2.1.1.1. Tham gia công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Điều 3 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động. Nguyên tắc hiệp thƣơng dân chủ là nguyên tắc chủ đạo trong tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đƣợc cụ thể hoá trong quá trình thực hiện nhiệm vụ lựa chọn, giới thiệu ngƣời ứng cử vào các cơ quan quyền lực Nhà nƣớc. Cơ chế bầu cử của nƣớc ta có những điểm khác biệt so với nhiều nƣớc trên thế giới và trong khu vực, nếu không muốn nói là duy nhất, đó là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam-một tổ chức duy nhất có quyền giới thiệu ngƣời ứng cử
31
đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; và việc giới thiệu nhất thiết phải theo nguyên tắc hiệp thƣơng dân chủ. Tham khảo nhiều nƣớc trên thế giới thì vai trò này thuộc về các đảng phái chính trị trong xã hội.
Việc pháp luật quy định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quyền hiệp thƣơng giới thiệu ngƣời ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân chính bởi hai lý do cơ bản:
Thứ nhất, trong Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chân chính của nhân dân”, Đảng là lực lƣợng lãnh đạo Nhà nƣớc và Nhà nƣớc là ngƣời tổ chức thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng thông qua việc xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện chính sách pháp luật đó thì đƣơng nhiên mọi hoạt động của Nhà nƣớc cũng đều phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chân chính của các tầng lớp nhân dân. Do vậy, đối với những công việc quan trọng của đất nƣớc đều phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân và phải có ý kiến của nhân dân (trực tiếp hoặc thông qua các cơ quan, tổ chức đại diện). Công tác hiệp thƣơng là một công tác hết sức quan trọng nên phải có sự tham gia của đại diện các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo ... vì vậy là một tổ chức liên minh chính trị, trong hệ thống chính trị, nơi thể hiện cho ý chí và nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân thì hơn bao giờ hết Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức có nhiều điều kiện thuận lợi hơn cả để thực hiện công tác này.
Thứ hai, xuất phát từ nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động. Với một tổ chức có các thành viên là tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài; đồng thời với nguyên tắc tổ chức và hoạt động nhƣ vậy, rõ ràng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có những điều kiện cơ bản để thay mặt nhân dân giới thiệu ngƣời ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
32
Trƣớc đây, những quy định về công tác hiệp thƣơng trong Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân mới chỉ mang tính chất nguyên tắc, hay nói cách khác là khung, chƣa cụ thể. Trƣớc đây, theo quy định của Luật bầu cử năm 1959, tại Điều 24 quy định rất khái quát về hiệp thƣơng: “Ở mỗi đơn vị bầu cử, các chính đảng, các đoàn thể liên hiệp với nhau mà giới thiệu người ra ứng cử”. Đến Luật bầu cử năm 1980, tại Điều 26 với quy định đơn giản hơn: “Uỷ ban Mặt trận kết hợp với việc tham khảo ý kiến tập thể nhân dân lao động ở cơ sở với việc hiệp thương với các chính đảng, các đoàn thể nhân dân để giới thiệu danh sách những người ứng cử”. Tới Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1992 tuy đã có một chƣơng quy định cơ bản về nội dung, nguyên tắc tiến hành hiệp thƣơng, song nếu nhƣ chỉ căn cứ vào những quy định mang tính nguyên tắc này thì công tác hiệp thƣơng, lựa chọn, giới thiệu ngƣời ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên đảm nhận sẽ khó có thể triển khai trên thực tế đƣợc. Vì những lẽ đó, khi tiến hành bất kỳ cuộc bầu cử nào, thì Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (cụ thể là Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) lại phải ra một văn bản hƣớng dẫn thƣờng đƣợc gọi là Quy trình hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân để hƣớng dẫn chi tiết về trình tự, thủ tục các bƣớc để hiệp thƣơng giới thiệu ngƣời ứng cử. Thực tế, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không phải là cơ quan Nhà nƣớc nên văn bản hƣớng dẫn của Mặt trận không có tính chất pháp quy, do vậy phần nào ảnh hƣởng đến tính bắt buộc thực hiện đối với các cơ quan, tổ chức có chức năng phối hợp, tham gia tổ chức bầu cử, nhất là cơ quan Nhà nƣớc. Để khắc phục một bƣớc hạn chế này, từ năm 1999 trở lại đây, Uỷ ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ký ban hành Nghị quyết liên tịch với Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội và Chính phủ để hƣớng dẫn thủ tục, trình tự lựa chọn, giới thiệu ngƣời ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2002) thì Nghị quyết liên tịch giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với cơ quan Nhà nƣớc là văn bản quy phạm pháp luật. Điều đó không có nghĩa làm giảm vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác
33
hiệp thƣơng, mà đã đặt đúng vai trò, vị trí công tác hiệp thƣơng cũng nhƣ làm giảm bớt những khó khăn xảy ra trong công tác hiệp thƣơng những năm trƣớc, tạo điều kiệm để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát huy tốt hơn nhiệm vụ, vai trò của mình. Nhƣ vậy từ chỗ trình tự, thủ tục giới thiệu ngƣời ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân do Mặt trận đơn phƣơng hƣớng dẫn, nay là văn bản hƣớng dẫn liên tịch và trong quá trình tổ chức thực hiện đã thực sự ổn định và phát huy tác dụng trong xã hội khi Nhà nƣớc đã từng bƣớc thừa nhận và quy định vào luật. Đặc biệt, để khẳng định vai trò của Mặt trận trong công tác bầu cử, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997 đã đƣa Quy trình hiệp thương giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội vào Luật. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 2002 đã quy định chi tiết năm bƣớc hiệp thƣơng của Mặt trận để lựa chọn, giới thiệu ngƣời ứng cử đại biểu Quốc hội. Kế thừa quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (sửa đổi năm 2004) cũng đã quy định chi tiết về quy trình hiệp thƣơng lựa chọn, giới thiệu ngƣời ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tƣơng tự nhƣ Luật bầu cử đại biểu Quốc hội.
Điều 8 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã quy định đầy đủ các nhiệm vụ tham gia công tác bầu cử nhƣ sau:
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, theo quy định của pháp luật về bầu cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hiệp thƣơng, lựa chọn, giới thiệu những ngƣời ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử; phối hợp với cơ quan nhà nƣớc hữu quan tổ chức Hội nghị cử tri ở nơi cƣ trú, các cuộc tiếp xúc giữa cử tri với những ngƣời ứng cử; tham gia tuyên truyền, vận động cử tri thực hiện pháp luật về bầu cử; tham gia giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.[20, tr.9]. Nhƣ vậy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có một cơ sở pháp lý khá rộng rãi trong bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân; qua đó khẳng định đƣợc vai trò quan trọng của Mặt trận trong công tác này.
Thật vậy, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng vào
34
thắng lợi chung của nhiều cuộc bầu cử; nhất là các cuộc bầu cử đƣợc tiến hành sau khi Hiến pháp năm 1992 đƣợc ban hành. Trƣớc hết, từ những kinh nghiệm tham gia công tác bầu cử, nên nhiều ý kiến đóng góp của Mặt trận mang tính thực tiễn cao, phản ánh đƣợc tâm tƣ, nguyện vọng của nhân dân; qua đó giúp cho Quốc hội, Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội và Chính phủ có đƣợc những căn cứ và thông tin có giá trị để bổ sung, sửa đổi Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Tiếp theo đó, bằng tinh thần và trách nhiệm cao cả trƣớc sứ mệnh mà nhân dân giao cho, bằng kinh nghiệm nhiều năm tham gia xây dựng và củng cố chính quyền, các cấp Mặt trận đã khắc phục mọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Những đóng góp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong các cuộc bầu cử đƣợc Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân ghi nhận và đánh giá cao, khẳng định đƣợc vai trò quan trọng của Mặt trận trong việc tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân; góp phần tích cực vào việc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Những kết quả đó thể hiện nhƣ sau:
- Theo quy định của pháp luật về bầu cử, ở mỗi cuộc bầu cử đại diện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đều tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử. Việc tham gia này nhằm tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các tổ chức phụ trách bầu cử thực hiện tốt các khâu trong cuộc bầu cử. Thực tiễn cho thấy trong quá trình tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử, Mặt trận các cấp đã tích cực đề xuất những kiến nghị và bày tỏ quan điểm của mình; cũng nhƣ phản ánh kịp thời những tâm tƣ, nguyện vọng của cử tri và nhân dân mà Mặt trận thu thập đƣợc tới các cơ quan có thẩm quyền để xem xét, giải quyết. Sự tham gia của Mặt trận trong các tổ chức phụ trách bầu cử đã góp phần quan trọng để các tổ chức này hoàn thành tốt nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; đồng thời góp phần đảm bảo cho các cuộc bầu cử diễn ra thắng lợi.
