Bảng 3.3 thể hiện đặc điểm tiền căn phẫu thuật liên quan đến tắc ruột do bã thức ăn khai thác được của mẫu nghiên cứu:
Bảng 3.3: Đặc điểm tiền căn phẫu thuật liên quan tắc ruột do bã thức ăn
Tiền căn phẫu thuật Tần suất (tỉ lệ%)
Số trường hợp có tiền căn phẫu thuật 31/58 (53,4%) Cắt dạ dày: - Cắt 2/3 dạ dày do loét - Cắt bán phần dưới dạ dày do K 14/58 (24,1%) 12/58 (20,7%) 2/58 (3,4%) Phẫu thuật cắt TK X - kèm mở rộng môn vị - kèm nối vị tràng 3/58 (5,2%) 1/58 (1,7%) 2/58 (3,5%) Phẫu thuật khác ở vùng bụng 16/58 (27,6%)
bụng, đặc biệt là có 3 trường hợp có tiền căn mổ tắc ruột do bã thức ăn (2 trường hợp được xẻ ruột lấy khối bã và 1 trường hợp được mổ nội soi đẩy bã xuống manh tràng).
Có 2 trường hợp vừa có tiền căn mổ dạ dày, vừa có tiền căn mổ khác ở vùng bụng. Vậy tổng cộng có 31 trường hợp có tiền căn phẫu thuật liên quan đến ổ bụng, tỉ lệ 53,4%.
Bảng 3.4 thể hiện đặc điểm tiền căn bệnh lý liên quan đến tắc ruột do bã thức ăn khai thác được ở mẫu nghiên cứu:
Bảng 3.4: Đặc điểm tiền căn bệnh lý liên quan tắc ruột do bã thức ăn
Tiền căn bệnh lý Tần suất (tỉ lệ%)
Bán tắc ruột do dính 6/58 (10,3%)
Đái tháo đường 1/58 (1,7%)
Suy giáp 0/58 (0%)
Trong 58 trường hợp, chúng tôi ghi nhận 6 trường hợp đã từng nhập viện một hoặc nhiều lần trước đó vì những cơn đau bụng quặn cơn điển hình của hội chứng bán tắc ruột, được chẩn đoán bán tắc ruột do dính và điều trị nội khoa.
Trong nhóm các bệnh lý đi kèm được xem là yếu tố thuận lợi của tắc ruột do bã thức ăn có bệnh lý đái tháo đường và suy giáp. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ có 1 trường hợp bệnh nhân có tiền căn đái tháo đường type 2 (tỉ lệ 1,7%), và không có trường hợp nào bị suy giáp.
Các bệnh lý đi kèm khác không liên quan đến tắc ruột do bã thức ăn (ví dụ tăng huyết áp, COPD…) chúng tôi không đưa vào nghiên cứu.