2.2.1.Thiết kế nghiên cứu:
- Báo cáo hàng loạt ca (case series).
2.2.2.Cỡ mẫu:
- Vì mục tiêu nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu như trên, chúng tôi chọn hết các trường hợp thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh, không giới hạn cỡ mẫu.
2.2.3.Phương tiện nghiên cứu:
- Hồ sơ bệnh án, phim XQ, CT scan lưu trữ ở phòng hồ sơ bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện Nhân Dân Gia Định.
2.2.5.Biến số nghiên cứu:
2.2.5.1. Biến số liên quan đến dịch tễ:
- Tuổi: biến định lượng, tính bằng năm
- Giới: biến định tính nhị giá. Mã hóa: nữ=0, nam=1
- Thời điểm nhập viện: biến định tính thứ tự, dựa vào thời điểm bệnh nhân nhập viện.
2.2.5.2. Biến số liên quan đến đặc điểm bệnh: Đặc điểm về lâm sàng:
- Số ngày đau bụng:
Biến định lượng, tính bằng ngày
Tính từ lúc bệnh nhân có triệu chứng đau bụng đến lúc bệnh nhân được bác sĩ khám, chẩn đoán có hội chứng tắc ruột.
- Triệu chứng đau bụng quặn cơn:
Biến định tính nhị giá. Mã hóa: có = 1, không = 0
Dựa vào lời khai của bệnh nhân: đau bụng theo cơn, giữa mỗi cơn có khoảng nghỉ, trong cơn đau bụng có thể nổi gò.
- Triệu chứng nôn ói:
Biến định tính nhị giá. Mã hóa : có = 1, không = 0
- Triệu chứng bí trung tiện- bí đại tiện:
Hai biến định tính nhị giá. Mã hóa : có = 1, không = 0
Dựa vào lời khai của bệnh nhân: được xem là bí trung tiện- bí đại tiện nếu khoảng thời gian tính từ lần trung tiện hoặc đại tiện cuối cùng đến lúc bệnh nhân được khám, chẩn đoán tắc ruột > 24 giờ. Mốc 24h dựa vào lý thuyết sinh lý bệnh tắc ruột: một số trường hợp tắc ruột cao, trong 24 giờ sau đó bệnh nhân vẫn có thể đi cầu được (đây là lượng phân phía dưới chỗ tắc).
- Thay đổi huyết áp:
Biến định tính danh định. Mã hóa : không thay đổi = 0, tăng huyết áp = 1, tụt huyết áp = 2.
Dựa vào kết quả đo huyết áp lúc bệnh nhân được khám, chẩn đoán tắc ruột. Tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg (theo JNC VII). Theo tổ chức Y tế thế giới, định nghĩa tụt huyết áp khi huyết áp tâm thu < 90 mmHg và huyết áp tâm trương < 60mmHg, hoặc giảm hơn 20mmHg so với trị số huyết áp bình thường của bệnh nhân (tiêu chuẩn thứ 3 này cần phải biết huyết áp trước đó của bệnh nhân nên không được dùng trong nghiên cứu). Ngoài ra, những trường hợp có huyết áp kẹp (độ chênh giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương < 20 mmHg) cũng được xếp vào nhóm tụt huyết áp do cùng ý nghĩa biểu hiện tình trạng sốc của bệnh nhân.
- Sốt:
Biến định tính nhị giá. Mã hóa: có = 1, không = 0
Dựa vào nhiệt độ đo tại thời điểm bệnh nhân được khám, chẩn đoán tắc ruột. Gọi là sốt khi nhiệt độ đo được ≥ 38 ˜C.
Biến định tính nhị giá. Mã hóa : có = 1, không = 0
Dựa vào ghi nhận của bác sĩ khi thăm khám bệnh nhân, chẩn đoán có tình trạng tắc ruột. Dấu rắn bò được phát hiện bằng nhìn hoặc sờ: trong cơn đau nhìn/sờ thấy ruột cuộn lên, di động như rắn bò. Dấu quai ruột nổi được phát hiện bằng nhìn: nhìn thấy một hoặc vài quai ruột nổi lên trên thành bụng, nằm im lìm, không có nhu động.
- Sờ thấy khối bã:
Biến định tính nhị giá. Mã hóa : có = 1, không = 0
Dựa vào ghi nhận của bác sĩ khi thăm khám bệnh nhân, chẩn đoán có tình trạng tắc ruột.
