- Mặt trận Tổ quốcViệt Nam giám sát đại biểu dân cử, cán bộ, công chức nhà nước.
2.2.1. Những hạn chế
Từ thực tiễn hoạt động, mặc dù thu đƣợc một số kết quả tích cực nhƣ trên, nhƣng đánh giá về công tác tham gia xây dựng và củng cố chính quyền của Mặt trận các cấp còn có những hạn chế sau đây:
2.2.1.1 Về công tác tham gia xây dựng bộ máy nhà nước
+ Tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân tuy là một trong những hoạt động nổi bật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhƣng cũng còn nhiều hạn chế. Nhƣ trên đã nêu, trƣớc mỗi cuộc bầu cử, thì Quốc hội và Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội đều tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật bầu cử hoặc các văn bản hƣớng dẫn Luật bầu cử nhằm đảm bảo phù hợp với tình hình mới. Do đó, khi các văn bản đó đƣợc sửa đổi thì đƣơng nhiên các văn bản hƣớng dẫn của Uỷ ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng phải sửa đổi theo, trên thực tế đó cũng là một khó khăn cho Mặt trận. Mặt khác, nhiệm kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp từ trƣớc đến nay là không trùng nhau, thƣờng chênh nhau 2 năm trong khi biên chế của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp rất hạn chế. Các tổ chức thành viên của Mặt trận cũng ở tình trạng tƣơng tự. Với lực lƣợng Uỷ ban Mặt trận ở các cấp mỏng, trong một thời gian ngắn phải thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng, cấp bách nhƣ vậy do đó đây cũng là một thách thức lớn, cần đến sự cố gắng, nỗ lực lớn của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên.
Nguyên tắc hiệp thƣơng dân chủ là một nguyên tắc đặc thù trong tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tuy nhiên trong việc lựa chọn, giới thiệu ngƣời ứng cử ở một số nơi chƣa thể hiện hết tính chất
75
hiệp thƣơng dân chủ của Mặt trận, thậm chí còn mang tính hình thức. Danh sách những ngƣời ứng cử còn nặng về cơ cấu và thông thƣờng để số dƣ ít, do vậy cử tri ít có điều kiện lựa chọn, quyết định để bầu ai làm đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Thực vậy, nhƣ pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội hiện hành quy định: số người ứng cử đại biểu Quốc hội ở mỗi đơn vị bầu cử phải nhiều hơn số đại biểu Quốc hội được bầu ở đơn vị đó ít nhất là hai người. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều địa phƣơng đã dự kiến số lƣợng ngƣời ra ứng cử thấp ngay từ hội nghị hiệp thƣơng lần thứ nhất; do đó gây khó khăn trong việc bảo đảm đến hội nghị hiệp thƣơng lần thứ ba phải có số dƣ ít nhất là hai ngƣời. Nhiều địa phƣơng có tình trạng từ hiệp thƣơng lần thứ hai đến hiệp thƣơng lần thứ ba, số lƣợng ngƣời đƣợc giới thiệu ra ứng cử không thay đổi; thậm chí trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XI, có địa phƣơng từ hiệp thƣơng lần thứ nhất đến hiệp thƣơng lần thứ ba đều không thay đổi số lƣợng ngƣời ứng cử. Mặc dù không vi phạm pháp luật, nhƣng tình trạng nêu trên vừa không đảm bảo tính dân chủ, vừa làm cho quá trình hiệp thƣơng mang tính hình thức và gần nhƣ không có sự lựa chọn.
