7. Kết cấu của luận văn
2.1.4. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và
thiệt hại thực tế
Không phải tất cả sự vi phạm nghĩa vụ nào cũng đều là cơ sở của trách nhiệm dân sự và không phải bất cứ thiệt hại nào xảy ra trong quan hệ nghĩa vụ cũng đều do bên vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu. Chính vì vậy mà khi nói đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại Điều 604 Bộ luật Dân sự năm 2005 đều
sử dụng thuật ngữ “gây thiệt hại” hoặc “gây ra thiệt hại”. Điều đó cũng có
xảy ra, thì mới phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Quan hệ nhân quả không phải là phạm trù pháp lý thuần túy. Quan hệ nhân quả là một phạm trù chung áp dụng chung cho cả lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, được dùng để chỉ mối liên hệ tồn tại khách quan, tất yếu giữ các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội, trong đó một số sự vật hiện tượng là nguyên nhân, một số sự vật hiện tượng khác gọi là kết quả. Trong khoa học pháp lý dân sự, tính nhân quả giữa hành vi vi phạm nghĩa vụ và thiệt hại xảy ra có thuộc tính khách quan, nó thể hiện ở chỗ hành vi vi phạm nghĩa vụ trong những điều kiện nhất định đã gây ra thiệt hại như là một quá trình khách quan, tất yếu. Khi đó, hành vi vi phạm nghĩa vụ là nguyên nhân, thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu. Về mặt thời gian, nguyên nhân phải có trước kết quả, hành vi vi phạm nghĩa vụ phải có trước khi có thiệt hại xảy ra. Nếu thiệt hại đã xảy ra trước khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ thì thiệt hại xảy ra đó không phải là kết quả của hành vi vi phạm nghĩa vụ, vì giữa chúng không có quan hệ nhân quả. Và vì không có quan hệ nhân quả, bên có quyền không thể căn cứ vào thiệt hại đã xảy ra trước đó để đòi bên vi phạm nghĩa vụ phải bồi thường.
Trên thực tế có những trường hợp, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm nghĩa vụ và thiệt hại biểu hiện rõ ràng đến mức hiển nhiên, không cần bàn cải, ví dụ: A giao hàng cho B nhưng không đúng đối tượng của hợp đồng đã thỏa thuận là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến kết quả B bị thiệt hại, hoặc trường hợp bên nhận gửi giữ làm mất mát, hư hỏng tài sản gửi giữ là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả thiệt hại đối với bên gửi giữ. Nhưng cũng có không ít những trường hợp, việc xác định chính xác mối quan hệ nhân quả rất khó và phức tạp đặc biệt là những thiệt hại gián tiếp hoặc trong những trường hợp thiệt hại xảy ra là kết quả vận động không phải chỉ của một hành vi mà của nhiều hành vi của nhiều chủ thể khác nhau, thì việc làm rõ
những hành vi vi phạm nào đã phát sinh hậu quả thiệt hại, và việc xác định những chủ thể nào là người phải chịu trách nhiệm bồi thường là vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp, xét trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, ví dụ: Công ty cổ phần A ký hợp đồng bán 100 tấn gạo tám thơm Nam Định cho công ty trách nhiệm hữu hạn B, để công ty B cung cấp cho nhà máy bia C, nhưng 100 tấn gạo mà A giao cho B bị mốc, khi nhận B và C đều không kiểm tra và đã đưa vào nấu bia dẩn đến chất lượng bia không bảo đảm phải bỏ đi. Việc xác định chính xác mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng khi đòi bồi thường các khoản thiệt hại thực tế trong những trường hợp đó không dễ dàng, sẽ nhầm lẫn nếu chỉ dựa vào sự suy đoán chủ quan. Trong những trường hợp như vậy, để có thể xác định chính xác mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy ra, cũng như để xác định chính xác chủ thể nào phải bồi thường thiệt hại cần phải dựa vào khoản 2 Điều 307 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 và Điều 302, 303 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005, được hiểu đó phải là mối quan hệ khách quan, tất yếu, trực tiếp, trong đó hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp, còn việc phát sinh những tổn thất vật chất thực tế là kết quả khách quan, tất yếu của hành vi vi phạm hợp đồng đó. Một hành vi vi phạm hợp đồng có thể gây ra nhiều khoản thiệt hại, nếu gây ra nhiều khoản thiệt hại thì chủ thể vi phạm phải bồi thường toàn bộ và đầy đủ tất cả các khoản thiệt hại đó và ngược lại một thiệt hại thực tế có thể do nhiều hành vi vi phạm hợp đồng gây ra, nếu do nhiều hành vi vi phạm hợp đồng gây ra thì các chủ thể có những hành vi đó phải liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại chung.
