Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong việc bầu cử và thành lập các cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu Vai trò của mặt trận tổ quốc việt nam tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân (Trang 97)

- Mặt trận Tổ quốcViệt Nam giám sát đại biểu dân cử, cán bộ, công chức nhà nước.

3.3.2. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong việc bầu cử và thành lập các cơ quan nhà nước

thành lập các cơ quan nhà nước

- Về tham gia bầu cử: pháp luật phải quy định lại và rõ hơn quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc hiệp thƣơng lập danh sách những ngƣời ứng cử đƣợc chủ động xây dựng cơ cấu, thành phần ngƣời đƣợc giới thiệu; giới thiệu nhân sự và khuyến khích nhiều hơn ngƣời tự ứng cử. Hiện nay, Hội nghị hiệp thƣơng chỉ thực hiện những công việc trên (nhất là khi bầu đại biểu Quốc hội ) trên cơ sở dự kiến của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội (khi bầu đại biểu Quốc hội) và Thƣờng trực Hội đông nhân dân (khi bầu đại biểu Hội đồng nhân dân). Tại lần hiệp thƣơng đầu tiên thì điều này có thể cần thiết, nhƣng những lần hiệp thƣơng sau đó lại vẫn theo dự kiến đã đƣợc điều chỉnh của Ủy ban thƣờng vị Quốc hội và Thƣờng trực Hội đồng nhân dân thì có lẽ là không hay, dễ tạo cảm giác bị gò ép, mất chủ động. Quy định (hay nói chính xác là khôi phục) quyền của Mặt trận Tổ quốc về việc phân bổ ứng cử viên về các đơn vị bầu cử bảo đảm tƣơng xứng, tránh lộ liễu về “đắc cử, phụ cử” không có sự ganh đua, làm mất hào hứng. Đối với việc tham gia tuyển chọn Thẩm phán và Kiểm sát viên cũng nhƣ giới thiệu Hội thẩm nhân dân, Mặt trận Tổ quốc cần thể hiện mạnh mẽ

97

thái độ yêu cầu phải bảo đảm tiêu chuẩn, đƣợc sự tín nhiệm của nhân dân đối với các đƣơng sự đƣợc đƣa ra xem xét.

Thực tế cho thấy, dù có nhiều điểm tiến bộ, nhƣng có thể khẳng định rằng Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997 (đƣợc sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001) đã bộc lộ nhiều tồn tại, bất cập so với yêu cầu của tình hình mới; nhất là khi mà trình độ dân trí và xu hƣớng dân chủ hoá trong đời sống xã hội đang ngày càng phát triển mạnh mẽ ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay. Các chế định về tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, số dƣ ở mỗi đơn vị bầu cử, vấn đề ngƣời tự ứng cử, vấn đề vận động bầu cử, việc kê khai tài sản đối với ngƣời ứng cử, về phân bổ ngƣời ứng cử ở trung ƣơng về địa phƣơng .v.v. đều tỏ ra không phù hợp với thực tiễn và cần thiết phải tiến hành sửa đổi, bổ sung hoặc quy định mới. Đối với các quy định của pháp luật bầu cử liên quan đến vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng diễn ra tình trạng tƣơng tự nhƣ trên; tức là tuy pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội đã quy định khá rõ ràng, cụ thể về nhiệm vụ của Mặt trận trong bầu cử, nhƣng nhiều quy định đã tỏ ra không còn phù hợp với yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới. Giải pháp đặt ra là phải tiến hành sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định của pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đơn cử nhƣ sau: Mở rộng thành phần tham dự các hội nghị hiệp thƣơng lựa chọn, giới thiệu ngƣời ứng cử đại biểu Quốc hội để đảm bảo cho quá trình hiệp thƣơng của Mặt trận diễn ra dân chủ và có hiệu quả hơn.

Theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Quy trình hiệp thƣơng lựa chọn giới thiệu ngƣời ứng cử đại biểu Quốc hội hiện hành, thì thành phần đại biểu chính thức dự các hội nghị hiệp thƣơng ở trung ƣơng gồm có: Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đại diện Ban lãnh đạo các tổ chức thành viên của Mặt trận; ở địa phƣơng, bao gồm: Ban Thƣờng trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng, đại diện Ban lãnh đạo các tổ chức thành viên và đại diện Ban Thƣờng trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh. Qua thực tế cho thấy, với quy định nhƣ trên đã làm cho cơ

98

cấu thành phần đại biểu trong hội nghị hiệp thƣơng là chƣa thật hợp lý, số lƣợng đại biểu chính thức còn ít; làm ảnh hƣởng ít nhiều tới chất lƣợng và tính dân chủ trong các hội nghị hiệp thƣơng. Qua thống kê trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII cho thấy, số lƣợng đại biểu chính thức tham dự hội nghị hiệp thƣơng là không nhiều; ở trung ƣơng có từ 70 đến 90 đại biểu và ở địa phƣơng có từ 30 đến 50 đại biểu (ở một số tỉnh, thành phố lớn và đông dân cƣ thì có số lƣợng đại biểu nhiều hơn). Số lƣợng đại biểu tham dự ít có thể giúp cho việc tổ chức, điều hành hội nghị hiệp thƣơng đƣợc thuận lợi; thời gian diễn ra nhanh chóng (thƣờng là nửa ngày). Tuy nhiên, chính số lƣợng đại biểu có phần hạn chế nhƣ vậy đã làm cho chất lƣợng, không khí thảo luận tại các hội nghị hiệp thƣơng thiếu đi tính sôi nổi và hiệu quả; các ý kiến bày tỏ quan điểm, nhận xét đối với ngƣời ứng cử không nhiều hoặc mang tính "một chiều" theo hƣớng "khen nhiều, chê ít" .v.v. Điều này làm giảm đi tính chất dân chủ và tính lựa chọn, giới thiệu của hoạt động hiệp thƣơng trong bầu cử đại biểu Quốc hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thậm chí nhiều ngƣời ứng cử không đủ tiêu chuẩn nhƣng vẫn "lọt qua" đƣợc các vòng hiệp thƣơng và chỉ bị xoá tên bởi quyết định của Hội đồng bầu cử đại biểu Quốc hội.

Giải pháp đặt ra là pháp luật bầu cử đại biểu Quốc hội cần quy định theo hƣớng tăng thêm thành phần đại biểu chính thức tham dự hội nghị hiệp thƣơng. Theo đó, thì thành phần đại biểu chính thức tham dự các hội nghị hiệp thƣơng ở trung ƣơng là toàn thể Uỷ viên Uỷ ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và ở địa phƣơng là toàn thể các vị là Uỷ viên Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng. Việc mở rộng thêm thành phần hội nghị hiệp thƣơng nhƣ vậy sẽ phát huy đƣợc trí tuệ của đông đảo các thành viên của Mặt trận là đại diện của các tổ chức, các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các dân tộc, các tôn giáo .v.v. thuộc mọi tầng lớp nhân dân; làm cho công tác hiệp thƣơng diễn ra dân chủ và có hiệu quả hơn.

- Tại những cấp không còn tổ chức Hội đồng nhân dân, cần nghiên cứu tăng cƣờng và phát huy mạnh mẽ vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong tất cả các khâu từ việc thành lập, tham gia vào hoạt động và

99

giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân. Cụ thể: trong việc thành lập Ủy ban nhân dân cần thể hiện rõ vai trò của Mặt trận Tổ quốc cùng cấp về giới thiệu nhân sự bổ nhiệm Ủy ban nhân dân, về đƣợc tham khảo ý kiến (lấy ý kiến bằng văn bản) của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp trƣớc khi bổ nhiệm. Trong quá trình hoạt động thì quy định rõ sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc và trách nhiệm các cơ quan đó tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc cùng phối hợp trong việc giải quyết các vấn đề ở địa phƣơng, quyền giám sát và phản biện đối với hoạt động của cơ quan này, trong đó đặc biệt là quyền lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân hiện mới đƣợc thực hiện ở cấp xã, phƣờng, thị trấn cần phải tiến tới cho tất cả các cấp. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quyền đề nghị việc miễn nhiệm, cách chức đối với các chức danh của Ủy ban nhân dân. Thực tế hiện nay việc tổ chức bộ máy chính quyền ở cấp huyện, quận, phƣờng không còn tổ chức Hội đồng nhân dân ở chừng mực nào đó đã không thể hiện vai trò tham gia ý kiến và giám sát của Mặt trận ở cấp đó, nhất là quyền bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân. Nay vai trò của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc chỉ còn giữ lại một phần ở việc tham gia phối hợp của Mặt trận và các đoàn thể cùng cấp trong hoạt động của Uỷ ban nhân dân. Việc giảm vai trò kiểm soát đối với một thiết chế công quyền rõ ràng chứa đựng nhiều nguy cơ. Có những lo ngại bƣớc đầu về việc lấy gì bảo đảm với những khoảng "tự do" không bị ràng buộc lớn nhƣ vậy lại không xảy ra tham nhũng, quan liêu, xa rời nhân dân, không đáp ứng tốt, kịp thời yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân.

Một phần của tài liệu Vai trò của mặt trận tổ quốc việt nam tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân (Trang 97)