- Tăng nhu động ruột:
Biến định tính nhị giá. Mã hóa : có = 1, không = 0
Dựa vào ghi nhận của bác sĩ khi thăm khám bệnh nhân, chẩn đoán có tình trạng tắc ruột. Nhu động ruột bình thường trong khoảng 8 ± 4 lần/phút. Định nghĩa tăng nhu động ruột khi nghe được nhiều hơn số lượng này hoặc một cơn nhu động ruột kéo dài, thường kèm theo tăng âm sắc.
- Đề kháng thành bụng (hoặc phản ứng thành bụng) :
Dựa vào ghi nhận của bác sĩ khi thăm khám bệnh nhân, chẩn đoán có tình trạng tắc ruột.
Đặc điểm về tiền căn bệnh lý:
- Tiền căn cắt dạ dày:
Biến định tính nhị giá. Mã hóa : có = 1, không = 0
Dựa vào lời khai của bệnh nhân và/hoặc giấy xuất viện của lần mổ trước, có thể được phẫu thuật viên khẳng định lại trong mổ. Biến số bao gồm tiền căn mổ cắt toàn phần, bán phần dạ dày, cắt 2/3 dưới dạ dày hoặc cắt hang vị (do nguyên nhân lành tính hoặc ác tính).
- Tiền căn phẫu thuật cắt thần kinh X kèm mở rộng môn vị hoặc nối vị tràng:
Biến định tính nhị giá. Mã hóa : có = 1 , không = 0
Dựa vào lời khai của bệnh nhân và/hoặc giấy xuất viện của lần mổ trước, có thể được phẫu thuật viên khẳng định lại trong mổ. Biến số bao gồm tiền căn phẫu thuật cắt TK X (các kiểu) kèm theo mở rộng môn vị hoặc nối vị tràng. Những trường hợp bệnh nhân có tiền căn mổ thủng ổ loét dạ dày, không rõ phương pháp mổ lần trước và phẫu thuật viên cũng không ghi nhận thay đổi giải phẫu bất thường trong lần mổ này được xem như không có tiền căn phẫu thuật cắt TK X.
- Tiền căn phẫu thuật khác ở vùng bụng :
Biến định tính nhị giá. Mã hóa: có = 1, không = 0
Dựa vào lời khai của bệnh nhân và/hoặc giấy xuất viện của lần mổ trước, có thể được phẫu thuật viên khẳng định lại trong mổ. Biến số bao gồm tất cả tiền căn phẫu thuật khác liên quan đến ổ bụng (mổ mở hoặc mổ nội soi) ngoài 2 biến số đã kể ở trên.
Đặc điểm về XN cận lâm sàng:
- Tăng bạch cầu:
Biến định tính nhị giá. Mã hóa : có = 1, không = 0
Dựa vào kết quả XN máu tại thời điểm bệnh nhân được khám, chẩn đoán tắc ruột. Tăng bạch cầu khi số lượng bạch cầu > 10.000/mm3 (trị số bạch cầu bình thường từ 6000-10000/mm3 ).
- Tăng urê, tăng creatinine/máu:
Hai biến định tính nhị giá. Mã hóa: có = 1 , không = 0
Dựa vào kết quả XN máu tại thời điểm bệnh nhân được khám, chẩn đoán tắc ruột. Tăng urê khi kết quả urê > 40mg% (trị số urê bình thường từ 20-40mg%). Tăng creatinine khi kết quả creatinine > 1,2mg% (trị số creatinine bình thường từ 0,8-1,2mg%).
- Hạ Natri, hạ Kali:
Hai biến định tính nhị giá. Mã hóa: có = 1 , không = 0
Dựa vào kết quả XN máu tại thời điểm bệnh nhân được khám, chẩn đoán tắc ruột. Hạ Natri máu khi kết quả Natri < 130 mmol/ L (trị số Natri bình thường từ 135-145 mmol/L). Hạ Kali máu khi kết quả Kali < 3,5 mmol/L (trị số Kali bình thường từ 3,5-5 mmol/L).
Đặc điểm về kết quả chẩn đoán hình ảnh:
- Kết quả chẩn đoán tắc ruột dựa vào XQ bụng đứng không sửa soạn, siêu âm, CT scan:
Ba biến định tính nhị giá. Mã hóa: có = 1, không = 0
Dựa vào kết quả của chẩn đoán hình ảnh tại thời điểm bệnh nhân được khám, chẩn đoán tắc ruột.
XQ bụng đứng không sửa soạn chẩn đoán tắc ruột khi có hình ảnh mực nước hơi chênh nhau điển hình. Kết quả được đọc bởi BS chẩn đoán hình ảnh, BS trực Ngoại (hồi cứu hồ sơ) và kiểm tra lại bởi nhóm nghiên cứu.
