Các loại dự án trong dạy học hoá học

Một phần của tài liệu sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học phần hóa vô cơ trung học phổ thông (Trang 50)

DHDA có thể được phân loại theo nhiều cơ sở khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại dạy học dự án:

2.2.2.1. Phân loại theo lĩnh vực hoạt động của dự án

- Dự án về giáo dục - Dự án về môi trường - Dự án về văn hóa - Dự án về kinh tế …

2.2.2.2. Phân loại theo nội dung chuyên môn

- Dự án trong một môn học hay học phần: là các dự án có trọng tâm nội dung nằm ở một môn hoặc một học phần.

- Dự án liên môn: là các dự án có trọng tâm nội dung bao gồm nhiều môn học khác nhau.

- Dự án ngoài chương trình: dự án không liên quan trực tiếp đến nội dung các môn học trong chương trình học tập của người học.

2.2.2.3. Phân loại theo quy mô (hay phân loại theo quỹ thời gian)

Người ta phân ra các dự án: nhỏ, trung bình, lớn dựa vào: - Thời gian, chi phí.

- Số người tham gia: nhóm, tổ, lớp, trường, liên trường…

- Phạm vi tác động (ảnh hưởng) của dự án: trong trường, ngoài trường, trong hoặc ngoài khu vực…

K.Frey (2005) đề nghị cách phân chia như sau:

- Dự án nhỏ: thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2-6 giờ học.

- Dự án trung bình: thực hiện trong một ngày hoặc một số ngày nhưng giới hạn là dưới một tuần hoặc 40 giờ học.

- Dự án lớn: thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần (hay 40 giờ học) và có thể kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng.

Cách phân chia theo thời gian của K.Frey thường áp dụng ở trường phổ thông.

2.2.2.4. Phân loại theo nhiệm vụ (tính chất công việc)

a) Dự án tham quan và tìm hiểu

Học sinh tham quan, tìm hiểu một mô hình hay quy trình công nghệ sản xuất của một cơ quan nào đó. Sau khi tham quan tìm hiểu, học sinh không những có được những thông tin thu thập được mà còn có thể đề xuất những mô hình hay những áp dụng tương tự cho một vấn đề cụ thể khác.

Ví dụ: Dự án tham quan, tìm hiểu quy trình sản xuất, dịch vụ (rượu bia, xi măng, đồ gốm…). Dự án tham quan và tìm hiểu việc sử dụng khí oxi ở bệnh viện…

b) Dự án thiết lập một cơ sở sản xuất kinh doanh

Học sinh đề xuất một dự án thiết lập một cơ sở sản xuất kinh doanh giả định dựa trên tình huống thực tế giả định.

Ví dụ: Dự án sản xuất nến. Dự án sản xuất rượu, giấm ăn…

c) Dự án nghiên cứu học tập

Học sinh đóng vai là những nhà nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tính chất, ứng dụng của các chất hoá học, các hiện tượng hoá học, các chỉ số…

Ví dụ: Dự án xác định độ pH của đất trồng, của nước ao hồ…ở một địa phương. Dự án khảo sát môi trường chăn nuôi, trồng trọt …

d) Dự án tuyên truyền giáo dục và tiếp thị sản phẩm

Học sinh sẽ đóng vai là tổ chức hay cá nhân đứng ra tuyên truyền về các sản phẩm hay các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường thông qua đó lĩnh hội kiến thức.

Ví dụ: Dự án tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. Dự án giới thiệu cho nông dân cách nuôi trồng thủy sản, sử dụng phân bón hóa học, thuốc

phòng trừ sâu bệnh… Dự án tiếp thị sản phẩm cho các cơ sở sản xuất (oxi sạch, thuốc trừ sâu, phân bón…). Dự án tuyên truyền về tác hại của ozon và tiếp thị cho sản phẩm cây cảnh trong nhà.

e) Dự án tổ chức thực hiện các hoạt động xã hội

Học sinh đóng vai là người tổ chức và thực hiện các hoạt động mang lại lợi ích cho cộng đồng.

Ví dụ: Dự án trồng và chăm sóc cây xanh. Dự án xây dựng trường học “xanh, sạch, đẹp”…

2.2.2.5. Phân loại theo sự tham gia của người học

- Dự án cá nhân - Dự án cho nhóm HS - Dự án cho một lớp học - Dự án dành cho một khối lớp - Dự án toàn trường

2.2.2.6. Phân loại theo sự tham gia của GV

- Dự án dưới sự hướng dẫn của một GV

- Dự án với sự cộng tác hướng dẫn của nhiều GV

Một phần của tài liệu sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học phần hóa vô cơ trung học phổ thông (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)