Dự án 2: Các tác nhâ nô nhiễm không khí

Một phần của tài liệu sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học phần hóa vô cơ trung học phổ thông (Trang 68)

I. KẾ HOẠCH DỰ ÁN

I.1. Thông tin dự án

I.1.1. Tên dự án: “Các tác nhân ô nhiễm không khí”

I.1.2. Vị trí bài học: Lớp 10 – SGK Hoá học 10 Nâng cao – chương 6. Nhóm oxi – bài 45. Hợp chất có oxi của lưu huỳnh.

Ngoài ra, dự án này còn có thể được sử dụng cho các bài học sau:

- Lớp 10 – SGK Hóa học 10 nâng cao – bài 30, 33, 34, 35, 36. Clo, các hợp chất của clo, flo, brom và iot.

- Lớp 11 – SGK Hóa học 11 nâng cao – bài 10, 11, 12. Nitơ, amoniac và muối amoni, axit nitric và muối nitrat; hoặc bài 20, 21. Cacbon, hợp chất của cacbon; hoặc bài 33, 34, 35. Ankan.

- Lớp 12 – SGK Hóa học 12 nâng cao – bài 58. Hóa học và vấn đề môi trường. - Ngoài ra, dự án này còn có thể được sử dụng cho chương trình ngoại khóa. Đây là dự án có quy mô kiến thức lớn và tính nghiên cứu cao, chủ yếu nhằm khuyến khích HS làm quen với cách học đào sâu nghiên cứu các vấn đề thực tiễn, đồng thời xây dựng ý thức bảo vệ môi trường sống của HS, do đó, kiến thức đề cập

đến liên quan đến nhiều cấp lớp trong chương trình hóa học phổ thông. Chúng tôi thiết kế dự án tại chương 6 lớp 10 do lúc này, HS đã được học sơ lược về một số chất gây ô nhiễm sau chương 5 – 6, và khối lượng kiến thức lớp 10 ít hơn, áp lực thi cử chưa cao nên HS có nhiều thời gian để đào sâu vào bài học hơn so với khi học lớp 11, 12.

I.1.3. Mô tả sơ lược: Dự án này tìm hiểu về ô nhiễm không khí, các tác nhân gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng của chúng. HS sẽ nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu sách, báo, bài viết và thông tin trên mạng Internet để hoàn thành một bài nghiên cứu về ô nhiễm không khí và chia sẻ bài nghiên cứu với bạn bè quốc tế trên một website học tập. Ngoài ra, HS còn được thực hành đo nồng độ các khí độc tại địa phương các em ở các thời điểm khác nhau trong ngày và đánh giá mức độ ô nhiễm không khí của khu vực.

I.1.4. Thời gian dự kiến: 2 tuần.

Do thời gian này là tương đối ngắn khi thực hiện một dự án có quy mô kiến thức lớn, nên dự án được trình bày chỉ tập trung vào kiến thức liên quan đến chương trình hóa học lớp 10, đồng thời chỉ mới là bước khởi đầu cho việc tìm hiểu kỹ hơn về ô nhiễm không khí sau này. Dự án vẫn có thể được tiếp tục thực hiện khi các HS này đã học lên lớp 11 và 12.

I.2. Mục tiêu dự án

a) Kiến thức:

Biết được:

- Thế nào là ô nhiễm không khí.

- Các tác nhân ô nhiễm không khí – tác hại. (chỉ đề cập đến: hợp chất khí HF, HCl, HBr; CFC; ozon, mù quang hóa; SO2, SO3; sương mù, bụi, nhiệt, tiếng ồn).

- Tình hình ô nhiễm không khí hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam. - Các giải pháp chống ô nhiễm không khí đang được áp dụng.

b) Kỹ năng:

- Sử dụng dụng cụ đo hàm lượng khí độc. - Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp kiến thức.

- Các kỹ năng cần thiết của thế kỷ 21.

c) Thái độ:

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

- Độc lập, tự giác, tự chịu trách nhiệm trước nhóm.

- Hứng thú trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức theo phương pháp học dự án.

I.3. Bài tập dành cho học sinh

GV có thể phát trực tiếp bài tập này cho HS hoặc đọc cho các em ghi lại:

“Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài, tivi hay phản ánh về tình trạng kẹt xe liên tục ở các tuyến đường lớn, mà một trong các hệ quả là làm cho mọi người luôn cảm thấy khó chịu khi hít thở bầu không khí ô nhiễm ngoài trời. Là nhân viên của một tổ chức xã hội phi chính phủ, em và các bạn muốn thực hiện một đề tài báo cáo tại Hội nghị thường niên nói về vấn đề trên. Trong bài báo cáo, em sẽ trình bày về các tác nhân gây ô nhiễm không khí, mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của chúng và các giải pháp chống ô nhiễm đang được sử dụng trên thế giới nói chung và ở Việt Nam, ở địa phương em nói riêng.”

I.4. Bộ câu hỏi định hướng

I.4.1. Câu hỏi khái quát

Chúng ta có đang sống trong môi trường đủ sạch? I.4.2. Câu hỏi bài học

1. Bạn biết gì về ô nhiễm không khí và các tác nhân gây ô nhiễm không khí? 2. Không khí nơi bạn sinh sống như thế nào? Có đạt được tiêu chuẩn về môi trường không khí sạch?

I.4.3. Câu hỏi nội dung

1. Nêu vai trò của không khí, khái niệm ô nhiễm không khí.

2. Nêu các tác nhân gây ô nhiễm không khí, nguyên nhân hình thành và hậu quả của chúng (chỉ đề cập đến: các hợp chất khí HF, HCl, HBr; CFC; ozon, mù quang hóa; SO2, SO3; sương mù, bụi, nhiệt, tiếng ồn).

3. Tình hình ô nhiễm không khí trên thế giới diễn biến ra sao? Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia nào về mức độ ô nhiễm không khí?

4. Thống kê mức độ ô nhiễm không khí ở TP.HCM, so sánh với thế giới và các thành phố lớn khác trong nước.

5. Các giải pháp nào đang được thực hiện để chống ô nhiễm không khí trên thế giới và ở nước ta hiện nay? Hiệu quả của các giải pháp đó ra sao?

6. Theo ý kiến riêng của mình (hoặc bằng các thí nghiệm cụ thể), mức độ ô nhiểm không khí ở địa phương em hiện giờ ra sao? Hãy đưa ra các biện pháp cụ thể để cải thiện tình trạng ô nhiễm đó ở địa phương.

I.5. Bảng phân vai

Để hoàn thành bài tập này, các em phải làm việc theo 3 nhóm với 5 người /nhóm và hoàn thành các nhiệm vụ sau đây:

Nhóm 1: CÁN BỘ MÔI TRƯỜNG

- Tìm hiểu vai trò của không khí, khái niệm ô nhiễm không khí, các tác nhân gây ô nhiễm, nguyên nhân và hậu quả của các tác nhân gây ô nhiễm không khí.

- Tìm hiểu tình hình ô nhiễm không khí hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam.

 Nhóm 2: KHẢO SÁT VIÊN

- Tìm hiểu để hiểu biết cơ bản về ô nhiễm không khí (tiếp thu kiến thức tổng hợp của nhóm 1).

- Tìm hiểu về các giải pháp đang được sử dụng để giảm thiểu sự ô nhiễm không khí trên thế giới và ở Việt Nam.

- Sử dụng máy đo nồng độ khí độc để đo nồng độ của một số khí tại các thời điểm khác nhau trong ngày.

- Rút ra kết luận về mức độ ô nhiễm hiện nay ở địa phương và phân tích các nguyên nhân ô nhiễm cụ thể, đề xuất các giải pháp cụ thể cho địa phương.

Nhóm 3: THIẾT KẾ VIÊN

- Thiết kế một chủ đề báo cáo bằng phần mềm Power Point về những nội dung nhóm 1, 2 đã nghiên cứu để trình bày trước Hội nghị.

- Chia sẻ bài báo cáo trên một website giáo dục, kết nối với các nhóm HS khác trên thế giới để trao đổi và học hỏi thông tin.

I.6. Chi tiết dự án

Dự án này khuyến khích học sinh tìm hiểu sâu về ô nhiễm không khí – một trong các vấn đề đang được quan tâm nhất trên thế giới hiện nay.

1. Học sinh tìm hiểu về vai trò của không khí, khái niệm ô nhiễm không khí, các tác nhân ô nhiễm không khí (giới hạn trong phạm vi các chất liên quan đến chương trình hóa học 10), nguyên nhân và hậu quả của chúng; thông qua việc nghiên cứu các bài báo trên Internet, sách báo trong thư viện của trường. Ngoài ra, HS sẽ tìm hiểu về các biện pháp đã và đang được sử dụng trên thế giới và ở Việt Nam trước và hiện nay; đánh giá mức độ hiệu quả của các biện pháp trên ở nước ta.

2. HS thực hành đo hàm lượng một số khí độc tại địa phương ở các thời điểm khác nhau trong ngày, tốt nhất là đo ở các tuyến đường lớn, hay xảy ra tình trạng kẹt xe, từ đó có một dẫn chứng thực tế về mức độ ô nhiễm không khí ở TP.HCM, thông qua đó đánh giá được mức độ hiệu quả của các giải pháp chống ô nhiễm đang được sử dụng. Tuy nhiên, GV cũng có thể cân nhắc có hoặc không tiến hành phần đo nồng độ khí độc này, tùy thuộc vào tình hình cụ thể về cơ sở vật chất nhà trường và mức độ hào hứng của HS.

3. Một số trang web và nguồn tài nguyên sẽ được giáo viên cung cấp cho học sinh, nhưng chủ yếu là chú trọng để học sinh tự tìm kiếm tài nguyên trên mạng, trong sách báo. Những trang web được gợi ý cho dự án này phải đảm bảo cung cấp thông tin chính xác và không quá lỗi thời. Tuy nhiên, HS không cần thiết phải tham

khảo các tài liệu chuyên ngành quá sâu về vấn đề này. Dự án nên được triển khai

theo hướng để các em tự tiếp cận với vấn đề bằng cách riêng của lứa tuổi HS, vừa tạo được hứng thú nơi các em, vừa có thể tiếp cận vấn đề ở một góc độ mới mẻ hoàn toàn, mà còn có thể tận dụng được sự sáng tạo vô biên của tuổi trẻ.

4. Trong dự án này, các em sẽ tự chọn chia thành 3 nhóm – mỗi nhóm 5 người để tiến hành tìm và nghiên cứu, đánh giá tài liệu, trao đổi và thực hiện ý tưởng để đạt được kết quả cuối cùng là file báo cáo và chia sẻ file này trên website

học tập đã được GV cung cấp. Ngay từ đầu dự án, các em sẽ đăng ký thông tin ở “lớp học dự án” đã được GV tạo lặp sẵn trên website http://www.epals.com/, sau

đó, các hoạt động trao đổi, đánh giá thường xuyên, phản hồi… giữa GV và HS, giữa thành viên trong nhóm với nhau cũng được thực hiện trên website này.

5. Trong cùng nhóm (và giữa các nhóm) sẽ có sự phối hợp và trao đổi tài liệu, kỹ năng giữa các thành viên để những HS chưa có trình độ tin học giỏi cũng có thể làm việc tốt.

I.7. Tính phát triển

Dự án này có thể được mở rộng hơn theo hướng: các em HS sẽ thiết kế tờ rơi tuyên truyền chống ô nhiễm không khí, lấy ý kiến người dân sống tại khu vực địa phương của mình về tình trạng ô nhiễm, …

Ngoài ra, dự án còn có thể được tiếp tục hoàn thiện ở các lớp 11, 12, sau khi HS đã có thêm kiến thức về các chất khác cũng là tác nhân gây ô nhiễm không khí. GV có thể sao lưu lại nội dung lớp dự án trên website để có thể tiếp tục mở rộng dự án vào thời điểm thích hợp của năm sau.

II. THỜI GIAN CHI TIẾT

Sau đây là kế hoạch làm việc theo thời gian (dự kiến) của dự án (2 tuần), GV có thể linh động thay đổi dựa theo tình hình thực tế. Bảng Kế hoạch làm việc sau được phổ biến cho HS các nhóm ngay từ đầu dự án.

Bảng 2.5. Kế hoạch làm việc dự án “Các tác nhân ô nhiễm không khí” (dự kiến)

Tuần Ngày Nội dung công việc – Thời gian dự kiến

0 Ngày 1. Bài giới thiệu “Làm quen với học theo dự án” (45 phút).

1

Ngày 1. HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI (60 phút)

a) Buổi triển khai dự án của GV (15 phút).

b) HS nghiên cứu lý thuyết cơ bản trong SGK (10 phút). - Bài HF, HCl, HBr - Bài Oxi; Ozon

- Bài H2S - Bài SO2, SO3, H2SO4 - Các bài đọc thêm và tư liệu: CFC, Mưa axit, Ozon.

c) HS chọn nhóm, nhóm trưởng, chọn đề tài, phân vai (5 phút). d) Các nhóm lập kế hoạch thực hiện, phác thảo ý tưởng để hoàn thành nhiệm vụ của mình, phác thảo lịch trình các nhiệm vụ phải thực hiện để hoàn thành công việc, thành lập tiêu chí đánh giá cho sản phẩm (20 phút).

đặt câu hỏi, lập sơ đồ tư duy, khăn phủ bàn, … - Bổ sung vào bảng K-W-L-H.

- Thảo luận về Bộ câu hỏi định hướng.

e) Các nhóm phản hồi đánh giá buổi làm việc (10 phút).

Ngày 2, 3. HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN

a) Làm quen với làm việc theo danh sách nhiệm vụ nhóm đã đề ra và danh sách câu hỏi phát triển dự án mà GV soạn trước. b) Các thành viên từng nhóm tìm tài liệu phục vụ cho nhiệm vụ. c) Các thành viên tạo topic cá nhân tại địa chỉ website học tập của dự án mà GV cho sẵn, tập cách học theo dự án.

d) Tập cách ghi chép hàng ngày về tiến độ công việc trên website: nhật ký học tập, bản kiểm mục.

e) Học cách yêu cầu hỗ trợ từ giáo viên thông qua website, làm quen với giao diện website.

f) Thực hành nhiệm vụ:

- Nhóm 1: tìm tài liệu, tổng hợp kiến thức về các khái niệm cơ bản; các tác nhân ô nhiễm, nguyên nhân và hậu quả của chúng; tình hình ô nhiễm không khí hiện nay trên thế giới và Việt Nam. - Nhóm 2: tìm hiểu các giải pháp cụ thể để giảm ô nhiễm không khí trên thế giới và Việt Nam; tìm hiểu cụ thể tình hình địa phương (nhà máy, dân số, lượng người lưu thông, các tuyến đường lớn, các giải pháp đang được thực thi để giảm ô nhiễm…) - Nhóm 3: tìm hiểu phương thức hoạt động của website, tạo lập chủ đề báo cáo sản phẩm trên website, tạo nền Power Point căn bản, xây dựng các chương mục, giao diện cơ bản cho việc đưa bài báo cáo lên website, viết một đoạn hướng dẫn nhỏ về cách sử dụng website để trình bày bài báo cáo và gửi cho nhóm 1, 2. Ngày 4. HOẠT

ĐỘNG PHẢN HỒI

a) Các thành viên đọc và phản hồi nhật ký học tập và bản kiểm mục của các thành viên trong nhóm.

b) Các nhóm trưởng góp ý chung về nhật ký học tập của từng thành viên, đánh vào bản kiểm mục theo dõi hoạt động dành cho nhóm trưởng.

c) Các thành viên đọc phản hồi và chỉnh sửa lại hướng đi và nội dung của mình.

Ngày 5, 6, 7. XÂY DỰNG BÀI BÁO CÁO

a) Dựa theo nền tài nguyên đã được nhóm 3 thiết lập trên website, nhóm 1 tiến hành xây dựng phần báo cáo của mình bằng Power Point và gửi lên website.

b) Nhóm 2 làm quen với thiết bị đo nồng độ khí độc, lập kế hoạch thực hiện cụ thể (mục tiêu, địa điểm, thời gian, phương pháp, trình bày bảng số liệu, kết luận).

- Thực hành đo nồng độ khí độc. Rút ra kết luận về hiệu quả của các giải pháp chống ô nhiễm đang sử dụng ở địa phương.

- Trình bày phần nhiệm vụ của mình vào bài báo cáo được nhóm 3 chia sẻ.

c) Nhóm 3 thực hiện trang trí cho chủ đề bài dự án của mình trên website, viết một đoạn giới thiệu ngắn về dự án, kết bạn và thể hiện mong muốn trao đổi ý kiến với bạn bè thế giới về dự án. d) Hoàn tất phản hồi đánh giá.

2

Ngày 1. THẢO LUẬN NHÓM

a) Các thành viên lần lượt trình bày về các khó khăn gặp phải và yêu cầu hỗ trợ.

b) Thống nhất kết quả nghiên cứu; định hướng cách trình bày bài báo cáo trước lớp; thống nhất cách trình bày trên website.

c) Lập kế hoạch hoạt động tuần 2, kế hoạch trình bày bài báo cáo cuối khoá.

d) Chọn nhóm trưởng khác.

e) Hoàn tất các bản phản hồi đánh giá cuối buổi làm việc. Ngày 2, 3, 4.

HOÀN THÀNH BÀI BÁO CÁO

a) Thành viên các nhóm lần lượt hoàn tất phần việc của mình để hoàn thiện bài Power Point và bài báo cáo trên website. Nhóm 3 thực hiện về mặt kỹ thuật, đồng thời rà soát và đảm bảo bài báo cáo hoàn thiện.

b) Phản hồi đánh giá công việc.

c) Nhóm trưởng hoàn tất bản kiểm mục dành cho nhóm trưởng.

Ngày 5. PHẢN HỒI BÀI BÁO

Một phần của tài liệu sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học phần hóa vô cơ trung học phổ thông (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)