Siêu âm chẩn đoán tắc ruột khi có hình ảnh các quai ruột dãn, tăng nhu động, có thể có kèm dấu hiệu “máy giặt”. Kết quả được đọc bởi BS chẩn đoán hình ảnh (hồi cứu hồ sơ).
CT scan bụng (có cản quang hoặc không) chẩn đoán tắc ruột khi có hình ảnh các quai ruột dãn- xẹp rõ, có mực nước hơi, có thể thấy nguyên nhân tắc hoặc không. Kết quả được đọc bởi BS chẩn đoán hình ảnh, BS trực Ngoại (hồi cứu hồ sơ) và kiểm tra lại bởi nhóm nghiên cứu.
- Kết quả thấy được nguyên nhân tắc là bã thức ăn dựa vào XQ bụng đứng không sửa soạn, siêu âm, CT scan:
Ba biến định tính nhị giá. Mã hóa: có = 1, không = 0
Dựa vào kết quả của chẩn đoán hình ảnh tại thời điểm bệnh nhân được khám, chẩn đoán tắc ruột. Kết quả được đọc bởi BS chẩn đoán hình ảnh, BS trực Ngoại (hồi cứu hồ sơ) và kiểm tra lại bởi nhóm
Dựa vào chẩn đoán trước mổ của phẫu thuật viên. Phẫu thuật viên chẩn đoán được tắc ruột do bã thức ăn khi trong chẩn đoán chính hoặc chẩn đoán phân biệt có nguyên nhân bã thức ăn gây tắc ruột.
- Chẩn đoán sau mổ tắc ruột do bã thức ăn kèm dính ruột:
Biến định tính nhị giá. Mã hóa : có = 1, không = 0.
Dựa vào chẩn đoán sau mổ của phẫu thuật viên. - Phương pháp mổ mở được lựa chọn:
Biến định tính danh định. Mã hóa: phương pháp đẩy bã thức ăn qua manh tràng = 0, xẻ ruột non lấy bã = 1, cắt đoạn ruột non = 2.
Dựa vào tường trình phẫu thuật. - Kết quả mổ nội soi :
Biến định tính danh định. Mã hóa: mổ nội soi thất bại chuyển mổ mở đẩy bã thức ăn = 0, mổ nội soi thất bại chuyển mổ mở xẻ ruột non lấy bã = 1, mổ nội soi thành công = 2.
Dựa vào tường trình phẫu thuật. - Thời gian mổ:
Biến định lượng. Đơn vị tính: phút.
Dựa vào tường trình phẫu thuật. Được chia làm 2 nhóm: nhóm mổ mở và nhóm mổ nội soi (thành công hay thất bại).
- Số lượng bã thức ăn:
Biến định tính thứ tự. Mã hóa: số lượng bã = giá trị biến số, những trường hợp phẫu thuật viên không ghi cụ thể (chỉ ghi vài bã hoặc nhiều bã) mã hóa = 0.
Dựa vào tường trình phẫu thuật. - Vị trí bã thức ăn:
Biến định tính. Mã hóa: bã ở hỗng tràng = 0, bã ở hồi tràng = 1, bã ở 2 nơi trở lên = 2.
Dựa vào tường trình phẫu thuật. Ranh giới trung bình 100cm cách góc hồi manh tràng được chọn làm ranh giới giữa hỗng tràng- hồi tràng (theo giải phẫu, đoạn hồi tràng thường dài từ 80 đến 120cm).
- Tai biến- biến chứng:
Biến định tính danh định. Mã hóa: không có tai biến và biến chứng = 0, có tai biến trong mổ = 1, có biến chứng liên quan trực tiếp đến cuộc mổ = 2, có biến chứng không liên quan trực tiếp đến cuộc mổ =3.
Dựa vào ghi nhận trong tường trình phẫu thuật và phần điều trị theo dõi bệnh nhân.
- Tử vong- bệnh trở nặng:
Biến định tính danh định. Mã hóa: không = 0, bệnh nhân tử vong = 1, bệnh nhân trở nặng (khả năng cứu chữa rất thấp, người thân tự nguyện xin đưa bệnh nhân về) = 2.
Dựa vào ghi nhận trong hồ sơ.
- Thời gian nằm viện, thời gian điều trị hậu phẫu:
- Số liệu được trình bày qua các bảng và biểu đồ.
- Các biến định lượng được trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn nếu phân phối bình thường, hoặc trung vị nếu phân phối không bình thường. - Các biến số định tính được trình bày dưới dạng tần số n (hoặc tần suất) và tỉ lệ %.
- Chúng tôi nhập số liệu bằng phần mềm Excel 2007, xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 10.0 và thu được kết quả trình bày trong chương 3 dưới đây.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU