Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đáp ứng với yêu cầu của tình

Một phần của tài liệu Vai trò của mặt trận tổ quốc việt nam tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân (Trang 106)

- Mặt trận Tổ quốcViệt Nam giám sát đại biểu dân cử, cán bộ, công chức nhà nước.

3.3.6. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đáp ứng với yêu cầu của tình

hình mới.

Trong sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc nói chung và công tác tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nói riêng, vai trò của ngƣời cán bộ Mặt trận là hết sức quan trọng. Cán bộ Mặt trận ngoài những phẩm chất chung nhƣ cán bộ các cơ quan, tổ chức khác trong hệ

106

thống chính trị, còn đòi hỏi một phẩm chất không thể thiếu đó là có năng lực làm công tác vận động quần chúng và luôn luôn có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhân dân.

Thực vậy, vấn đề cán bộ là vấn đề cốt lõi của mọi công việc, là nhân tố quyết định đến sự thành bại của toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Ở đâu có cán bộ có năng lực, trình độ và tâm huyết thì ở đó mọi phong trào, mọi công việc sẽ phát triển và có hiệu quả. Về vấn đề này Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc" và "Muốn có phong trào tốt, phải có cán bộ tốt". Nhƣ vậy, có thể khẳng định rằng, muốn cho các phong trào của Mặt trận tốt thì phải có đội ngũ cán bộ Mặt trận tốt.

Thực trạng đội ngũ cán bộ Mặt trận hiện nay có thể nói là vừa thiếu, vừa yếu và không ổn định. Thực trạng còn chắp vá nhƣ hiện nay cho thấy quan điểm xây dựng đội ngũ cán bộ Mặt trận chƣa rõ ràng. Muốn xây dựng đội ngũ cán bộ Mặt trận cho tốt cần phải có quan điểm đúng về vị trí, chức năng, nhiệm vụ và tính chất của tổ chức Mặt trận hiện nay. Không ít những quan niệm chƣa thoả đáng, nếu nhƣ không nói là lệch lạc về công tác cán bộ của Mặt trận tồn tại ở nhiều cấp, kể trong đảng và ngay cả trong tổ chức Mặt trận. Tƣ tƣởng coi cán bộ Mặt trận là viên chức nhà nƣớc là biểu hiện của hành chính hoá. Bên cạnh đó cán bộ chủ chốt của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp ở địa phƣơng phần lớn không đƣợc quy hoạch, ít ngƣời đƣợc đào tạo cơ bản về công tác vận động quần chúng và thƣờng rất biến động do sự sắp xếp, điều chuyển ở địa phƣơng. Bộ máy tổ chức của các cấp Mặt trận nhìn chung còn đơn giản, nặng về công tác phong trào, công tác tham gia xây dựng và củng cố chính quyền chƣa thật sự đƣợc chú trọng cả về nội dung hoạt động cũng nhƣ tổ chức, con ngƣời.

Trƣớc những yêu cầu ngày càng cao của công tác tham gia xây dựng và củng cố chính quyền hiện nay, đòi hỏi Mặt trận cần sớm đổi mới tổ chức và nâng cao chất lƣợng cán bộ. Mặt khác, cấp uỷ các cấp cần quan tâm lãnh đạo công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ chủ chốt Mặt trận; tôn trọng và phát huy nguyên tắc hiệp thƣơng dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Mặt

107

trận Tổ quốc Việt Nam. Chính vì thế cần tập trung nâng cao hơn nữa chất lƣợng đội ngũ cán bộ Mặt trận theo những nội dung, yêu cầu chính nhƣ sau: - Phải có chiến lƣợc xây dựng đội ngũ cán bộ Mặt trận thật sự khoa học và hợp lý; có năng lực và chuyên nghiệp. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ Mặt trận đòi hỏi phải tính đến một cơ cấu hợp lý; đảm bảo tính đồng bộ về cơ cấu ngành nghề chuyên môn, về trình độ, tuổi tác, về đội ngũ cán bộ chuyên trách hay không chuyên trách, về đội ngũ công tác viên. Cần tăng cƣờng tuyển chọn những cán bộ có trình độ, chuyên môn về pháp lý, về quản lý Nhà nƣớc để Mặt trận thực hiện tốt chức năng tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân.

- Phải thƣờng xuyên bồi dƣỡng, đạo tạo để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ: thông qua hoạt động thực tiễn nhằm rèn luyện bản lĩnh và kinh nghiệm của cán bộ Mặt trận; qua việc cử cán bộ Mặt trận đi học tập tại các cơ sở đào tạo; thông qua việc mở các lớp bồi dƣỡng, tập huấn .v.v. Cần sớm mở các khoa đào tạo về công tác Dân vận, công tác Mặt trận ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và các Trƣờng chính trị tỉnh. Chú trọng bồi dƣỡng, nâng cao kiến thức về Nhà nƣớc và pháp luật, về quản lý hành chính cho cán bộ Mặt trận.

- Có chính sách chăm lo, đãi ngộ về vật chất một cách hợp lý và thoả đáng hơn đối với đội ngũ cán bộ Mặt trận, nhất là cấp cơ sở; đảm bảo cho đội ngũ này có cuộc sống ổn định để yên tâm công tác.

108

KẾT LUẬN

Tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân là một chức năng quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Trên cơ sở các quy định của pháp luật, phát huy vai trò là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, trong nhiều năm qua, nhất là từ khi Đảng ta phát động công cuộc đổi mới đến nay, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có nhiều hoạt động phong phú đa dạng, hiệu quả góp phần quan trọng vào việc tham gia xây dựng và củng cố chính quyền. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một thành viên của hệ thống chính trị của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thực hiện nhuần nhuyễn cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với vai trò là nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thƣơng phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên đã làm tốt chức năng vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng Nhà nƣớc; đồng thời có nhiều cố gắng nâng cao trách nhiệm trong việc tổ chức các hoạt động giám sát cơ quan Nhà nƣớc, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức Nhà nƣớc, góp phần xây dựng Nhà nƣớc trong sạch, vững mạnh. Với những gì đã làm đƣợc trong thời gian qua đã khẳng định thiên tài của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã khai sinh ra một hình thức tổ chức độc đáo nhằm tập hợp, đoàn kết mọi giai tầng xã hội trên đất nƣớc Việt Nam tạo thành sức mạnh to lớn, góp phần đƣa đất nƣớc đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, thắng lợi sau to hơn thắng lợi trƣớc, đó chính là Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Mục đích của Mặt trận dân tộc thống nhất là xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh… Đảng ta có chính sách Mặt trận dân tộc đúng đắn, cho nên đã phát huy được truyền thống đoàn kết và yêu nước rất vẻ vang của dân tộc ta. Chính sách Mặt trận là một chính sách rất quan trọng. Công tác Mặt trận là một công tác rất quan trọng trong toàn bộ công tác cách mạng. Các cán bộ và Đảng viên ta cần nắm vững và chấp hành đúng Nghị quyết của Đại hội Đảng và Nghị quyết Bộ Chính trị về vấn đề Mặt trận dân tộc

109

thống nhất. Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong cách mạng Xã hội chủ nghĩa. Mặt trận dân tộc thống nhất vẫn là một trong những lực lượng to lớn của cách mạng Việt Nam”.

Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Quan hệ giữa Đảng với nhân dân bao giờ cũng có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp cách mạng. Trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền, mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân thể hiện tập trung ở vai trò Nhà nƣớc, vai trò Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Để vƣơn lên xứng đáng với vai trò là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần phải tiếp tục đổi mới tổ chức và phƣơng thức hoạt động, tăng cƣờng sự phối hợp và thống nhất hành động của các tổ chức thành viên để vận động, tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân nhằm tạo nên sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc vì dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh nhƣ Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X của Đảng đã đề ra. Vẫn biết rằng, việc đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cần rất nhiều nỗ lực. Trong thực tế việc đổi mới đặt ra từ nhiều năm nay nhƣng quá trình thực hiện còn chậm chạp, khó khăn, trong lúc lòng tin của nhân dân đối với Mặt trận có phần giảm sút. Do đó, cần bắt đầu từ đổi mới tƣ duy về sự lãnh đạo của Đảng, nhằm phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đồng thời cần có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, tính chất của Mặt trận trong giai đoạn hiện nay. Cần có sự đổi mới mang tính đột phá trong nhận thức về vị trí, vai trò, tính chất của Mặt trận, đây sẽ là cơ hội tốt cho tổ chức có lợi thế trong việc thực hiện dân chủ, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và thực hiện đồng thuận xã hội.

110

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN

Một phần của tài liệu Vai trò của mặt trận tổ quốc việt nam tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân (Trang 106)