- Pháp luật bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân hiện hành quy định rất rõ công tác hiệp thƣơng lựa chọn, giới thiệu ngƣời ứng cử phải đƣợc tiến hành theo Quy trình gồm năm bƣớc với một
35
trình tự, thủ tục chặt chẽ, cụ thể nhƣng đảm bảo dân chủ, công bằng góp phần lựa chọn những ngƣời xứng đáng để cử tri bầu vào các cơ quan quyền lực Nhà nƣớc. Trong các bƣớc của quy trình hiệp thƣơng, Ban Thƣờng trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp đã phối hợp, bàn bạc với các tổ chức thành viên, các cơ quan, tổ chức, đơn vị đƣợc dự kiến phân bổ ngƣời ra ứng cử, tạo sự nhất trí trong việc giới thiệu nhân sự; đồng thời Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng luôn luôn quán triệt nguyên tắc là: đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đi đôi với phát huy dân chủ trong hội nghị hiệp thƣơng. Tại các hội nghị hiệp thƣơng ở cả trung ƣơng và địa phƣơng, các ý kiến phát biểu đều đƣợc phân tích, thảo luận dân chủ; thậm chí cả những ý kiến dù là thiểu số cũng đƣợc xem xét, cân nhắc; nhiều ý kiến đã đƣợc ghi nhận rõ trong biên bản hội nghị để kiến nghị với Hội đồng bầu cử.
Nhìn lại một số cuộc bầu cử gần đây cho thấy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức các hội nghị hiệp thƣơng lựa chọn, giới thiệu ngƣời ứng cử đảm bảo dân chủ và đúng luật; đây là kết quả quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của cuộc bầu cử và đảm bảo chất lƣợng của đại biểu. Quá trình xem xét, thảo luận tại các hội nghị hiệp thƣơng đều diễn ra khá sôi nổi, mang tính xây dựng cao, thể hiện đƣợc không khí ngày càng dân chủ. Qua các bƣớc hiệp thƣơng, về cơ bản những ngƣời ứng cử do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lựa chọn đều có đủ tiêu chuẩn, đảm bảo đƣợc cơ cấu thành phần đại diện cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Nhận định về các cuộc bầu cử những năm gần đây, công tác hiệp thƣơng của Mặt trận ngày càng thể hiện sự dân chủ và đi vào thực chất hơn, từng bƣớc khắc phục tình trạng hình thức trƣớc đây. Trong quá trình hiệp thƣơng, nhiều trƣờng hợp dù đã đƣợc các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cả trung ƣơng và địa phƣơng giới thiệu ra ứng cử; nhƣng nếu phát hiện vi phạm pháp luật hay không đƣợc nhân dân tín nhiệm, không đủ tiêu chuẩn về năng lực và phẩm chất đạo đức đều bị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đƣa ra khỏi danh sách hiệp thƣơng. Nói cách khác, không phải bất cứ ai đã đƣợc các cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu là đều đƣợc Mặt trận hiệp thƣơng đƣa vào danh sách chính thức những ngƣời ứng cử; mà những ngƣời này phải thông qua quá
36
trình hiệp thƣơng chặt chẽ của Mặt trận để xem xét, quyết định và lựa chọn. Thực tiễn các cuộc bầu cử gần đây đã minh chứng cho những nhận định trên. Ví dụ, lần đầu tiên trong các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, tại hội nghị hiệp thƣơng lần thứ ba, bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XI (nhiệm kỳ 2002 - 2007), Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã loại khỏi danh sách hiệp thƣơng ở trung ƣơng 4 ngƣời ứng cử đại biểu Quốc hội, dù đây đều là những cán bộ cấp cao (cấp Thứ trƣởng) do có vi phạm pháp luật. Đến cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII, Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục loại khỏi danh sách hiệp thƣơng một trƣờng hợp ứng cử đại biểu Quốc hội vì những lý do tƣơng tự nhƣ trên. Ở các địa phƣơng, trong các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Khoá X, Khoá XI và Khoá XII cũng có hàng trăm ngƣời ứng cử đại biểu Quốc hội; mặc dù đã đƣợc lập danh sách sơ bộ nhƣng khi phát hiện có vi phạm pháp luật đã bị Mặt trận Tổ quốc các tỉnh, thành phố loại khỏi danh sách ứng cử thông qua các hội nghị hiệp thƣơng.
- Tổ chức các hội nghị của cử tri nơi cƣ trú để cử tri nhận xét và bày tỏ sự tín nhiệm đối với ngƣời ứng cử là một trong năm bƣớc của Quy trình hiệp thƣơng lựa chọn, giới thiệu ngƣời ứng cử; đồng thời, là một nội dung quan trọng của mỗi cuộc bầu cử. Theo quy định của pháp luật thì việc tổ chức các hội nghị lấy kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cƣ trú đối với ngƣời ứng cử đƣợc tổ chức ở nơi ngƣời ứng cử cƣ trú thƣờng xuyên do Ban Thƣờng trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã phối hợp với Uỷ ban nhân dân cùng cấp triệu tập và chủ trì. Việc lựa chọn của cử tri nơi cƣ trú đối với ngƣời ứng cử rất quan trọng. Bởi lẽ, hơn ai hết, chính nhân dân ở các khu dân cƣ là những ngƣời sâu sát nhất, có điều kiện nắm rõ đƣợc đạo đức, phẩm