Áp dụng các bước thiết kế dự án chung cho các môn học, chúng tôi đề xuất một quy trình thiết kế dự án trong bộ môn hóa học theo các bước như sau:
2.2.3.1. Quyết định chủ đề và xác định mục tiêu của dự án
- Thống kê các nội dung bài học có thể áp dụng DHDA. Đó là các nội dung không mang tính lý thuyết nặng bắt buộc phải sử dụng phương pháp truyền đạt truyền thống, nội dung có kết hợp kiến thức thực tiễn cao, HS nên tiếp thu bằng sự tích cực, sáng tạo của bản thân. Do môn hóa học là bộ môn khoa học thực nghiệm nên các nội dung kiến thức liên quan đến thực tế tương đối nhiều, là tài nguyên lớn cho GV xây dựng dự án.
- Xác định bài học cần xây dựng DHDA, xác định mục tiêu bài học, từ đó xác định mục tiêu dự án dựa theo các chuẩn kiến thức, kỹ năng của bài học.
2.2.3.2. Xây dựng kế hoạch dự án
Đầu tiên ta phải xây dựng Kế hoạch tổng quan dự án. Chúng tôi đề nghị mô
hình kế hoạch tổng quan như sau:
+ Thông tin chung của dự án: bao gồm tên dự án, vị trí bài học, mô tả sơ lược về dự án, thời gian dự kiến hoàn thành dự án.
+ Mục tiêu bài học và mục tiêu dự án về các mặt kiến thức và kỹ năng.
+ Bài tập dành cho HS: là đề bài tóm tắt chung các định hướng cần để hoàn thành dự án.
+ Bộ câu hỏi định hướng. + Bảng phân vai.
+ Mô tả chi tiết dự án. + Tính phát triển của dự án.
2.2.3.3. Thực hiện dự án, giới thiệu sản phẩm
Để dự án diễn ra thành công, cần phải dự kiến trước các mốc thời gian và các công việc cần hoàn thành trong từng mốc thời gian, do đó, xây dựng Dự kiến phân
chia thời gian chi tiết thực hiện dự ánlà không thể thiếu.
Dự kiến thời gian cần phải kết hợp cả thời gian làm quen với DHDA, thời gian nghiên cứu theo nhóm (các buổi họp nhóm), thời gian tự nghiên cứu, thời gian phản hồi và tiếp thu ý kiến phản hồi, thời gian chuẩn bị báo cáo và buổi báo cáo sản phẩm cuối cùng. Ngoài ra, GV cần dự trù thời gian để đưa ra đánh giá cuối cùng, cho điểm cho dự án, và tích hợp các buổi tham quan ngoại khóa, gặp gỡ chuyên gia nếu cảm thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của HS. Cuối dự án nên có thời gian để cả lớp cùng tổ chức ăn mừng dự án thành công.
2.2.3.4. Đánh giá dự án
GV phải xây dựng trước các tiêu chí đánh giá dự kiến cho dự án. Các tiêu chí phải đánh giá được nhiều mặt cả về kiến thức và kỹ năng mà HS đạt được. Hệ thống các tiêu chí đánh giá còn sẽ được sửa đổi khi GV cho HS tư duy phác thảo dự án trong buổi triển khai dự án, vì chính HS mới là người quyết định xây dựng các tiêu chí đánh giá cho sản phẩm tạo thành từ dự án.
- Ngoài ra, GV cần phác thảo trước các nguồn công nghệ – tư liệu hỗ trợ cho HS, các lựac lượng trong và ngoài nhà trường có khả năng giúp đỡ cho dự án.