7. Kết cấu của luận văn
2.1.1. Có Hành vi vi phạm hợp đồng mua bán
Hành vi vi phạm hợp đồng dưới hình thức không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Nhưng không phải bất cứ việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng nào bao giờ cũng là cơ sở của trách nhiệm hợp đồng. Là một dạng trách nhiệm pháp lý nói chung nên trách nhiệm hợp đồng chỉ phát sinh khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng và khi hành vi vi phạm hợp đồng đó là trái luật, ngoài những nghĩa vụ mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng thì còn những nghĩa vụ mặc dù các bên không thoả thuận trong hợp đồng nhưng pháp luật có quy định thì các bên cũng phải thực hiện theo, nếu các bên không tuân thủ theo các quy định đó cũng coi là hành vi vi phạm hợp đồng.
xử sự của người có nghĩa vụ không phù hợp với yêu cầu của pháp luật, của những cam kết, thỏa thuận của các bên trong hợp đồng hoặc của tập quán. Còn những trường hợp mà việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng không bị coi là trái pháp luật (hợp pháp) thì không làm phát sinh trách nhiệm hợp đồng của người có nghĩa vụ đối với người có quyền, ví dụ: trường hợp hợp đồng không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của người có quyền hoặc do có sự kiện bất khả kháng.
Dưới góc độ thực tiễn, hành vi vi phạm hợp đồng có thể được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Việc hành động bị coi là bất hợp pháp, vi phạm các điều khoản của hợp đồng khi bên có nghĩa vụ trong hợp đồng thực hiện điều cấm của pháp luật, vi phạm những điều khoản thỏa thuận giữa các bên, trái với tập quán hoặc trái với bản chất của nghĩa vụ, ví dụ như: hành vi tự ý đơn phương chấm dứt hợp đồng, giao vật không đúng đối tượng, số lương, chất lượng, chủng loại, nhãn mác bao bì…Biểu hiện thứ hai của hình thức vi phạm hợp đồng đó là không hành động, không hành động ở đây được hiểu là hành vi không thực hiện các điều khoản trong hợp đồng, trong khi đó theo quy định của pháp luật hoặc theo sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng bên có nghĩa vụ cần phải làm điều đó nhưng đã không làm. Nghĩa vụ phải làm hoặc không được làm có thể phát sinh thỏa thuận từ trong hợp đồng, từ quy định của pháp luật, từ tập quán hoặc từ chính bản chất của nghĩa vụ. Ví dụ: trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa, việc bên bán không hành động bằng cách không giao hàng đúng thời hạn theo thỏa thuận sẽ bị coi là hành vi bất hợp pháp, hoặc như trong quan hệ hợp đồng vận chuyển tài sản, việc bên vận chuyển không hành động bằng cách không vận chuyển tài sản đầy đủ, an toàn đến đúng địa điểm, đúng thời hạn đã định cũng sẽ bị coi là không hành động, không thực hiện hợp đồng.
đồng dưới dạng hành động hoặc không hành động về cơ bản không có ý nghĩa đối với tòa án, khi giải quyết yêu cầu của bên có quyền, Tòa án thường không chú ý việc bên có nghĩa vụ đã thực sự không thực hiện hợp đồng hay đã thực hiện không đúng, không đầy đủ các điều khoản ghi trong hợp đồng mà chỉ quan tâm đến chính sự kiện vi phạm nghĩa vụ, tức là Tòa án chỉ cần biết nghĩa vụ trong hợp đồng đó có thực sự bị xâm hại hay không. Mặt khác, theo nguyên tắc chung, tính trái pháp luật của hành vi vi phạm hợp đồng luôn được suy đoán mà không cần đến sự chứng minh của bên có quyền. Do đó, trong trường hợp thông thường, bên có quyền không cần viện dẫn tính trái pháp luật của hành vi vi phạm hợp đồng mà chỉ cần đưa ra sự kiện bên có nghĩa vụ đã có hành vi vi phạm hợp đồng dưới dạng hành động hoặc không hành động là đủ để áp dụng các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán đối với bên vi phạm. Chỉ trong những trường hợp mà hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra là do sự kiện bất khả kháng hoặc là do việc bên có nghĩa vụ hoàn toàn không có lỗi thì khi đó Tòa án mới xem xét, đánh giá hành vi vi phạm hợp đồng đó có trái luật bất hợp pháp hay không. Tất nhiên là trong những trường hợp này, việc chứng minh sự kiện bất khả kháng hoặc sự kiện mình không có lỗi sẽ thuộc trách nhiệm của bên có nghĩa vụ.
Vi phạm hợp đồng, theo quy định tại Điều 302 Bộ luật Dân sự năm 2005 và quy định tại khoản 12 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005, được chia thành hai dạng, đó là: không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng và thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng. Thực ra, sự phân chia này có ý nghĩa về mặt lý luận hơn là thực tiễn, bởi lẽ, luật dân sự Việt Nam không tách biệt rạch ròi giữa chế định trách nhiệm dân sự trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ và trường hợp thực hiện không đúng nghĩa vụ. Theo các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, quyền đòi bồi thường thiệt hại và yêu cầu phạt vi phạm đối với bên vi phạm hầu như không phụ thuộc vào tính
chất vi phạm hợp đồng là không thực hiện nghĩa vụ hay thực hiện không đúng nghĩa vụ. Chẳng hạn, cho dù bên có nghĩa vụ đã không thực hiện nghĩa vụ (do đối tượng của hợp đồng mua bán là vật đặc định không còn) hay là đã thực hiện không đúng nghĩa vụ (do giao vật bị hư hỏng, có khuyết tật) thì quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm của bên bị vi phạm vẫn là như nhau trong cả hai trường hợp. Có lẽ, sự phân biệt giữa không thực hiện nghĩa vụ với thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ chỉ có ý nghĩa ở một mức độ nào đó trong việc xác định mối quan hệ giữa các hình thức trách nhiệm và quyền yêu cầu thực hiện đúng hợp đồng
đối với các giao dịch thương mại (Điều 299 Luật Thương mại năm 2005).
Tuy nhiên, bên có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng nhưng không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ hợp đồng do có những trở lực khách quan có hậu quả pháp lý do pháp luật qui định, thì tuy rằng bên có nghĩa vụ không thực hiện hợp đồng cũng không chịu trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng.