7. Kết cấu của luận văn
2.2.4. Những trường hợp loại trừ trách nhiệm
Khi hợp đồng mua bán được giao kết và có hiệu lực pháp luật thì bên có nghĩa vụ phải có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của mình, nếu không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng, không đầy đủ thì sẽ dẫn đến vi phạm hợp đồng và bên vi phạm hợp đồng phải chịu trách nhiệm do hành vi vi
phạm hợp đồng của mình gây ra. Điều đó đã được khẳng định rất rõ tại K1-
Đ302 Bộ luật Dân sự năm 2005 “Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền”[35].
Khi giao kết hợp đồng, các bên bao giờ cũng mong muốn hợp đồng được thực hiện. Nhưng trên thực tế có thể sẽ xảy ra hai trường hợp như sau:
Trường hợp thứ nhất, là một trong các bên hoặc tất cả các bên cố tình vi phạm hợp đồng, không thực hiện đúng đầy đủ các điều khoản của hợp đồng, trường hợp này các bên vi phạm phải chịu trách nhiệm hợp đồng.
Trường hợp trứ hai, một trong các bên có hành vi vi phạm hợp đồng mặc dù đã tiến hành mọi biện pháp cần thiết, mọi nổ lực nhưng hợp đồng vẫn không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng. Như vậy, một vấn đề đặt ra cho các nhà làm luật, liệu họ có phải chịu các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng như trường hợp thứ nhất, khi mà họ đã nổ lực hết mình nhưng việc vi phạm nghĩa vụ vẩn cứ xảy ra. Nguyên tắc chung là các bên vẩn phải chịu trách nhiệm như: Bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm hợp đồng…Trừ trường hợp họ đưa ra được các căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận hoặc do pháp luật quy đinh.
Theo Bộ luật Dân sự năm 2005 căn cứ đầu tiên để xem xét trách nhiệm do vi phạm hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng mua bán nói giêng là người vi phạm hợp đồng phải có lỗi, nếu bên vi phạm hợp đồng không có lỗi thì không phải chịu trách nhiệm, bởi không hội đủ các căn cứ áp dụng trách nhiệm, Trường hợp này hoàn toàn khác so với những trường hợp vi phạm hợp đồng nhưng được miễn trách nhiệm. Điều này được khẳng định tại Khoản 1
Điều 308 như sau: “Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”[35]. Nếu
chịu trách nhiệm khi có lỗi, nếu có hành vi vi phạm mà không có lỗi thì không phải chịu trách nhiệm dân sự khi vi phạm hợp đồng mua bán. Theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 302 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì có ba căn cứ để
được xem xét miễn trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ dân sự là: “Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”[36], Khoản 2 Điều 302, Khoản 3 Điều 302 quy định “Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền”[36]. Như vậy, luật Dân sư năm 2005 chỉ đưa ra ba căn
cứ
- Do sự kiện bất khả kháng. - Do sự thỏa thuận của các bên. - Do lỗi của bên có quyền.
Điều này là khác biệt so với các căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại được quy định tại Điều 294 luật thương mại năm 2005, theo điều 294 Luật Thương mại năm 2005 gồm có bốn căn cứ sau:
- Xảy ra sự kiện bất khả kháng.
- Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia
- Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
- Các trường hợp miễn trách nhiệm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán là việc bên vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng mua bán không phải chịu các hình thức chế tài mà pháp luật đã quy định hoặc các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, khi rơi vào
một trong các trường hợp sau đây:
2.2.4.1. Khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra
Sự kiện bất khả kháng là căn cứ miễn trách nhiệm phổ biến được quy định trong các loại hợp đồng. Sự kiện như thế nào được coi là sự kiện bất khả kháng để được miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng được quy định tại Khoản 1 Điều 161 Bộ luật dân sự năm 2005, sự kiện bất khả kháng được hiểu
là: “Sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”[28].
“Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền hoặc nghĩa vụ dân sự của mình”[29]. Một số văn bản dưới luật cũng có định
nghĩa thế nào là sự kiện bất khả kháng. Ví dụ, theo khoản 1, Điều 4, Quyết định số 42/2002/QĐ-BCN ngày 9/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc ban hành quy định kiểm tra cung ứng, sử dụng điện và xử lý vi phạm hợp
đồng mua bán điện, “sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan mà bên vi phạm không thể kiểm soát được, không thể lường trước được và không thể tránh được, mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép. Sự kiện bất khả kháng bao gồm: Mưa, giông, bão, lốc, lụt, sấm sét, hạn hán, động đất, chiến tranh, phá hoại và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật ”[38]. Từ những quy định này cho thấy, một sự
kiện được coi là bất khả kháng với tính chất là căn cứ để miễn trách nhiệm hợp đồng phải thỏa mãn các dấu hiệu sau:
- Xảy ra sau khi các bên đã giao kết hợp đồng và trong thời hạn thực hiện hợp đồng.
trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết.Trong dấu hiệu này cần phải thỏa mãn ba tiêu chí cơ bản đó là:
+ Thứ nhất, phải là sự kiện xảy ra một cách khách quan, tức là phải nằm ngoài sự kiểm soát của các bên hay không phụ thuộc vào ý trí của họ.
+ Thứ hai, phải là sự kiện không thể lường trước được hay không thể dự kiến trước được.
+ Thứ ba, phải là sự kiện không thể tránh được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết với khả năng cho phép.
- Là nguyên nhân dẩn đến sự vi phạm hợp đồng.
Với cách hiểu như vậy, các trường hợp bất khả kháng thường gặp trong thực tế bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, chiến tranh, đình công, sự thay đổi chính sách, pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh những quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Thương mại năm 2005 đã làm rõ được như thế nào là sự kiện bất khả kháng, vẫn còn một số vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của chế định miễn trách nhiệm chưa được Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng như Luật Thương mại năm 2005 khẳng định rõ ràng, chẳng hạn như sự thiếu hụt chung về lao đông, nguồn nguyên liệu, việc không có khả năng tài chính, sự vỡ nợ hoặc sự vi phạm cam kết của người thứ ba (người cung cấp hàng hóa hoặc cung cấp nguyên liệu cho một bên giao kết). Đây là thiếu sót của Bộ luật Dân sự cần liêu ý, vì đó là những vấn đề luôn xảy ra trong thực tế ở các giao dịch dân sự và được luật pháp nhiều quốc gia trên thế giới quy định là căn cứ để miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Đặc biệt, quy định về các căn cứ miễn trách nhiệm trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và Luật Thương mại năm 2005 đều chưa mở rộng điều chỉnh các trường hợp nêu trên để làm căn cứ miễn trách nhiệm cho nên không có cơ sở pháp lý để đặt vấn đề xem xét bên này hay bên kia được miễn trừ trách nhiệm khi xảy ra những biến cố làm thay đổi tình hình một cách trầm trọng nằm ngoài dự kiến và ngoài tầm kiểm soát
của các bên. Việc đặt gánh nặng quá mức lên vai bên có nghĩa vụ cũng như bắt buộc họ vẫn phải tiếp tục thực hiện hợp đồng ban đầu đã ký ngay cả khi hợp đồng đó không còn khả năng thực hiện trên thực tế là phi thực tế và xung đột nghiêm trọng với các nguyên tắc nền tảng về công bằng và thiện chí vốn đã tồn tại và được chấp nhận trong giao lưu dân sự từ bao lâu nay. Đây là một vấn đề chúng ta cần phải nghiên cứu để hoàn thiện các quy định của pháp luật về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
2.2.4.2. miễn trách nhiệm khi xảy ra các hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận với nhau khi giao kết hợp đồng
Nếu trong quá trình giao kết hợp đồng các bên có thoả thuận với nhau về việc miễn trách nhiệm thì trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu xảy ra đúng hành vi vi phạm đó thì bên vi phạm sẽ không phải gánh chịu các hình thức trách nhiệm.
