Tham gia quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Vai trò của mặt trận tổ quốc việt nam tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân (Trang 50)

2.1.3.1.Tham gia công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật

Đi đôi với xây dựng, ban hành pháp luật, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đƣa pháp luật vào cuộc sống là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Đây là một nhiệm vụ lớn của Nhà nƣớc, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận có trách nhiệm tham gia với cơ quan Nhà nƣớc tăng cƣờng công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong các tầng lớp nhân dân; đây cũng là một yêu cầu đặt ra trong việc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền, xây dựng một xã hội kỷ cƣơng, mọi ngƣời dân sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, các hình thức và phƣơng pháp phổ biến, giáo dục pháp luật; yêu cầu công tác này phải bám sát chủ trƣơng của

50

Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nƣớc; phát huy dân chủ, tăng cƣờng pháp chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật trong cán bộ, công chức và nhân dân; việc phổ biến, giáo dục pháp luật phải tập trung về cơ sở, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào tôn giáo; nội dung phải ngắn gọn, dễ hiểu, sát với tình hình thực tế.

Trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, mạng lƣới báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xuống đến tận các Ban Công tác Mặt trận ở thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố. Nhờ sử dụng lực lƣợng ngƣời tiêu biểu trong các tôn giáo, dân tộc, các giới, các ngành, nghề, già làng, trƣởng bản, trƣởng ban công tác Mặt trận... nên số lƣợng ngƣời tham gia công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trên phạm vi cả nƣớc là rất đông đảo, nhất là ở cơ sở và khu dân cƣ.

Hiện nay, hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể ở cơ sở đƣợc thực hiện chủ yếu thông qua các phong trào, các cuộc vận động, hoạt động của những ngƣời tiêu biểu và chức sắc tôn giáo. Những ngƣời tiêu biểu trong các giai cấp, các dân tộc, các tôn giáo, những bậc lão thành cách mạng, các nhân sỹ trí thức, những ngƣời làm kinh tế giỏi, tuy họ không giữ chức vụ gì nhƣng là những ngƣời có uy tín, luôn gắn bó mật thiết với cộng đồng dân cƣ, có lối sống giản dị, trong sáng lành mạnh và rất gần gũi với nhân dân, là những ngƣời am hiểu sâu sắc phong tục tập quán và nền văn hoá của dân tộc, đặc biệt là các vị già làng, trƣởng bản, trƣởng tộc, trƣởng họ, chức sắc tôn giáo, nhà tu hành đƣợc coi là trụ cột tinh thần, là trung tâm đoàn kết ở cộng đồng dân cƣ, tiếng nói của họ có trọng lƣợng lớn, ảnh hƣớng đến tâm tƣ, tình cảm và thuyết phục mọi ngƣời nghe theo, làm theo.

2.1.3.2. Tham gia thực hiện dân chủ ở cơ sở

Mục tiêu của Đảng đƣợc xác định tại Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ƣơng (khoá VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở là: Mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là mục tiêu đồng thời là động lực đảm bảo cho thắng lợi của cách

51

mạng và công cuộc đổi mới. Xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở là phát huy quyền làm chủ của nhân dân, ngăn chặn và đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu gây phiền hà cho dân và cụ thể hoá phƣơng châm của Đảng là dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Đồng thời, quan điểm của Đảng cũng chỉ rõ là phải đặt việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở trong cơ chế tổng thể của hệ thống chính trị là Đảng lãnh đạo, Nhà nƣớc quản lý, nhân dân làm chủ và phải coi trọng cả ba mặt nói trên. Phát huy tốt chế độ dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Xác định đƣợc tầm quan trọng của công tác này, từ năm 1998 đến nay, đại diện Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp đều tham gia là thành viên Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ của từng cấp (nhiều nơi là Phó ban chỉ đạo); một mặt là để Mặt trận Tổ quốc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình; đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi cho Mặt trận Tổ quốc thực hiện quyền giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ.

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã đã phối hợp với Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo và tổ chức để nhân dân đƣợc thông tin về pháp luật, chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, nhất là những vấn đề có liên quan trực tiếp đến đời sống và lợi ích hàng ngày của nhân dân. Một số nơi đã tổ chức để nhân dân bàn bạc, thảo luận và quyết định những loại việc liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân trên địa bàn dân cƣ nhƣ huy động sức dân (cả vật chất, tiền bạc và sức lao động) để xây dựng, sửa chữa những công trình phúc lợi công cộng, xây dựng các loại quỹ công ích khác. Với trách nhiệm vận động nhân dân thực hiện các chính sách kinh tế, xã hội ở địa phƣơng, để thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các xã, phƣờng, thị trấn đã hƣớng dẫn các Ban công tác Mặt trận phối hợp với trƣởng thôn, làng, ấp, bản tổ chức các cuộc họp nhân dân để thảo luận và quyết định các công việc thuộc nội bộ cộng đồng dân cƣ nhằm nâng cao dân sinh, dân trí, giữ gìn trật tự an ninh, an toàn xã hội; bàn mở rộng và nâng cao chất lƣợng các hình thức tự quản của nhân dân

52

ở địa bàn dân cƣ theo quy định của pháp luật về những công việc mang tính xã hội hoá.

