7. Kết cấu của luận văn
2.1.3. Có thiệt hại xảy ra trong thực tế
Thiệt hại vật chất thực tế do vi phạm hợp đồng gây ra là căn cứ bắt buộc phải có khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại. Mức bồi thường phụ thuộc vào thiệt hại thực tế của bên bị vi phạm. Vì vậy, muốn buộc bên vi phạm hợp đồng bồi thường thiệt hại thì trước hết phải có thiệt hại về tài sản và bên bị vi phạm phải chứng minh được mình có thiệt hại, mức độ thiệt hại và thiệt hại đó phải tính toán được, xác định được bằng các phương pháp nhất định. Thiệt hại vật chất thực tế do vi phạm hợp đồng gây ra căn cứ bắt buộc phải có khi muốn áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại, đối với các hình thức chế tài khác thì căn cứ gây thiệt hại không phải là tiêu chí bắt buộc phải có khi áp dụng trách nhiệm. Thiệt hại thực tế là những thiệt hại có thể tính toán được thành tiền mà bên bị vi phạm hợp đồng phải gánh chịu. Hiện nay trong khoa học pháp lý họ chia thiệt hại thực tế do vi phạm hợp đồng mua bán gây ra thành hai loại, là thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp.
Thiệt hại trực tiếp là những thiệt hại đã xảy ra trên thực tế, có thể tính toán một cách dễ dàng và chính xác. Biểu hiện cụ thể của thiệt hại trực tiếp là tài sản bị mất mát, hư hỏng, huỷ hoại là sự giảm sút giá trị của một tài sản hoặc sự thiệt hại về tài sản do người có nghĩa vụ gây ra. Chi phí thực tế và hợp lý những khoản tiền hoặc những lợi ích vật chất khác mà người bị thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng phải bỏ ra ngoài ý muốn chủ quan của mình để khắc phục những tình trạng xấu do bên vi phạm gây ra.
học, trên cơ sở các chứng cứ, tài liệu mới có thể xác định chính xác được. Biểu hiện cụ thể của thiệt hại gián tiếp là thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút, khoản lợi đáng lẽ được hưởng mà bên có quyền lợi bị vi phạm phải chịu. Bên bị vi phạm chỉ được bồi thường và bên vi phạm chỉ có nghĩa vụ bồi thường những khoản thiệt hại trong phạm vi do pháp luật quy định. Các khoản thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng mua bán gây ra đã được quy định tại
Khoản 2 Điều 307 Bộ luật Dân sự bao gồm: “tổn thất về tài sản, chi phí hợp lí để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút”[30]. Đối với hợp đồng trong thương mại, Luật Thương mại năm
2005 quy định tại khoản 2 Điều 302 về các khoản thiệt hại do vi phạm hợp
đồng bao gồm: “giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp, mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm”[26].
Điều kiện có thiệt hại xảy ra là một căn cứ buộc bên vi phạm hợp đồng có trách nhiệm bồi thường cho bên có các lợi ích bị xâm phạm. Tuy nhiên, hành vi vi phạm hợp đồng có thể chưa gây ra bất kỳ một thiệt hại nào về tài sản, nhưng bên vi phạm hợp đồng vẫn chịu trách nhiệm về tài sản, phát sinh trong hai trường hợp là trong quan hệ hợp đồng đặt cọc (Điều 358) và thoả thuận về việc thực hiện hợp đồng có thoả thuận phạt vi phạm (Điều 422) Bộ luật Dân sự năm 2005.