Mặt khác, với mỗi cuộc bầu cử, bao giờ tƣ tƣởng chỉ đạo cũng là coi trọng chất lƣợng, tiêu chuẩn, sau đó mới đến cơ cấu, thế nhƣng, do nhiều lý do, Mặt trận vẫn phải chấp nhận một số cơ cấu chƣa thực sự có chất lƣợng nhƣ mong muốn. Một vấn đề nữa cũng thuộc tƣ tƣởng chỉ đạo mỗi cuộc bầu cử là phải tăng cƣờng các cơ cấu kết hợp nhƣ nữ, trẻ tuổi, ngoài Đảng (nhất là ngƣời ngoài Đảng) trong thành phần Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Tuy nhiên, chƣa bao giờ đạt yêu cầu. Có một nghịch lý là, càng xuống dƣới càng khó đạt đƣợc yêu cầu đó. Cấp xã, lẽ ra là nơi có nhiều điều kiện để lựa chọn các cơ cấu kết hợp, thế nhƣng hầu hết Hội đồng nhân dân cấp xã không có đƣợc điều này. Sự chênh lệch về trình độ giữa những ngƣời ứng cử; cùng với sự phân bổ chƣa thật hợp lý ngƣời ứng cử về ứng cử tại các đơn vị bầu cử là nguyên nhân chính dẫn đến ở nhiều đơn vị bầu cử đã lộ rõ tình trạng “quân xanh, quân đỏ” làm mất đi bản chất dân chủ, văn minh, tiến bộ của các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội. Trong các cuộc bầu cử, Ban
76
Thƣờng trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhiều tỉnh, thành phố không dự kiến cơ cấu giới thiệu ngƣời tự ứng cử của địa phƣơng ngay từ hội nghị hiệp thƣơng lần thứ nhất. Đây là việc làm không đúng với quy định của pháp luật về bầu cử, gây khó khăn không nhỏ cho những ngƣời tự ứng cử. Pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân đều quy định rất rõ chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận, nhƣng Ban Thƣờng trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp ở địa phƣơng chƣa thực sự chủ động trong khâu lựa chọn, giới thiệu ngƣời ứng cử.
Việc tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử (Hội đồng bầu cử, Uỷ ban bầu cử, Ban bầu cử, Tổ bầu cử) của Mặt trận cũng còn hình thức và chƣa đƣợc chính quyền một số địa phƣơng tôn trọng thực hiện. Về nguyên tắc và theo hƣớng dẫn của Trung ƣơng, các tổ chức thành viên nhƣ Công đoàn, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên… phải là những cơ cấu bắt buộc trong các tổ chức phụ trách bầu cử. Tuy nhiên, ở một số địa phƣơng đã không làm đúng hƣớng dẫn của Trung ƣơng, đã tự ý bớt cơ cấu các đoàn thể và thay vào đó là đại diện các cơ quan Nhà nƣớc. Trong cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân 3 cấp năm 1999, khi kiểm tra phát hiện vấn đề này, Uỷ ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã kiến nghị với Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội chỉ đạo các địa phƣơng chấn chỉnh kịp thời vấn đề này.
Công tác giám sát bầu cử cũng còn hình thức và kết quả chƣa cao, chƣa thể hiện đƣợc đúng vai trò của Mặt trận, chủ yếu mới chỉ làm tốt công tác giám sát trong ngày bầu cử; các khâu khác, nhìn chung chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đề ra. Ngoài việc giám sát cơ quan Nhà nƣớc trong việc thực hiện pháp luật về bầu cử, Mặt trận còn phải vận động nhân dân tự giác tham gia bầu cử để thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về bầu cử. Tuy nhiên, trong một số cuộc bầu cử vừa qua, tình trạng cử tri bầu hộ, bầu thay còn rất phổ biến nhƣng ít đƣợc phát hiện, ngăn chặn kịp thời.
Việc tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri để những ngƣời ứng cử thực hiện quyền vận động bầu cử ở một số địa phƣơng vẫn còn mang tính hình
77
thức và chƣa thực sự hấp dẫn. Thành phần cử tri tham dự tuy đã đƣợc mở rộng; nhƣng nhiều nơi vẫn là cử tri đại diện cho các cơ quan, tổ chức, đoàn thể ở cơ sở. Mặt khác, ở một số địa phƣơng, số lƣợng các cuộc tiếp xúc cử tri tại mỗi đơn vị bầu cử còn ít; hoặc chƣa thu hút đƣợc đông đảo cử tri tham gia và phát biểu ý kiến.
Công tác tham gia tuyên truyền về bầu cử của Mặt trận còn yếu và thiếu sự chủ động. Nhiều nơi, việc phối hợp giữa Mặt trận với chính quyền và các tổ chức thành viên để tuyên truyền về bầu cử vẫn còn chƣa thƣờng xuyên, đơn giản, thiếu sinh động và hấp dẫn, chƣa làm cho cử tri thực sự quan tâm; hậu quả là:
Nhiều cử tri đi bầu mà không biết hoặc hiểu biết rất ít, thậm chí không cần biết về các ứng cử viên, việc bầu ai chỉ là cảm tính từ những thông tin trích ngang, sơ lƣợc về ứng cử viên tại nơi bỏ phiếu. Điều đó dẫn đến hệ quả cử tri thƣờng bầu cho qua chuyện, và khi bầu xong thì không còn biết mình đã bầu cho những ai, và hiện tại ngƣời đó đang làm gì, hoạt động ra sao? [37, tr.214].
+ Trong công tác hiệp thƣơng, giới thiệu Hội thẩm nhân dân
Mặc dù có những quy định khá cụ thể, nhƣng trong thực tiễn việc thi hành các quy định pháp luật về việc giới thiệu Hội thẩm nhân dân các cấp Mặt trận trong thực tiễn chƣa thật đầy đủ. Trong thực tiễn hiện nay, sau khi Hội đồng nhân dân bầu ra Hội thẩm nhân dân, cơ quan Toà án có trách nhiệm tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ và sử dụng Hội thẩm nhân dân. Các quy định của pháp luật hiện hành không "giao" cho cơ quan nào theo dõi, giúp đỡ hay quản lý Hội thẩm nhân dân. Quan hệ giữa Toà án với Hội thẩm nhân dân chỉ là quan hệ giữa Tòa án với cá nhân từng Hội thẩm vì không có một tổ chức nào nhƣ “đoàn” hay “hội” của những ngƣời Hội thẩm. Cũng do nhận thức chƣa đầy đủ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc giới thiệu, giúp đỡ Hội thẩm nhân dân hoạt động, nên sau khi Hội đồng nhân dân cùng cấp đã bầu xong Hội thẩm nhân dân, đa số Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các địa phƣơng đều rất ít duy trì mối quan hệ với Hội thẩm nhân dân.
78
Trong điều kiện các quy định pháp luật hiện hành không chỉ rõ cơ quan nào có trách nhiệm theo dõi, giúp đỡ Hội thẩm nhân dân hoạt động, thiết nghĩ, với trách nhiệm pháp luật thì Hội đồng nhân dân, Toà án nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải là những cơ quan làm nhiệm vụ này. Hội đồng nhân dân cần có quy định để Uỷ ban nhân dân tạo điều kiện một phần về kinh phí, trang bị cho Hội thẩm nhân dân. Toà án nhân dân cần tăng cƣờng bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ, trang bị tài liệu và sử dụng Hội thẩm nhân dân một cách tốt nhất nhằm phát huy đƣợc khả năng cao nhất của Hội thẩm nhân dân trong công tác xét xử. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải làm tốt vai trò là chiếc cầu nối giữa Hội thẩm nhân dân với Toà án nhân dân, giữa Hội thẩm nhân dân với Hội đồng nhân dân, giữa Hội thẩm nhân dân với nhân dân để Hội thẩm nhân dân vừa là ngƣời thay mặt nhân dân tham gia các công việc của Nhà nƣớc vừa góp phần tích cực vào việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân.
2.2.1.2 Về hoạt động tham gia xây dựng pháp luật
Về trình Quốc hội và Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội dự án luật, pháp lệnh là hoạt động lâu nay Mặt trận có làm nhƣng kết quả chƣa nhiều. Đối với việc tham gia góp ý kiến, hoạt động này chủ yếu đƣợc thực hiện ở cấp Trung ƣơng và ở Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc một số tỉnh, thành phố. Cấp huyện, cấp xã hầu nhƣ rất ít đƣợc thực hiện. Việc tham gia xây dựng pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chỉ tiến hành khi đƣợc cơ quan Nhà nƣớc yêu cầu chứ Mặt trận chƣa chủ động kiến nghị với Quốc hội, Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan xem xét huỷ bỏ những văn bản pháp luật không còn phù hợp với thực tiễn hoặc những văn bản cần phải sửa đổi, bổ sung. Những văn bản góp ý về các dự thảo văn bản luật do Uỷ ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gửi sang các cơ quan hữu quan chủ trì soạn thảo, do không có cơ chế cụ thể nên việc góp ý hiện nay chỉ là một chiều và hình thức. Việc các cơ quan chủ trì soạn thảo có tiếp thu, tiếp thu ở mức độ nào hoặc không tiếp thu thì cơ quan gửi văn bản góp ý kiến không đƣợc biết. Mặc dù Hiếp pháp quy định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có quyền trình dự án luật ra
79
trƣớc Quốc hội nhƣng việc thực hiện quyền này còn ở mức độ rất hạn chế (đây cũng là tình trạng chung của các chủ thể có quyền tƣơng tự). Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào các dự án luật ở nhiều nơi còn hình thức, chƣa thực sự phát huy đầy đủ trí tuệ của các chuyên gia, các nhà khoa học pháp lý, ý kiến của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Trong điều kiện cán bộ Mặt trận các cấp am hiểu luật pháp còn ít, kinh phí hạn hẹp nên các cuộc tổ chức lấy ý kiến nhân dân chƣa đƣợc sâu rộng, việc tập hợp ý kiến nhân dân để phản ánh với cấp trên và với cơ quan có thẩm quyền của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp nhìn chung là còn yếu và không kịp thời.
