Kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tại nhnoptnt chi nhánh tam bình pgd song phú (Trang 36)

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, huyện Tam Bình luôn đẩy mạnh cơ giới hóa và áp dụ ng kỹ thuật canh tác mới giúp nâng cao sản lượng nông nghiệp. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng từ 2.636,2 tỷ đồng (năm 2010) lên 3.115,73 tỷ đồng (năm 2012), theo đó giá trị sản phẩm trồng trọt và nuôi trồng thủy sản trên một đơn vị diện tích tăng từ 77,32 triệu đồng/ha (năm 2010) lên 106,69 triệu đồng/ha (năm 2012). Điều này khẳng định những thành công bước đầu trong quá trình đẩy mạnh phát triển nông nghiệp của huyện.

Trên lĩnh vực trồng trọt, huyện có diện tích trồng lúa trên 15.200 ha, đủ điều kiện sản xuất lúa 3 vụ/năm. Năm 2013 tổng diện tích trồng lúa 43.926,98 ha. Ước năng suất trung bình 3 vụ là 5,97 tấn/ha. Sản lượng ước 262.285 tấn. Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện đã hình thành và phát triển mô hình sản xuất lúa theo Cánh đồng mẫu lớn phát triển diện tích 104 ha năm 2011 lên trên 2.578,6 ha vụ Hè thu 2014 (mỗi xã xây dựng một mô hình), sản xuất từ 1-2 giống lúa chất lượng cao theo hướng VietGAP, hiệu quả mang lại thu nhập cao hơn từ 2-3 triệu đồng/ ha so với ngoài MH. Thực hiện sản xuất

27

nông nghiệp bền vững, năm 2013 huyện có 95% diện tích áp dụng phương pháp “3 giảm, 3 tăng”. Cơ giới hóa khâu làm đất gần 100% diện tích, thu hoạch 95% diện tích.

Trên lĩnh vực chăn nuôi, đang chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ, thiếu tập trung, không quản lý được dịch bệnh sang chăn nuôi trang trại tập trung, an toàn sinh học, quản lý được dịch bệnh và phát triển theo hướng sản xuất bền vững. Theo số liệu chi cục thống kê năm 2013, tổng đàn gia súc, gia cầm toàn huyện tăng so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó: Đàn heo 75.650 con, Đàn bò 10.187 con, Đàn gia cầm 1.805.000 con.

Tổng diện tích nuôi thủy sản năm 2013 922,33 ha, ước giá trị nuôi trồng thủy sản ước đạt 56,52 tỷ đồng. Phát triển nhiều mô hình thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao như: nuôi lươn sinh sản, nuôi lươn thương phẩm, nuôi rắn ri voi, ươm cá bột, nuôi tôm mương vườn, … Vận động nông dân tận dụng các ao vườn cây ăn trái để nuôi cá tăng thu nhập cho nhà vườn.

Phát triển làng nghề: Toàn huyện được tỉnh công nhận 11 làng nghề tập trung ở 5 xã (Bình Ninh, Ngãi Tứ, Loan Mỹ, Hậu Lộc và Tường Lộc). Ngành nghề sản xuất chính tập trung 02 lĩnh vực sản xuất Bánh tráng và Đan thảm (có 01 làng nghề sản xuất Bánh tráng và 10 làng nghề Đan thảm) với số hộ tham gia 2.638 hộ, thu nhập bình quân mỗi tháng từ 1.200.000 – 1.500.000đ/người/ tháng, góp phần đáng kể cho thu nhập gia đình. Các làng nghề cung cấp cho thị trường 3,6 triệu sản phảm thảm lục bình các loại, trên 1,3 tấn bánh tráng.

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tại nhnoptnt chi nhánh tam bình pgd song phú (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)