2.2. TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN Nếu điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng mua Nếu điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng mua bán là căn cứ để xác định sự phát sinh và tồn tại trách nhiệm dân sự của một chủ thể, thì nội dung của trách nhiệm dân sự lại là các hình thức cưỡng chế
của Nhà nước được luật hóa bằng các quy định của pháp luật dân sự để buộc chủ thể được xác định phải chịu trách nhiệm dân sự hoàn thành nghĩa vụ dân sự đã cam kết của mình trong hợp đồng.
- Một là: phải tiếp tục thực hiện hợp đồng. - Hai là: phải bồi thường thiệt hại.
- Ba là: bị phạt vi phạm hợp đồng nếu có thỏa thuận
Cả ba hình thức chế tài này đều phản ánh đầy đủ trách nhiệm tài sản theo quy định của pháp luật dân sự và sự nghiêm minh của Bộ luật Dân sự năm 2005 Việt Nam.
Các điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng và nội dung của trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu chỉ xác định trách nhiệm dân sự thông qua các điều kiện phát sinh, mà không áp dụng các biện pháp chế tài (nội dung của trách nhiệm dân sự) thì việc xác định trách nhiệm dân sự trở nên không có giá trị, vì khi đó, chủ thể bị vi phạm vẫn không được bồi thường thiệt hại, quyền lợi về tài sản vẫn bị xâm hại mà không được pháp luật dân sự bảo đảm. Còn chủ thể vi phạm nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng cũng không phải bồi thường các thiệt hại do hành vi vi phạm của mình gây ra mà các hành vi này đã được coi là có lỗi theo quy định của pháp luật dân sự.
Các hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng thường phát sinh tranh chấp. Cơ sở pháp lý chủ yếu để giải quyết các tranh chấp này trước hết theo thỏa thuận của các bên (được ghi nhận trước trong hợp đồng hoặc được xác lập trong nổ lực của các bên nhằm giải quyết hậu quả của vi phạm). Nếu như các bên không thảo thuận được trách nhiệm dân sự đối với vi phạm, việc phân định trách nhiệm này sẽ do Tòa án dân sự (hoặc các cơ quan tài phán khác được luật định) quyết định theo quy định của pháp luật.
trách nhiệm dân sự như sau:
- Điều 110 “Công dân hay pháp nhân mặc dù đã chịu trách nhiệm dân sự vẫn có thể bị xử lý về hành chính, nếu việc đó là cần thiết. Khi các hành vi của công dân hay pháp nhân có chứa đựng dấu hiệu tội phạm thì họ và cá nhân đại diện pháp luật cả pháp nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo thủ tục pháp luật quy định”[24]
- Điều 134 (trích): "Trách nhiệm dân sự được thi hành bằng những biện pháp sau đây: 1. Chấm dứt xâm phạm; 2. Giải tỏa sự tắc nghẽn; 3. Loại trừ nguy hiểm; 4. Trả lại tài sản; 5. Khôi phục lại trạng thái ban đầu; 6. Sửa chữa, cải tạo, thay thế; 7. Bồi thường thiệt hại; 8. Trả khoản tiền đền bù thỏa thuận trước; 9. Loại trừ hậu quả và khôi phục lại danh dự; 10. Xin lỗi”[25].
Các biện pháp nói trên có thể được áp dụng đơn lẻ hoặc được áp dụng cùng với nhau. Có thể thấy, dù là quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào và được áp dụng dưới hình thức nào thì việc quy định trách nhiệm dân sự đối với các hành vi vi phạm hợp đồng đều được coi trọng. Bởi vậy, phân tích để thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của nội dung trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng là một trong những bước cơ bản để hiểu và nắm rõ được bản chất của trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng. Nội dung của trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng có thể được tìm hiểu như sau: