Bảng 3.6 thể hiện kết quả hình ảnh học thu thập được từ mẫu nghiên cứu:
Bảng 3.6: Kết quả hình ảnh học
Kết quả hình ảnh học Số ca thực hiện Tần số (tỉ lệ %)
XQ bụng đứng không sửa soạn
có hình ảnh tắc ruột 55 51 (92,7%)
XQ bụng đứng không sửa soạn
có hình ảnh nghi khối bã 55 0 (0%)
Siêu âm có hình ảnh tắc ruột 34 19 (55,9%) Siêu âm có hình ảnh nghi khối bã 34 0 (0%) CT scan có hình ảnh tắc ruột 26 25 (96,2%) CT scan có hình ảnh nghi khối bã 26 12 (46,2%)
Không phải tất cả các trường hợp đều được chụp XQ bụng đứng không sửa soạn (vì có những bệnh nhân không đau bụng hoặc đau bụng liên tục không điển hình) . Có 51/55 trường hợp (92,7%) chẩn đoán được tắc ruột cơ học trên XQ dựa vào những hình ảnh điển hình, nhưng không có trường hợp nào cho hình ảnh nghi ngờ khối bã gây tắc ruột.
Có 34 trường hợp được chỉ định siêu âm bụng. Kết quả có 19/34 trường hợp (55,9%) cho chẩn đoán tắc ruột với những dấu hiệu điển hình, trong đó có 1 trường hợp cho kết quả âm tính trên XQ bụng đứng không sửa soạn.
Có 26 trường hợp được chỉ định chụp CT scan bụng chậu, đa số có cản quang tĩnh mạch (có 3 trường hợp không có cản quang tĩnh mạch). Kết quả có 25/26 trường hợp (96,2%) cho chẩn đoán tắc ruột cơ học. Trong số đó, có 12 trường hợp thấy hình ảnh bã thức ăn gây tắc ruột, chiếm 46,2%.
Hình 3.20:CT scan cho thấy hình ảnh tắc ruột do bã thức ăn (nguồn: BN Trịnh Thị L., số nhập viện CR. 09.094872)
Bã thức ăn
Hình 3.21:Hình ảnh bã thức ăn nằm ở ranh giới ruột dãn- ruột xẹp (nguồn:BN Đỗ Hữu T., số nhập viện GĐ.05.0005840)