hưng Phúc; trú tại: số 192 Đinh Tiên Hoàng, Buôn Ma Thuật, Đăk Lăk

BĐ: Bà Lê Thị Ánh Hiền, ông Hoàng Hùng; trú tại: số 443/11 Quang Trung, Buôn Ma Thuật, Đăk Lăk

1. NỘI DUNG VỤ ÁN:

1.1. Theo đơn khởi kiện ngày 4-4-2005 và lời khai của nguyên đơn đại diện CTTNHH Hưng Phúc trình bày: Từ ngày 5-3-2003 đến ngày 11- 4-2003, CTTNHH Hưng Phúc (sau đây gọi tắt là CT Hưng Phúc) có bán cho vợ chồng bà Hiền, ông Hùng vật liệu xây dựng với tổng số tiền là 397.075.800đ; vợ chồng bà Hiền đã thanh toán 3 đợt, cụ thể: ngày 10-11-2003 là 80.000.000 đ; ngày 7-5-2004 là 130.000.000đ; ngày 24-12-2004 là 30.000.000đ; tổng cộng đã trả được 240.000.000đ. Sau khi thanh toán đợt 1, bà Hiền có viết giấy hẹn sẽ thanh toán dứt điểm vào ngày 30-4-2004; nếu không thanh toán được thì bà Hiền cam kết sẽ thanh toán sắt theo “giá thời điểm hiện tại”. Tại đơn khởi kiện CT Hưng Phúc tính giá sát vào tháng 5- 2004 là 499.996.500đ, trừ 240.000.000đ bà Hiền đã trả, thì bà Hiền còn phải trả cho CT Hưng Phúc là 259.469.550đ. Khi TAND tp Buôn Ma Thuật xét xử sơ thẩm CT Hưng Phúc yêu cầu bà Hiền trả nợ là 512.075.800đ.

1.2. Bị đơn Hiền trình bày: Bà thừa nhận có mua vật liệu xây dựng của CT Hưng Phúc với tổng số tiền là 397.075.800đ, nhưng đã trả được 4 lần, cụ thể: ngày 10-11-2003 là 80.000.000 đ; ngày 7-5-2004 là 130.000.000đ; ngày 24-12-2004 là 30.000.000đ; ngày 7-5-2005 là 130.000.000đ; tổng cộng đã trả được 370.000.000đ, còn lại 27.075.800đ, số tiền này vợ chồng bà giữ lại để buộc CT Hưng Phúc xuất háo đơn giá trị gia tăng thì trả nốt.

1.3. Bị đơn ông Hùng trình bày: Ông xác nhận có nhờ CT Đại Đồng trả cho bà Minh 2 đợt, cụ thể: ngày 7-5-2004 là 130.000.000đ; ngày 24-12-

2004 là 30.000.000đ; ngoài ra không chi trả khoản nào khác; ông không thắc mắc hay khiếu nại gì về 2 lần trả tiền này.

2. QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT:

2.1. Tại BADSST số 186/2010/DSPT ngày 13-12-2010 của TAND tp Buôn Ma Thuật

Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Buộc bà Hiền, ông Hùng trả CT Hưng Phúc 512.075.800đ.

2.2. Ngày 23-7-2008, Bà Hiền có đơn kháng cáo. 2.3. Tại BADSPT

Không chấp nhận kháng cáo của bà Hiền. Giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Nhận định: Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa làm rõ việc bà Hiền thanh toán tiền đợt 4 ngày 7-5-2005 là 130.000.000đ, mà chỉ căn cứ vào lời khai nhân chứng là bà Ngân là thủ quỹ của CT Đại Đồng và việc quy đổi số tiền chốt nợ sang số vật liệu là sắt không có chữ ký của vợ chồng bà Hiền, không có ghi số lượng hay trọng lượng sắt là không có căn cứ pháp luật,

từ đó buộc bà hiền phải trả cho công ty Đại Đồng số tiền 512.075.800đ, đâylà số tiền mua hàng cộng với tiền trênh lệch về giá sắt là không đúng. Nếu thật

sự gia đình bà Hiền chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì tòa cần phải tính lãi trên khoản tiền chậm trả đó.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán luận văn ths luật (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)