Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Vai trò của mặt trận tổ quốc việt nam tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân (Trang 84)

- Mặt trận Tổ quốcViệt Nam giám sát đại biểu dân cử, cán bộ, công chức nhà nước.

2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

- Nguyên nhân khách quan:

+ Nhận thức của không ít cấp uỷ Đảng về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận còn chƣa đầy đủ, chƣa toàn diện và chƣa ngang tầm với nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Không ít cấp uỷ Đảng và cán bộ, đảng viên còn coi nhẹ công tác Mặt trận, xem tổ chức Mặt trận chỉ là tƣợng trƣng, hình thức, lúc thƣờng thì ít quan tâm khi có vấn đề gay cấn hoặc mâu thuẫn trong nhân dân mới cần đến mặt trận để hoà giải, đoàn kết. Nhiều cấp uỷ Đảng lãnh đạo công tác Mặt trận không chặt chẽ, bố trí cán bộ không thích hợp, do đó hạn chế tác dụng và hiệu quả hoạt động của Mặt trận các cấp. Nhận thức về vai trò, vị trí, quyền và trách nhiệm của Mặt trận trong bộ phận cán bộ, Đảng viên, công chức còn chƣa đầy đủ và

84

thống nhất. Từ trƣớc đến nay, ngƣời ta vẫn chỉ hiểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một tổ chức có chức năng vận động quần chúng là chủ yếu chứ ít ngƣời biết rằng Mặt trận còn có quyền tham gia vào nhiều lĩnh vực cụ thể về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc. Chính vì vậy trong ý thức của nhiều ngƣời, kể cả cán bộ các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị vẫn cho rằng sự tham gia của Mặt trận vào công việc của Nhà nƣớc chỉ là hình thức, mang nặng tính tƣợng trƣng.

+ Đảng tham gia Mặt trận với tƣ cách vừa là một thành viên vừa là ngƣời lãnh đạo Mặt trận, nhƣng trong thực tiễn các cấp uỷ Đảng mới chỉ chú trọng đến vai trò, trách nhiệm của ngƣời lãnh đạo mà ít chú ý đến vai trò, trách nhiệm của một thành viên. Điều này vô hình chung lại giảm vai trò, vị trí của Mặt trận trong xã hội, làm cho cấp uỷ Đảng dễ rơi vào tình trạng quan liêu, áp đặt, làm mất tính độc lập và đặc điểm, sắc thái riêng của Mặt trận; đồng thời làm cho hoạt động của Mặt trận rơi vào tình trạng thụ động, ỷ lại, xơ cứng và hành chính hoá.

+ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội còn chậm trong việc thể chế hoá các quan điểm của Đảng về Mặt trận. Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát tối cao cũng chƣa cụ thể hoá thành cơ chế, chính sách, pháp luật quy định MTTQ Việt Nam tham gia xây dựng và củng cố chính quyền. Ngoại trừ công tác bầu cử đã có nền nếp lâu nay, các lĩnh vực khác nhƣ tham gia xây dựng pháp luật, tham gia tố tụng, công tác giám sát chủ yếu mới chỉ là những quy định mang tính nguyên tắc là chủ yếu. Tuy nhiên, ngay cả đến một số chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận trong bầu cử cũng chƣa có những quy định rõ ràng, ví dụ nhƣ việc quy định trách nhiệm xác minh hồ sơ của những ngƣời tự ứng cử ... vì thế ở cuộc bầu cử gần đây nhất là cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII do không rõ trách nhiệm đó thuộc về Uỷ ban bầu cử đại biểu Quốc hội hay của Ban Thƣờng trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, do đó, ở nhiều địa phƣơng trƣớc khi tổ chức các hội nghị hiệp thƣơng lần thứ ba, vẫn còn tình trạng chƣa xác minh xong các vấn đề nêu trên, chính điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho Mặt trận các địa phƣơng khi tiến hành các bƣớc hiệp thƣơng.

85

+ Hiện nay, nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định các cơ quan nhà nƣớc bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động của Mặt trận đạt hiệu quả. Nhƣng trong thực tế điều kiện và kinh phí hoạt động của Mặt trận Tổ quốc các cấp nhất là cấp cơ sở còn gặp rất nhiều khó khăn. Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tƣ cộng đồng nhiều địa phƣơng còn gặp khó khăn do ngân sách xã không cân đối đƣợc nên hoạt động của các Ban này ở một số địa phƣơng còn hoạt động "chay", hiệu quả mang lại thấp.

+ Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhất là các quy định về công tác Mặt trận tham gia xây dựng và củng cố chính quyền còn chƣa đƣợc thƣờng xuyên và sâu rộng trong hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Sự phối hợp của các cơ quan Nhà nƣớc với Mặt trận để thực hiện các quy định về vấn đề này chƣa thực sự chặt chẽ.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Bộ máy tổ chức, trình độ đội ngũ cán bộ Mặt trận tỏ ra bất cập, không đáp ứng đầy đủ những yêu cầu và đòi hỏi của tình hình mới. Các cơ quan Mặt trận từ Trung ƣơng đến cơ sở biên chế rất ít. Cán bộ phần lớn là đƣợc đào tạo từ rất nhiều ngành khác nhau, ít ngƣời đƣợc đào tạo cơ bản về pháp luật và quản lý Nhà nƣớc. Mặt khác, với những hạn chế về điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ đã không thu hút đƣợc ngƣời có năng lực, trình độ vào làm việc tại các cơ quan Mặt trận. Theo kết quả điều tra xã hội học cho thấy, có tới: “39,9% số người được hỏi đánh giá cán bộ Mặt trận, đoàn thể hoạt động yếu kém, gần 50% cho rằng họ thiếu sự quan tâm của cấp uỷ và sự tạo điều kiện của chính quyền, 38,3% nhận xét Mặt trận và các đoàn thể chậm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, mức độ tác động đến quần chúng thấp” [42, tr.56].

+ Sự phối hợp giữa Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức thành viên trong công tác tham gia xây dựng và củng cố chính quyền còn thiếu thƣờng xuyên, chặt chẽ, thậm chí có lúc, có nơi, có việc còn rời rạc, hình thức; công tác hƣớng dẫn, kiểm tra của Mặt trận cấp trên với Mặt trận cấp dƣới chƣa đƣợc quan tâm đầy đủ vì vậy chƣa tạo đƣợc sự đồng bộ và sức mạnh chung của cả hệ thống Mặt trận.

86

+ Sự chủ động phối hợp với các cơ quan Nhà nƣớc của Mặt trận trong công tác tham gia xây dựng và củng cố chính quyền ở nhiều địa phƣơng chƣa tốt. Những ý kiến, kiến nghị của Mặt trận tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân chƣa thực sự phản ánh đầy đủ tâm tƣ, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân ở địa phƣơng. Trong sự phối hợp này, còn nặng về phía Mặt trận chủ động đề xuất xây dựng và ban hành văn bản liên tịch, nhƣng lại rất yếu về thể thức xây dựng các quy phạm nội dung các mối quan hệ. Do đó chất lƣợng nhiều văn bản còn thấp, thậm chí có văn bản liên tịch mang nặng tính hình thức, chƣa thiết thực nên hiệu quả phối hợp thấp, khi kiểm điểm khó xác định ƣu, khuyết điểm mỗi bên trong việc thực hiện sự phối hợp. Sự bình đẳng, tạo điều kiện từ phía cơ quan nhà nƣớc còn hạn chế, thậm chí tƣ tƣởng “xin – cho” vẫn xảy ra ở nơi này, cấp nọ trong việc phối hợp với Mặt trận.

+ Tổ chức và hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể chƣa khắc phục đƣợc tình trạng hành chính hoá, phô trƣơng, hình thức.

Tóm lại, Qua thực tiễn tham gia xây dựng và củng cố chính quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; có thể khẳng định rằng, mặc dù còn nhiều tồn tại, hạn chế thể hiện ở cả trong những bất cập của pháp luật lẫn trong thực tiễn thực hiện; nhƣng nhìn chung Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình góp phần quan trọng vào xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nƣớc vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Những đóng góp to lớn và có hiệu quả của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác này là một hoạt động thực tiễn sinh động, chứng tỏ vai trò quan trọng, không thể thiếu đƣợc của tổ chức Mặt trận trong việc tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân; qua đó góp phần tích cực vào việc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân trong giai đoạn hiện nay ở nƣớc ta.

87

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Vai trò của mặt trận tổ quốc việt nam tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)