0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

DẠY HỌCDỰ ÁN TRONG MÔN HOÁ HỌC THPT

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA VÔ CƠ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 49 -49 )

Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, từ các khái niệm, nguyên tắc thuộc phần lý thuyết chủ đạo cho đến các bài học về chất (vô cơ – hữu cơ, kim loại – phi kim …) đều được xây dựng dựa trên nền tảng các thí nghiệm, nghiên cứu, sản xuất trong thực tiễn. Tuy nhiên, chương trình hóa học phổ thông chưa đi sâu vào nghiên cứu khoa học, mà chỉ mới là bước đầu cho HS làm quen với hóa học – ngành khoa học nghiên cứu về chất và tính chất của chất. Vì vậy, không phải tất cả các nội dung trong chương trình đều có thể tổ chức dạy học dự án. GV cần phải lựa chọn nội dung phù hợp có thể áp dụng DHDA thì mới đảm bảo dự án thành công.

Theo ý kiến của chúng tôi, một số căn cứ có thể được sử dụng để lựa chọn nội dung áp dụng DHDA thành công như sau:

a) Bài học được tổ chức DHDA phải liên hệ với thực tiễn cao. Tốt nhất là các bài học về chất, về sản xuất hóa học, về các vấn đề môi trường, kinh tế, sức khỏe. DHDA thường không thích hợp cho các bài học về phần lý thuyết chủ đạo (như các bài về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, …), do phần này có độ khó về kiến thức cao và HS cần được tiếp thu trực tiếp dưới sự dẫn dắt của GV.

b) Nếu dự án được thực hiện chỉ trong phạm vi môn hóa học thì nội dung dự án phải được xây dựng dựa trên một bài học cụ thể trong chương trình SGK.

c) Nội dung dự án phải có ý nghĩa thực tiễn nhất định, không xa rời thực tế. Tuy nhiên, GV vẫn có thể đặt ra những tình huống giả định có thể xảy ra được để hướng HS biết cách làm việc dưới các hoàn cảnh khác nhau, giúp ích cho việc đi làm sau này của các em. Ví dụ: dự án yêu cầu đóng vai nhân viên phát triển sản phẩm của một công ty mỹ phẩm …

d) Nội dung áp dụng dự án phải làm cho HS quan tâm, khơi gợi được hứng thú làm việc của các em. Ngoài ra, có một số nội dung rất hay có thể áp dụng được DHDA nhưng do cách khơi gợi vấn đề của GV chưa phù hợp nên làm giảm sự hứng thú của các em. Do đó, các dự án phải được xây dựng kế hoạch kỹ lưỡng và nên được áp dụng thường xuyên để tìm ra được cách triển khai tốt nhất.

e) Vừa sức, phù hợp năng lực HS, không chiếm quá nhiều thời gian trong ngày của các em.

f) Các sản phẩm dự án rõ ràng và có thể thực hiện được.

Một số kiểu dự án có thể được sử dụng trong môn hóa học THPT như: dự án nghiên cứu, tuyên truyền về ứng dụng hoặc tác hại của các chất trong đời sống; dự án về nghiên cứu, đề xuất các loại vật liệu, phương tiện kỹ thuật, phương pháp hóa học phù hợp; dự án về khảo sát môi trường, đặc điểm của địa phương; dự án về tìm hiểu các vấn đề thời đại như an toàn phóng xạ, các loại thiên tai, ô nhiễm,…

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA VÔ CƠ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 49 -49 )

×