6. Cấu trúc của luận văn
2.2.7.3. Vận dụng hệ thống bài tập trong tiết tra bài
Ở tiết trả bài, chúng ta có thể vận dụng 2 nhóm bài tập là nhóm 4 “Tìm hệ thống luận điểm và luận cứ cho bài viết theo một đề làm văn" và nhóm 5 "Phát hiện và khắc phục các lỗi lập ý ". Vận dụng 2 nhóm bài tập này nhằm rèn cho học sinh hoàn thiện quá trình lập ý từ tìm các luận điểm, luận cứ và sắp xếp chúng thành một chỉnh thể hợp lí trước khi tiến hành viết văn bản, đồng thời rèn cho học sinh khả năng phát hiện các lỗi trong lập ý, viết văn để các em làm tốt kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Tiếu kết chương 2
Trên đây, chúng tôi đã đưa ra hướng tổ chức rèn luyện kĩ năng lập ý ở kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống cho học sinh lớp 12 THPT. Để hình thành được tri thức kĩ năng lập ý cho học sinh qua giờ học lí thuyết cần lưu ý đến những căn cứ để lập ý ở kiểu bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống, bao gồm qui trình lập ý, cách lập ý ở kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống. Sau khi đã trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết, giáo viên tiếp tục tổ chức rèn luyện kĩ năng lập ý cho học sinh qua hệ thống bài tập. Cụ thể là vận dụng hệ thống bài tập trong tiết lí thuyết, vận dụng hệ thống bài tập trong tiết viết bài và vận dụng hệ thống bài tập trong tiết tra bài.
Hình thành được tri thức kĩ năng lập ý cho học sinh qua giờ học lí thuyết và tổ chức rèn luyện kĩ năng lập ý cho học sinh qua hệ thống bài tập chính là bước cơ sở cho bước thực nghiệm sư phạm sau này.
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm và kết qủa thực nghiệm là cách thức kiểm tra và đánh giá tính thực thi của việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng lập ý trong bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống. Như đã đề xuất ở chương 2, có thể khẳng định thực nghiệm là khâu quan trọng và giữ vị trí đặc biệt trong quá trình nghiên cứu một đề tài thuộc chuyên nghành phương pháp dạy học nói chung và đề tài của luận văn "Rèn luyện kĩ năng lập ý ở kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống cho học sinh lớp 12 THPT” nói riêng.
Lập ý cho văn nghị luận nói chung và lập ý cho bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống nói riêng là một việc hết sức quan trọng trong quá trình học tập môn Ngữ văn trong nhà trường và trong cuộc sống sau này của học sinh. Căn cứ vào thực tế giảng dạy của bản thân và thực tế học tập môn Ngữ văn ở trường THPT của học sinh, đồng thời để kiểm tra hiệu quả của các hình thức rèn luyện kĩ năng lập ý mà luận văn đã đề xuất, qua đó có điều kiện và căn cứ hoàn thiện những hạn chế của các hình thức ấy, tác giả luận văn tiến hành thực nghiệm giảng dạy với một số yêu cầu sau:
- Trình độ của các lớp thực nghiệm phải đa dạng để có thể bao quát hết các đối tượng học sinh và giúp cho kết qủa thực nghiệm đạt hiệu quả cao nhất. Các lớp thực nghiệm dạy theo phân phối và chương trình cơ bản, giáo án dạy - học theo hướng dẫn của tài liệu này.
- Giáo viên dạy thực nghiệm là những giáo viên trẻ có trình độ chuyên môn từ trung bình đến khá, chưa thật nhiều kinh nghiệm giảng dạy nhằm triệt để thực nghiệm theo phương pháp mới.
- Khi tiến hành thực nghiệm, cố gắng đến mức tối đa để lớp thực nghiệm không biết mình đang "bị thực nghiệm".
- Tuân thủ và bám sát phân phối và chương trình cơ bản của Bộ giáo dục hiện hành (nếu có thay đổi thì cũng không đáng kể), không làm đảo lộn trật tự và kế hoạch giảng dạy của nhà trường và của bản thân giáo viên thực nghiệm.
- Thời gian thực nghiệm là năm học 2010 - 2011.
Mục đích thực nghiệm của đề tài "Rèn luyện kĩ năng lập ý ở kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống cho học sinh lớp 12 THPT" nhằm rèn luyện cho học sinh một thao tác quan trọng khi làm một bài văn nghị luận, đặc biệt với kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống dạng văn bản mới được đưa vào chương trình giảng dạy, hiện còn nhiều vướng mắc với cả người dạy và người học. Vận dụng những thao tác rèn kĩ năng lập ý bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống sẽ giúp cho học sinh không còn thấy ngại khi gặp kiểu đề nghị luận về một hiện tượng đời sống, giúp các em có hứng thú hơn với NLXH và giáo viên cũng phần nào khắc phục được những lúng túng khi giảng dạy kiểu bài này.
3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm.
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường THPT Quang Trung Hà Đông và trường THPT Lê Quí Đôn Hà Đông (thuộc quận Hà Đông, thành phố Hà Nội), chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm đề tài tại hai trường này. Giáo viên tham gia thực nghiệm đều là những giáo viên có trình độ Đại học chính quy và trình độ sau Đại học, có năng lực chuyên môn và tinh thần trách nhiệm trong công tác. Học sinh thuộc các lớp thực nghiệm ở hai trường nói trên đều có điều kiện sống, học tập và giao lưu văn hóa tương đối giống nhau.
Để hạn chế những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến kết quả dạy học thực nghiệm, chúng tôi chọn các lớp thực nghiệm đảm bảo về cơ bản:
- Đều là nhưng lớp đại trà. - Sĩ số tương đương. - Học lực tương đương.
- Điều kiện học tập giống nhau.
Do điều kiện về thời gian, địa bàn mỗi trường, chúng tôi chọn 4 lớp và giáo viên giảng dạy các lớp đó để tiến hành thực nghiệm.
3.3. Phương pháp thực nghiệm
Bước 1: Tác giả luận văn gặp và trao đổi trực tiếp với các giáo viên về tinh thần, cách
thức tiến hành thực nghiệm giảng dạy, đồng thời, phát giáo án thực nghiệm giảng dạy theo các biện pháp luận văn đề xuất và các bảng biểu đánh giá kết quả.
Bước 2: Kiểm tra đánh giá hiệu qủa của các biện pháp đã đề xuất vào cuối đợt thể nghiệm.
Bước 3: Thống kê kết quả kiểm tra.
3.4. Nội dung thực nghiệm
Về nội dung lí thuyết, tác giả luận văn tiếp thu toàn bộ những điểm hợp lí, đúng đắn của sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu hiện hành. Tuy nhiên, trên cơ sở đó, tác giả luận văn cũng có bổ sung một vài điểm mới (chủ yếu là ở phương diện phương pháp cụ thể trong khi tiến hành giảng dạy và rèn luyện kĩ năng lập ý ở loại bài nghị luận về một hiện tượng đời sống cho học sinh).
Với luận văn này, tác giả nêu lên một hệ thống các hình thức rèn luyện kĩ năng lập ý và kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống cho học sinh lớp 12 THPT. Trên tinh thần tuân thủ và bám sát phân phối, chương trình lớp 12 cơ bản hiên hành của Bộ giáo dục, không làm đảo lộn trật tự và kế họach giảng dạy của nhà trường và của bản thân giáo viên thực nghiệm, tác giả luận văn chọn qua ba bài thực nghiệm tiêu biểu sau:
- Rèn ý thức và kĩ năng lập ý trong giờ lý thuyết làm văn qua bài: Nghị luận về một hiện tượng đời sống - Chương trình lớp 12 học kỳ I ban cơ bản.
- Rèn ý thức và kĩ năng lập ý qua giờ làm bài kiểm tra số 2 – Chương trình lớp 12 học kì I ban cơ bản.
- Rèn ý thức và kĩ năng lập ý trong giờ tra bài làm văn qua bài: Trả bài làm văn số 2 - Chương trình lớp 12 học kỳ I ban cơ bản.
3.5. Cách đánh giá kết quả thực nghiệm.
Tác giả luận văn chọn cuối đợt thực nghiệm để kiểm tra, đánh giá xuất phát vì một lẽ tất yếu ai cũng thừa nhận là: một kĩ năng muốn đươc rèn luyện có kết qủa phải có một quá trình, không thể sau một vài bài dạy và một vài tuần luyện tập là thấy có kết qủa ngay, nhất là đối với một kĩ năng như kĩ năng lập ý ở phần làm văn.
Căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá để thấy được mức độ tiến bộ của lớp thực nghiệm so với thực trạng ban đầu và hiệu quả của các hình thức, biện pháp luận văn đề xuất.
Các bài tập đưa ra kiểm tra đánh giá không lặp lại lần trước nhưng là đồng dạng, cùng kiểu, mức độ, yêu cầu chất lượng như nhau, khó-dễ tương đương nhau.
3.5.1. Cách thức đánh giá thứ nhất:
Cho một đề văn, yêu cầu học sinh làm dàn ý trong thời gian 10-15 phút. Sau đó chấm dàn ý và thống kê, đánh giá kết quả đạt - không đạt yêu cầu về lập ý, kết qủa các loại lỗi học sinh thường gặp, đồng thời có sự so sánh với kết qủa kiểm tra ban đầu trước khi thử nghiệm giảng dạy.
3.5.2. Cách thức đánh giá thứ hai:
Ra một đề văn yêu cầu học sinh làm dàn ý đại cương và triển khai dàn ý đại cương đó thành một bài văn hoàn chỉnh. Sau đó chấm dàn ý, bài văn và thống kê, đánh giá kết qủa đạt - không đạt yêu cầu về lập ý, về làm văn; kết qủa các loại lỗi học sinh thường gặp. Đồng thời có sự so sánh với kết quả kiểm tra ban đầu trước khi thực nghiệm giảng dạy.
3.6. Giáo án thực nghiệm
Bài: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
A. Mục đích, yêu cầu
Giúp học sinh:
- Về kiến thức: Nắm được cách viết bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.
- Về kĩ năng: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận về một hiện tượng đời sống nói chung, kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý nói riêng.
- Về thái độ: Có ý thức đúng đắn trước những hiện tượng đời sống.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- Giáo viên: sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng, các tài liệu tham khảo khác.
- Học sinh: sách giáo khoa, bài soạn, sách tham khảo (nếu có).
C. Phương pháp, phương tiện và thiết bị dạy học
- Phương pháp: Sử dụng phương pháp phát vấn, rèn luyện theo mẫu và hình thức dạy học nhóm, thảo luận, luyện tập thực hành.
- Phương tiện, thiết bị dạy học: Sư dụng máy chiếu, máv tính và phần mềm Powerpoint, phim tư liệu (nêu có) .
D. Tiến trình dạy học
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
Ổn định tổ chức lớp
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
-GV:
+ Nêu câu hỏi: Ở THCS, các em đã được học khá kĩ về kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Em nào có thể nhắc lại: Thế nào là nghị luận về một sự việc. hiện tượng đời sống? Nội dung kiểu bài này bàn về vấn đề gì? Yêu cầu gì ?
+ Cho HS thảo luận, nhớ lại kiến thức đã học ở THCS rồi phát biểu.
- HS: Thảo luận, đại diện phát biểu, HS khác góp ý bổ sung.
- GV: Nhận xét và chiếu những ý chính cần trả lời lên bảng.
Hoạt động 2: Vào bài mới
- GV: Thuyết trình. - HS: Lắng nghe.
- GV: Yêu cầu HS tìm hiểu đề bài trong sách
- Khái niệm: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ. - Nội dung: bài nghị luận này phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt sai. Mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.
- Hình thức: bài viết phải có bố cục mạch lạc; có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động.
Văn nghị luận nói chung, nghị luận về một hiện tượng đời sống nói riêng là kiểu bài chúng ta thường gặp trong đời sống hàng ngày, trên báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng. Mặt khác, ở bậc THCS, các em đã được học khá kĩ về kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Hôm nay, chúng ta học bài "Nghị luận về một
giáo khoa và trả lời các câu hỏi:
+ Đề bài yêu cầu bàn về hiện tượng gì? + Bài viết cần có nhưng ý nào?
+ Nên chọn những dẫn chứng nào ?
+ Cần vận dụng những thao tác lập luận nào? - HS: Trao đổi thảo luận theo nhóm, cử đại diện từng nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm có ý kiến bổ sung.
- GV: Chiếu lên bảng các ý trả lời đúng để HS quan sát. Có thể chiếu một vài hình ảnh hoặc phim tư liệu về các dẫn chứng sưu tầm được để học sinh tham khảo thêm.
Hoạt động 3:
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
+ Phần mở bài cần nêu gì ? Giới thiệu hiện tượng cần nghi luận như thế nào?
+ Phần thân bài cần những ý chính nào? + Phần kết bài nên làm như thế nào?
HS Làm việc theo nhóm, cử đại diện phát biểu, các nhóm khác bổ sung và nhận xét. GV- Định hướng, nhận xét và đưa ra kết quả đúng qua máy chiếu để HS quan sát.
hiện tượng đời sống” nhằm rèn kĩ năng cao hơn trong kiểu bài này.
1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý
a, Tìm hiểu đề
- Đài viết bàn về hiện tượng Nguyễn Hữu Ân dành hết thời gian chăm sóc hai người mẹ bị bệnh ung thư.
- Bài viết cần có các ý sau:
+ Chàng trai nghèo hiếu thảo, vị tha.
+ Những việc làm như cổ tích giữa đời thường.
+ " Hiện tượng" đó thể hiện đạo lí "Thương người như thể thương thân".
+ Phê phán lối sống ích kỉ, vô bổ của một số thanh niên hư hỏng.
- Dẫn chứng:
+ Chuyện cổ tích mang tên Nguyễn Hữu Ân. + Những câu chuyện các em đã được xem trên truyền hình “Chắp cánh ước mơ".
+Dựa vào vốn sống, kinh nghiệm của các em do đọc sách báo, học tập, giao tiếp hàng ngày mà có.
- Các thao tác lập luận cần có: phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận.
b, Lập dàn ý
- Mở bài: Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Hữu
Hoạt động 4:
GV: Gọi một HS đọc Ghi nhớ trong sách giáo khoa.
HS: Đọc và ghi nhớ.
Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập
- GV: Ra một số đề bài yêu cầu HS lập dàn ý 1 trong 3 đề bài trên, sau đó gọi từng nhóm lên trình bày.
Ân rồi nêu vấn đề "Chia chiếc bánh của mình cho ai".
- Thân bài: Gồm các ý chính sau: + Chàng trai nghèo hiếu thảo, vị tha.
+ Những việc làm của chàng trai ấy như cổ tích giữa đời thường.
+ Điều đó thể hiện đạo lí "Thương người như thể thương thân"
+ Phê phán lối sống ích kỉ, vô bố của một số thanh niên hư hỏng.
Ý thứ nhất, thứ hai và thứ ba nhằm tôn vinh vẻ đẹp về lòng nhân ái, vị tha của Nguyễn Hữu Ân. Ý cuối cùng phê phán những người vô cảm với đồng loại và qua việc phê phán ấy làm nổi bật lên vẻ đẹp, vị tha của Nguyễn Hữu Ân.
- Kết bài:
+ Vẻ đẹp của Nguyễn Hữu Ân đã trở thành một bài học tư tưởng đạo lí.
+ Người viết phát biểu cảm nghĩ của cá nhân. Ghi nhớ (SGK) Luyện tập Giả sử HS chọn đề 3: Đề 3 70
Đề 1: Tuổi trẻ học đường trước vấn đề tai nạn giao thông.
Đề 2: Nhà trường với vấn đề môi trường. Đề 3: Hãy nêu quan điểm của em về hiện tượng một số giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đang bị mai một.