Kết quả của các mẫu bệnh nhân có đột biến mất đoạn dạng α4,

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật multiplex ligation dependent probe amplification để chẩn đoán đột biến mất đoạn gen α globin gây bệnh α thalassemia (Trang 54)

M Ở ĐẦU

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

3.3.4. Kết quả của các mẫu bệnh nhân có đột biến mất đoạn dạng α4,

Hình 3.6. Kết quả phân tích gen α globin mẫu bệnh nhân HBA14

Màu đỏ (bên trái): mẫu đối chứng. Màu xanh (bên phải): mẫu bệnh nhân HBA14

Nhận xét: Tỷ lệ chiều cao đỉnh đoạn dò của bệnh nhân/mẫu đối chứng ở các đoạn dò có số thứ tự 11, 16, 17, 18, 19, 20, 21 có giá trị gần bằng 1. Trong khi đó tỷ lệ đoạn dò có số thứ tự 12, 14 có giá trị xấp xỉ 0,5 và tỷ lệ đoạn dò có số thứ tự 24, 25 có giá trị xấp xỉ 0,75. Các chỉ số này phù hợp với chỉ số mong đợi về các dạng đột biến SALSA MLPA probemix P140-B4 HBA đưa ra và chứng tỏ mẫu HBA14 có đột biến gây bệnh thalassemia dạng dị hợp -α4,2

53

Hình 3.7. Kết quả phân tích gen α globin mẫu bệnh nhân HBA33

Màu đỏ (bên trái): mẫu đối chứng. Màu xanh (bên phải): mẫu bệnh nhân HBA33

Nhận xét: Tỷ lệ chiều cao đỉnh đoạn dò của bệnh nhân/mẫu đối chứng ở các đoạn dò có số thứ tự 11, 16, 17, 18, 19, 20, 21 có giá trị gần bằng 1. Trong khi đó tỷ lệ đoạn dò có số thứ tự 12, 14 có giá trị xấp xỉ 0,5 và tỷ lệ đoạn dò có số thứ tự 24, 25 có giá trị xấp xỉ 0,75. Các chỉ số này phù hợp với chỉ số mong đợi về các dạng đột biến SALSA MLPA probemix P140-B4 HBA đưa ra và chứng tỏ mẫu HBA33 có đột biến gây bệnh thalassemia dạng dị hợp -α4,2/αα

Bàn luận: Đối với trường hợp đột biến dạng -α4,2/αα ta cần chú ý đến các đoạn dò có số thứ tự 11, 16, 17, 18, 19, 20, 21 (có tỷ lệ đỉnh bệnh nhân/đối chứng gần bằng 1), đoạn dò có số thứ tự 12, 14 (có giá trị xấp xỉ 0,5) và tỷ lệ đoạn dò có số thứ tự 24, 25 (có giá trị xấp xỉ 0,75). Đột biến dạng -α4,2

/αα là đột biến mất 1 gen α globin và đoạn bị mất dài khoảng 4,2 kb (đoạn này nối giữa 2 trình tự tương đồng X của 2 gen α globin) [30]. Để thuận tiện cho việc phân biệt giữa 2 dạng đột biến -α4,2/αα và -α3,7/αα thì khi xác định dạng đột biến ta chú ý đến đoạn dò số 11 (220 nt), 16 (256 nt), 17 (190 nt), 19 (337 nt). Nếu các đoạn dò này có tỷ lệ đỉnh bệnh nhân/đối chứng gần bằng 1 thì chứng tỏ mẫu có đột biến -α4,2/αα, ở các bệnh nhân này thì vùng gen tương ứng với các đoạn dò 11, 16, 17 và 19 không bị mất đoạn nên các đoạn dò của phản ứng MLPA vẫn gắn được vào vùng gen, do vậy chiều cao các đỉnh của đoạn dò tương ứng vẫn

54

bình thường. Trong trường hợp mất đoạn -α3,7/αα thì các đoạn dò này không thể bắt cặp được, không khuếch đại được trong phản ứng PCR nên đỉnh tín hiệu (lượng sản phẩm) giảm đi 0,5. Thay vào đó các đoạn dò số 12, 14 có tỷ lệ đỉnh bệnh nhân/đối chứng gần bằng 0,5. Tỷ lệ này cho thấy đoạn gen bị mất đặc trưng của -α4,2/αα so với -α3,7/αα. Kết quả của nghiên cứu này cũng tương tự như nghiên cứu củaLiu J.Z. và cộng sự (2008)về ứng dụng kỹ thuật MLPA để phát hiện bệnh α thalassemia ở Trung Quốc, các tác giả chỉ ra rằng khi đoạn dò tìm trình tự hiện diện trên cả 2 gen HBA1 và HBA2 có tín hiệu giảm đi 25% thì mẫu đó bị đột biến -α4,2/αα hoặc -α3,7/αα và phải kết hợp với các đoạn dò khác để xác định chính xác dạng đột biến.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật multiplex ligation dependent probe amplification để chẩn đoán đột biến mất đoạn gen α globin gây bệnh α thalassemia (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)