2.2.4.3. Hành vi vi phạm hợp đồng của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia
Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có hành vi vi phạm hợp đồng nhưng do lỗi của bên vi phạm thì đương nhiên bên vi phạm hợp đồng đó phải gánh chịu các biện pháp chế tài, nhưng hành vi vi phạm hợp đồng của một bên là do lỗi của bên kia mà bên vi phạm hợp đồng hoàn toàn không có lỗi thì bên vi phạm hợp đồng không phải chịu các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
2.2.4.4. Hành vi vi phạm hợp đồng của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng
Đây là căn cứ chưa được Bộ luật Dân sự năm năm 2005 quy định là căn cứ để miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng nhưng lại được quy định trong luật thương mại năm 2005 là căn cứ để miễn trách nhiệm do vi phạm hợp
đồng, điều này không chỉ là sự khác nhau giữa hai văn bản luật cùng điều chỉnh các quan hệ tài sản, mà sự không quy định của Bộ luật Dân sự còn được coi là một thiếu sót trong chế định về trách nhiệm dân sự bởi vì trong thực tiễn, không chỉ những hiện tượng tự nhiên như: động đất, núi lửa, mưa, giông, bão, lốc, lụt, sấm sét, hạn hán… tác động ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống của xã hội mà ngay cả các yếu tố chính trị xã hội do con người tạo nên cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của mình như: Ban bố tình trạng khẩn cấp, lệnh giới nghiêm, mệnh lệnh, lệnh cấm của chính phủ, thi hành lệnh khẩn cấp, quyết định của chính phủ, quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Mệnh lệnh hành chính là sự can thiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các yếu tố này xảy ra bất ngờ đối với các bên ký kết hợp đồng và hậu quả của nó cũng thường đưa tới sự vi phạm hợp đồng của các bên tham gia hợp đồng. Như vậy, khi một bên do thực hiện quyết định của nhà nước có thẩm quyền mà khi giao kết hợp đồng các bên không thể biết trước được dẫn đến hành vi vi phạm hợp đồng thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hợp đồng. Tuy nhiên, vấn đề này cũng cần được bàn định bởi không phải trong mọi trường hợp hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà khi giao kết hợp đồng các bên không thể biết trước được đều được miễn trách nhiệm hợp đồng.
Khi áp dụng các trường hợp miễn trách nhiệm hợp đồng, việc chứng minh các trường hợp được miễn trách nhiệm thuộc nghĩa vụ của bên có hành vi vi phạm hợp đồng. Ngoài ra, khi xảy ra trường hợp được miễn trách nhiệm hợp đồng, bên vi phạm hợp đồng còn phải thông báo ngay (bằng văn bản) cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra. Nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại.
KẾT LUẬN:
Chương 2 là chương trọng tâm của luận văn, trong chương này tác giả đã đi vào phân tích, bình luận rất cụ thể từng điều kiện làm phát sinh trách nhiệm do vi phạm hợp đồng dân sự, hợp đồng mua bán như: hành vi vi phạm hợp đồng, lỗi của bên vi phạm, thiệt hại thực tế và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế. Trên cơ sở các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng mua bán, chương 2 của luận văn đã đi vào phân tích rất sâu sắc các hình thức trách nhiệm mà các chủ thể tham gia hợp đồng có thể bị áp dụng khi họ có hành vi vi phạm hợp đồng. Trong quá trình phân tích đã làm rõ được các quy định của pháp luật, đồng thời tác giả đã chỉ ra được những mặt hạn chế cả về lý luận, quy định của luật và thực tiễn đang tồn tại khi áp dụng trách nhiệm dân sự, làm căn cứ rất quan trọng cho những kiến nghị của tác giả ở chương 3. Đồng thời chương 2 đã đề cập đến những trường hợp mặc dù chủ thể có hành vi vi phạm hợp đồng, nhưng sẽ được miễn trừ trách nhiệm dân sự khi có những căn cứ do Bộ luật Dân sự quy định.
Chương 3
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC