6. Cấu trúc của luận văn
2.1. Hình thành tri thức về kĩ năng lập ý cho học sinh qua giờ học lí thuyết
Khi tiến hành các giờ dạy lí thuyết, giáo viên cần nhận thức đúng vai trò mục tiêu của giờ lí thuyết làm văn giờ học hình thành kĩ năng viết văn cho học sinh.
Theo tác gia Nguyễn Quang Ninh, lí thuyết không phải là mục đích cuối cùng của việc dạy học làm văn nhưng lại là cơ sở để rèn luyện kĩ năng làm văn trong giờ học thực hành. Nghĩa là, dạy lí thuyết không phải là việc làm duy nhất khi dạy học làm văn, nhưng lại là việc làm cần thiết. Vì trong dạy học làm văn, có những nội dung lí thuyết, có những khái niệm, những vấn đề cần được làm sáng tỏ. Thiếu những cơ sở dẫn đường này, học sinh không thể nắm được kiểu bài và cách thức viết kiểu bài đó. Tình trạng lơ mơ về lí thuvêt sẽ dẫn học sinh đến chỗ mất phương hướng "làm bài, không xác định được kiểu bài và từ đó sẽ viết nên nhưng bài văn chung chung, tẻ nhạt, thiếu tính sáng lạo cá nhân. Bởi vậy không nên coi nhẹ lí thuyết trong dạy học làm văn. Rèn luyện kĩ năng lập ý ở kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống là hình thành một trong những kĩ năng làm văn nghị luận.
Mục đích của giờ dạy học lí thuyết làm văn là hình thành cho học sinh các kĩ năng làm văn, giúp học sinh có những hiểu biết về kĩ năng đó, biết phân biệt các kĩ năng và bước đầu biết vận dụng kĩ năng trong thực tế viết văn. Vì vậy, việc lựa chọn phương pháp dạy học cho mỗi tiết dạy học lí thuyết là một việc làm cần thiết, phương pháp có đúng thì người giáo viên mới có thể hướng dẫn học sinh tiếp cận tri thức nhanh, chắc và sâu được.
Như chúng tôi đã trình bày ở trên, khâu lập ý vô cùng quan trọng. Lập ý giống như bản thiết kế ngôi nhà, nó phải có trước khi người thợ xây những viên gạch đầu tiên. Khâu lập ý là cơ sở cho khâu lập dàn ý. Nếu lập ý đưa ra những ý cơ bản của một bài viết thì lập dàn ý là chi tiết hóa hệ thống ý ấy thành một bộ khung cho bài văn. Đáng tiếc là trong chương trình Ngữ văn THPT, không hề có bài lí thuyết nào rèn kĩ năng lập ý.