2.2.1.3 Về hoạt động tham gia quản lý nhà nước
- Hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật: Nội dung phổ biến giáo dục pháp luật có nơi cũng chƣa sát hợp với nhu cầu tìm hiểu của nhân dân chỉ tập trung giới thiệu, phổ biến các luật, pháp lệnh mà chƣa chủ ý đến việc phổ biến các văn bản dƣới luật, nhất là các văn bản hƣớng dẫn thi hành; chƣa kết hợp đƣợc với việc phổ biến, quán triệt chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về phát triển kinh tế xã hội nhất là ở địa phƣơng, vì vậy tính thiết thực, hƣớng dẫn và hiệu quả chƣa cao. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung còn nặng về tổ chức hội nghị, tập huấn, hoặc qua các sự vụ liên quan đến công tác hoà giải mà chƣa khai thác một cách có hiệu quả các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác, có tính thƣờng xuyên, liên tục.
- Hoạt động tố tụng: Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên nhiều địa phƣơng ít chú trọng tham gia một số lĩnh vực tố tụng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhân dân và đoàn viên, hội viên của mình. Đơn cử một số văn bản pháp luật nhƣ trƣớc đây Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Điều 8 có quy định nếu không có ngƣời khởi kiện thì Mặt trận Tổ quốc có quyền khởi kiện với những vụ việc vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho tài sản xã hội chủ nghĩa hoặc quyền lợi của ngƣời lao động trong quan hệ lao động, kết hôn trái pháp luật, xác định cha, mẹ cho ngƣời con chƣa thành niên ngoài giá thú, xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi của ngƣời chƣa thành niên hoặc quyền lợi của ngƣời có nhƣợc điểm về thể chất hoặc tâm thần. Thế nhƣng hầu nhƣ chƣa bao giờ
80
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đứng ra khởi kiện theo những quy định nêu trên, mặc dù trong thực tiễn ở địa bàn dân cƣ những hiện tƣợng trên không phải là quá hiếm. Hoặc Bộ luật tố tụng hình sự có quy định trong một số trƣờng hợp, cơ quan, tổ chức có quyền bảo lĩnh cho ngƣời phạm pháp. Trƣớc những diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm, trong đó có rất nhiều con em nhân dân lao động nhất thời phạm tội, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc hoặc các tổ chức thành viên của Mặt trận có thể chủ động đứng ra bảo lĩnh cho họ, góp phần giáo dục, giúp đỡ họ không tiếp tục dấn sâu vào con đƣờng phạm tội. Nhƣng quy định trên đây hầu nhƣ cũng rất ít đƣợc các cấp Mặt trận sử dụng trong thực tiễn. Nhiều cán bộ Mặt trận còn rất mơ hồ về nhiệm vụ quan trọng này.
- Việc thực hiện dân chủ ở cơ sở cũng đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế: ở nhiều nơi, các cấp uỷ Đảng, chính quyền và Mặt trận còn thiếu tập trung, chỉ đạo về xây dựng và thực hiện dân chủ gắn với việc thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư"; chỉ tập trung thực hiện trong thời gian đầu mới triển khai, sau đó chƣa đƣợc duy trì, kiểm tra, giám sát, đôn đốc thƣờng xuyên; một số nơi triển khai thực hiện nhƣng chƣa gắn kết một cách chặt chẽ, khoa học với việc thực hiện các giải