7. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1991 – 1995
Năm 1992 Hiến pháp 1992 ra đời đánh dấu một bước phát triển có tính đột phá, là cơ sở pháp lý cho tư duy pháp lý, cho hoạt động lập pháp nói chung và các hoạt động kinh doanh, giao lưu dân sự nói riêng. Trên cơ sở hiến pháp 1992 hàng loạt các văn bản pháp luật có yếu tố kinh doanh, dân sự được ban hành, sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp với Hiến pháp như luật đất đai 1993, pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả 1994, Luật thương mại năm 1997… Tuy nhiên với một định hướng phát triển xã hội dân sự ở Việt Nam, những cố
gắng nỗ lực của Nhà nước trong việc ban hành các văn bản pháp luật kể trên vẫn chưa đủ để điều chỉnh các quan hệ dân sự đang phát triển trong xó hội. Cũng nhiều vấn đề về dân sự chưa được pháp luật điều chỉnh như các loại hợp đồng mua bán thông dụng, vấn đề bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng…Sự cần thiết xây dựng một khung pháp lý mới cho các quan hệ dân sự theo tinh thần đổi mới trở nên cấp thiết. Đó cũng là lúc công việc soạn thảo Bộ luật Dân sự được tăng tốc theo tinh thần khẩn trương để sớm hoàn chỉnh, các dự thảo bộ luật tính từ năm 1991 là năm dự thảo đầu tiên của luật dân sự ra đời, cho đến năm 1995 qua 14 lần dự thảo, lần lượt 12 bản dự thảo ra đời. sau khi đó được kiểm nghiệm, sàng lọc qua thực tiễn sống động của đời sống xã hội và kế thừa có chọn lọc những nguyên tắc, những ưu điểm, quy định cơ bản của các văn bản pháp luật do Nhà nước ta ban hành trước đó và pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991, đến ngày 28 tháng 10 năm 1995, Bộ luật Dân sự đầu tiên của nước Cộng hoà xó hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực pháp luật kể từ ngày 01 tháng 7 năm 1996. Bộ luật Dân sự năm 1995 gồm có 838 điều được chia thành 7 phần, trong đó phần 3 quy định về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng mua bán từ điều 285 đến điều 633. Chế định trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng mua bán trong Bộ luật Dân sự năm 1995 đã kế thừa hầu hết các quy định về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng mua bán của Pháp lệnh Hợp đồng dân sự. Đồng thời, có những bổ sung và tham khảo các quy định về pháp luật dân sự của nhiều quốc gia có nền pháp luật dân sự phát triển trên thế giới như Cộng hòa Pháp, Nhật Bản để tạo ra một khung pháp lý về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự đầy đủ và phù hợp với thực tiễn kinh tế - xã hội và pháp luật của Việt Nam tại thời điểm ra đời. Bộ luật Dân sự năm 1995 ra đời đã đáp ứng được kỳ vọng của đại bộ phận quần chúng về sự ổn định và luật hóa một lĩnh vực lớn của xã hội là lĩnh vực dân sự. Nó cũng tạo ra một sự ổn định về mặt xã hội và tạo được lòng tin từ phía các nhà đầu tư trong và ngoài nước về một
môi trường đầu tư an toàn và thuận lợi.
Trong giai đoạn này, Bộ luật Dân sự có thể được xem là thành tựu lớn nhất của năm mươi năm xây dựng hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam hiện đại. Những nguyên tắc và khái niệm cơ bản về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự theo hợp đồng mua bán đã được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 1995 nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ hợp đồng. Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng nói chung được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 1995 là bước tiến quan trọng trong quá trình lập pháp của Việt Nam nhằm khắc phục kịp thời sự thiếu tập trung, không đầy đủ của pháp luật về trách nhiệm dân sự theo hợp đồng mua bán được quy định trước đó.
Điểm khác biệt cơ bản của Bộ luật Dân sự năm 1995 với pháp lệnh hợp đồng mua bán năm 1991 là Bộ luật Dân sự năm 1995 đó quy định thêm các loại hợp đồng cụ thể, vấn đề trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
Sự ra đời và đồng hành của Bộ luật Dân sự năm 1995 trong hơn 10 năm Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước cho thấy tính đúng đắn và phù hợp của các quy định pháp luật dân sự nói chúng và những quy định về trách nhiệm dân sự theo hợp đồng mua bán nói riêng với tương quan của các mối quan hệ xó hội ngày càng đa dạng, phức tạp trong nền kinh tế đa chiều. Những chế định pháp lý liên quan đến nghĩa vụ dân sự, trách nhiệm dân sự được quy định trong nhiều loại hợp đồng mua bán khác nhau như: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Hợp đồng mua bán doanh nghiệp và nhiều những quan hệ khác có liên quan đến trách nhiệm dân sự.