Quy trình một bài dạy theo dự án

Một phần của tài liệu sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học phần hóa vô cơ trung học phổ thông (Trang 54)

Ứng dụng trong thực tiễn dạy học môn Hóa học ở trường THPT, chúng tôi thiết kế một bài dạy theo dự án gồm các giai đoạn sau:

1. Bài giới thiệu “Làm quen với học theo dự án” 2. Buổi dạy triển khai dự án

3. Thời gian HS tự nghiên cứu và hoàn thành dự án 4. Buổi báo cáo dự án

2.2.4.1. Bài giới thiệu “Làm quen với học theo dự án”

Các lớp học hầu như còn rất bỡ ngỡ với cách học theo dự án, vì vậy, chúng tôi quyết định triển khai bài giới thiệu “Làm quen với học theo dự án” (trong 1 tiết học) để các em có được sự hình dung tổng quan về học theo dự án.

Mục tiêu bài giới thiệu “Làm quen với học theo dự án”

- Giúp HS làm quen với học theo dự án: nắm được thế nào là một dự án, các bước thực hiện khi học theo dự án, các kỹ năng đạt được và sự hứng thú khi học.

- GV hướng dẫn phát hiện các kỹ năng cần thiết cho dự án thực nghiệm (dựa theo chuẩn các kỹ năng thế kỷ 21) mà HS còn thiếu để tập huấn liền cho các em.

2.2.4.2. Tiết dạy triển khai dự án

Hoạt động 1 (15 phút): GV triển khai ý tưởng ban đầu của dự án, sau đó cho HS nêu ý kiến sơ lược về các vấn đề:

- Mục tiêu dự án

- Định hướng sản phẩm

- Các nhiệm vụ cần phải thực hiện - Các mốc thời gian cần hoàn thành

- Các công nghệ - tư liệu – lực lượng hỗ trợ - Cách đánh giá sản phẩm

Hoạt động 2 (10 phút): HS nghiên cứu lại kiến thức cơ bản của bài học trong SGK, sau đó đánh vào bản kiểm mục các nội dung kiến thức quan trọng, các kiến thức cần thiết cho dự án, tiếp tục phác thảo trong đầu các vấn đề của dự án.

Hoạt động 3 (5 phút): HS chọn nhóm, nhóm trưởng, chọn đề tài, phân vai

Hoạt động 4 (20 phút): Các nhóm lập kế hoạch thực hiện, phác thảo ý tưởng để hoàn thành nhiệm vụ của mình, phác thảo lịch trình các nhiệm vụ phải thực hiện để hoàn thành công việc, thành lập tiêu chí đánh giá cho sản phẩm. Để ghi nhận lại phần làm việc, các nhóm lần lượt bổ sung vào bảng K-W-L-H. Sau đó, nhóm thảo luận về Bộ câu hỏi định hướng

Hoạt động 5 (2 phút): Kết luận

GV thông báo quyết định thực hiện các dự án, tài liệu tham khảo, thông báo địa chỉ website học tập dự án và các vấn đề liên quan, ấn định thời gian nộp sản phẩm…

Hoạt động 6 (10 phút): Phản hồi đánh giá buổi làm việc

2.2.4.3. Thời gian các nhóm tự nghiên cứu

Các thành viên tự nghiên cứu và nghiên cứu với nhóm theo kế hoạch đã đề ra, đồng thời đánh vào các bản kiểm mục theo dõi tiến độ làm việc trên website, thực hiện phản hồi và viết nhật ký làm việc hằng ngày (nếu cần), yêu cầu hỗ trợ từ GV… GV có thể tích hợp các buổi thảo luận nhóm, tham quan ngoại khóa, gặp gỡ chuyên gia nếu cần thiết.

2.2.4.4. Buổi báo cáo sản phẩm

Trước khi buổi báo cáo diễn ra, giáo viên chuẩn bị mượn phòng học có trang bị máy tính, máy chiếu, có hệ thống âm thanh đầy đủ; thông báo cho HS biết trước, in trước các phiếu đánh giá. GV cũng cần có phương án dự phòng trường hợp cắt điện đột xuất trong tất cả các buổi có sử dụng thiết bị máy móc. Nếu có kinh phí thì GV nên chuẩn bị trước một số phần quà lưu niệm nhỏ để trao giải cho nhóm nào đoạt giải nhất, nhì, ba, khuyến khích để tăng cường động viên, khích lệ đối với học sinh. Nếu GV có ý định mời quan khách đến tham dự thì phải chuẩn bị giấy mời và gửi trước 1 tuần.

Trong buổi báo cáo dự án của HS, tuỳ điều kiện cho phép GV có thể mời thêm đại điện quan chức chính quyền địa phương, đại diện Ban Giám Hiệu, tổ trưởng chuyên môn, đại diện phu huynh học sinh đến tham dự.

Trước khi các nhóm báo cáo, GV nhắc lại thời gian tối đa cho một báo cáo, tất cả các thành viên trong nhóm phải được tham gia báo cáo để rèn luyện cho học sinh kĩ năng nói trước đám đông và thông qua đó giáo viên phần nào đánh giá được thực lực của từng HS; khi một nhóm lên báo cáo thì các nhóm còn lại phải chú ý lắng nghe và cho nhận xét trong phiếu về ưu điểm và hạn chế về nội dung, hình thức và cách trình bày của nhóm bạn và thảo luận thống nhất trong nhóm để chấm điểm cho nhóm khác. Bằng cách này, GV rèn luyện cho học sinh biết cách chú ý lắng nghe, góp ý, nhận xét ý kiến của người khác và chuẩn bị cho phản hồi tích cực vào cuối buổi báo cáo.

Để đảm bảo tính công bằng khách quan trong đánh giá hoạt động nhóm, GV cho HS cùng tham gia đánh giá với mình theo các tiêu chí đã in sẵn trong các phiếu đánh giá mà GV đã phát cho HS trước khi tiến hành dự án.

Sau khi các nhóm báo cáo xong, GV mời đại diện nhóm khác phản hồi tích cực. Tiếp đến GV nhận xét đánh giá công bằng, khách quan đến từng HS.

Một phần của tài liệu sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học phần hóa vô cơ trung học phổ thông (Trang 54)