Trƣớc đây, ở một số nơi, do huy động sức dân theo lối bổ bán, mất dân chủ. Quá trình quản lý, sử dụng nguồn vốn dân đóng góp đã để thất thoát hoặc cán bộ quản lý có các hành vi tham nhũng gây nên những bất bình sâu sắc trong nhân dân tạo thành những điểm nóng gây mất ổn định ở địa phƣơng ảnh hƣởng xấu tới sản xuất và đời sống của nhân dân. Việc tham gia tích cực vào việc thực hiện quy chế dân chủ của Mặt trận đã góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình, thúc đẩy tiến trình dân chủ hoá theo quy định của pháp luật ở địa bàn dân cƣ.

Nhìn lại 10 năm qua, cùng với các cơ quan khác trong hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tham gia tích cực và góp phần quan trọng vào việc thực hiện có hiệu quả dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn ở những mặt sau:

- Việc tuyên truyền các nội dung của Quy chế nay nâng lên là Pháp lệnh Dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn, Mặt trận các cấp đã chủ động hoặc phối hợp chặt chẽ với các tổ chức thành viên cùng cấp để phổ biến rộng rãi trong đoàn viên, hội viên và nhân dân những chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ dƣới nhiều hình thức rất đa dạng, phong phú, đảm bảo phù hợp với từng đối tƣợng; lồng ghép với việc thực hiện các phong trào, các cuộc vận động của Mặt trận và các đoàn thể, nhất là cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư", "Ngày vì người nghèo" .v.v.

- Công tác phối hợp với chính quyền trong việc vận động nhân dân hiểu và thực hiện tốt từng nội dung của Quy chế dân chủ cũng đƣợc Mặt trận và các tổ chức thành viên tích cực thực hiện; nhất là phối hợp trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện những quy định Nhà nƣớc về thủ tục hành chính giải quyết các công việc có liên quan thiết thực đến đời sống của nhân dân. Hoạt động của Mặt trận cơ sở, nhất là của các Ban công tác Mặt trận trong việc tham gia thực hiện Quy chế dân chủ cũng đƣợc khẳng định. Theo quy định của Quy chế, thì Ban công tác Mặt trận có nhiệm vụ tham gia phối hợp với Trƣởng thôn, ấp, bản trong việc xây dựng cộng đồng dân cƣ. Căn cứ vào tiêu chuẩn của

53

Trƣởng thôn, Ban công tác Mặt trận hiệp thƣơng giới thiệu nhân sự để đƣa ra hội nghị nhân dân ở thôn, làng, ấp, bản để nhân dân trực tiếp bầu. Qua kiểm tra, khảo sát cho thấy hầu hết các Ban công tác Mặt trận ở thôn, làng, ấp, bản của các địa phƣơng đã tham gia tích cực, có hiệu quả công tác hiệp thƣơng giới thiệu nhân sự, vận động nhân dân đi bầu, giám sát việc kiểm phiếu, cũng nhƣ phối hợp tổ chức các hội nghị nhân dân ở thôn, làng, ấp, bản để nhân dân bầu Trƣởng thôn. Nhiều nơi, Ban công tác Mặt trận còn đóng vai trò là nòng cốt trong việc phối hợp chặt chẽ với Trƣởng thôn và Bí thƣ chi bộ ở thôn, bản, khu dân cƣ để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bàn bạc, xây dựng, góp ý vào các bản Dự thảo hƣơng ƣớc, quy ƣớc làng văn hoá ở từng khu dân cƣ trƣớc khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Mặt trận cơ sở còn tham gia phối hợp với chính quyền và các tổ chức thành viên trong việc xây dựng tổ an ninh nhân dân, tổ bảo vệ sản xuất, tổ hoà giải nhân dân, tổ nhân dân tự quản v.v. ở thôn, làng, ấp, bản; nhƣ: lựa chọn, giới thiệu ngƣời để nhân dân bầu vào tổ hoà giải, tham gia tuyên truyền pháp luật về hoà giải cho nhân dân v.v. Đây là những tổ chức ở cơ sở góp phần thiết thực vào việc bảo vệ an ninh trật tự ở địa phƣơng và giải quyết có hiệu quả những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân; hạn chế đƣợc nhiều các vụ khiếu kiện vƣợt cấp; vận động nhân dân đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo, đoàn kết tƣơng trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống; bảo đảm cho Quy chế dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn thực hiện có hiệu quả.

- Mặt trận Tổ quốc các cấp cũng đẩy mạnh các hoạt động giám sát và vận động nhân dân giám sát việc thực hiện Quy chế, thông qua các hình thức nhƣ: củng cố kiện toàn tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tƣ của cộng đồng; qua công tác tiếp dân và xử lý đơn thƣ, khiếu nại tố cáo của công dân; qua việc tham gia các kỳ họp của Hội đồng nhân dân cấp xã, các buổi tiếp xúc cử tri để giám sát hoạt động của chính quyền, đại biểu Hội đồng nhân dân và đội ngũ cán bộ, công chức xã.

Kết quả nổi bật trong công tác giám sát là Mặt trận đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ chủ chốt do Hội đồng nhân dân xã bầu

54

và Trƣởng thôn. Qua thời gian thực hiện, chủ trƣơng này đã đƣợc các cấp uỷ Đảng, chính quyền và đông đảo nhân dân hoan nghênh, đồng tình và ủng hộ và đã thu đƣợc nhiều kết quả rất đáng khích lệ. Trong 2 năm tiến hành việc lấy phiếu tín nhiệm (2005 - 2006) đã có 165 chức danh là Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã (chiếm tỉ lệ khoảng 0,6% tổng số những ngƣời đƣợc lấy phiếu tín nhiệm) và 2.304 Trƣởng thôn, Tổ trƣởng Tổ dân phố (chiếm tỉ lệ khoảng 2,7% tổng số những ngƣời đƣợc lấy phiếu tín nhiệm) đã bị xem xét miễn nhiệm do không nhận đƣợc sự tín nhiệm cao của nhân dân và Mặt trận cơ sở.

Trong năm 2008, theo tinh thần pháp lệnh 34 và Nghị quyết liên tịch số 09 (Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ và Uỷ ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2008 hƣớng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh), Mặt trận Tổ quốc các tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Theo báo cáo của 49 tỉnh, thành phố triển khai thì tổng số có 8.112/9.035 xã, phƣờng, thị trấn đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm; chiếm tỉ lệ 89,78%. Những xã, phƣờng, thị trấn còn lại triển khai trong năm 2009 hoặc tại những nơi mà các chức danh là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã mới đƣợc kiện toàn chƣa đủ thời gian hai năm nên không lấy phiếu tín nhiệm đối với đội ngũ này trong năm 2008. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm có 442 ngƣời đạt số phiếu tín nhiệm dƣới 50%, chiếm tỉ lệ 1,34%. Trong đó có 183 ngƣời là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã (chiếm tỉ lệ 41,4% những ngƣời có tỉ lệ tín nhiệm thấp dƣới 50%) và 259 ngƣời là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã (chiếm tỉ lệ 58,59% những ngƣời có tỉ lệ tín nhiệm thấp dƣới 50%).

Tất cả những trƣờng hợp có số phiếu tín nhiệm thấp dƣới 50%, Ban Thƣờng trực Ủy ban MTTQ xã, phƣờng, thị trấn đều có văn bản gửi cơ quan có thẩm quyền để xem xét, xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Việc lấy phiếu tín nhiệm đối với những chức danh nêu trên là một chủ trƣơng đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc đƣợc đông đảo nhân dân và cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cƣ hoan nghênh, đồng tình và ủng hộ. Qua

55

đó đã góp phần xây dựng chính quyền cơ sở ngày càng vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, thực hiện tốt dân chủ ở địa phƣơng; làm cho nhân dân tin tƣởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nƣớc. Qua đó, mối quan hệ giữa nhân dân với chính quyền ngày càng mật thiết hơn, cán bộ chính quyền cơ sở gần dân, sát dân và lắng nghe kiến nghị của nhân dân.

Từ những kết quả đã đạt đƣợc và những kinh nghiệm rút ra qua hơn 10 năm tham gia thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn đã góp phần tích cực vào việc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đồng thời, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục khẳng định đƣợc vai trò, vị trí quan trọng của mình trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; xứng đáng là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.

Trƣớc yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc và hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu đặt ra là phải tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện dân chủ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và nâng lên một tầm cao mới. Bên cạnh đó, các cấp uỷ Đảng, chính quyền và Mặt trận Tổ quốc các cấp quan tâm, chú trọng và đẩy mạnh; coi đây là khâu then chốt trong quá trình thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta hiện nay.

2.1.3.3. Tham gia tố tụng

Trong một số văn bản pháp luật hiện hành nhƣ Bộ luật tố tụng hình sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động…, có những quy định khá cụ thể về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận tham gia tố tụng. Có thể nói các quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đƣợc tham gia tố tụng ở các văn bản pháp luật kể trên đã thể hiện rất cao tính chất dân chủ trong các hoạt động tố tụng, một lĩnh vực thông thƣờng đòi hỏi tính mệnh lệnh, tính cƣỡng chế là chủ yếu. Mặc dù các quy định nhƣ trên không nhiều và cũng

Một phần của tài liệu Vai trò của mặt trận tổ quốc việt nam tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân (Trang 50)