M Ở ĐẦU
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
3.3.5. Kết quả của các mẫu bệnh nhân không có đột biến mất đoạn
Hình 3.8. Kết quả phân tích gen α globin mẫu bệnh nhân HBA25
Màu đỏ (bên trái): mẫu đối chứng. Màu xanh (bên phải): mẫu bệnh nhân HBA25
Nhận xét: Tỷ lệ chiều cao đỉnh đoạn dò của bệnh nhân/mẫu đối chứng ở hầu hết tất cả các đoạn dò đều giá trị gần bằng 1. Các chỉ số này phù hợp với chỉ số mong đợi về dạng kiểu gen bình thường, chưa phát hiện được đột biến mất đoạn do SALSA MLPA probemix P140-B4 HBA đưa ra và chứng tỏ mẫu HBA25 không có đột biến mất đoạn gây bệnh α thalassemia.
55
Hình 3.9. Kết quả phân tích gen α globin mẫu bệnh nhân HBA32
Màu đỏ (bên trái): mẫu đối chứng. Màu xanh (bên phải): mẫu bệnh nhân HBA32.
Nhận xét: Tỷ lệ chiều cao đỉnh đoạn dò của bệnh nhân/mẫu đối chứng ở hầu hết tất cả các đoạn dò đều giá trị gần bằng 1. Các chỉ số này phù hợp với chỉ số mong đợi về dạng kiểu gen bình thường, chưa phát hiện được đột biến mất đoạn do SALSA MLPA probemix P140-B4 HBA đưa ra và chứng tỏ mẫu HBA32 không có đột biến mất đoạn gây bệnh α thalassemia.
Bàn luận: Dựa vào tỷ lệ chiều cao đỉnh bệnh nhân/đối chứng của các đoạn dò trong các hình ảnh ta thấy tỷ lệ này đều có giá trị gần bằng 1, chứng tỏ các đoạn dò này đều dò tìm và bắt cặp được với các trình tự gen tương ứng và các đoạn dò đã được khuếch đại tạo ra các sản phẩm trong phản ứng PCR. Các đoạn dò bắt cặp với các đoạn gen tham khảo đều xuất hiện tỷ lệ đỉnh tín hiệu bệnh nhân/mẫu đối chứng tương ứng gần bằng 1, phần số liệu thể hiện tỷ lệ các đỉnh rõ ràng, điều đó chứng tỏ kết quả là đáng tin cậy. Như vậy các mẫu có mã số HBA25, HBA32 không bị đột biến mất đoạn gen α globin.
Theo MRC-Holland và các tác giả khác như Harteveld C. L. và cộng sự (2005), Suemasu C.N. và cộng sự (2011) [28], [59] thì kỹ thuật MLPA chủ yếu được sử dụng rộng rãi để phát hiện đột biến mất đoạn và lặp đoạn, đột biến điểm HbCS. Với các đột biến điểm không thường xuyên xảy ra và không biết trước thì kỹ thuật MLPA có thể không xác định được. Vì khi có đột
56
biến điểm thì các đoạn dò có thể vẫn bắt cặp được với đoạn gen đích nên các đoạn dò vẫn nối lại được với nhau nhờ enzyme ligase và được khuếch đại trong phản ứng PCR, khi điện di mao quản thì tín hiệu của đoạn dò tương tứng với vùng gen có đột biến điểm đó vẫn xuất hiện đỉnh tín hiệu như bình thường. Do vậy, với các mẫu nghiên cứu chưa phát hiện được đột biến mất đoạn thì trong các nghiên cứu tiếp theo có thể tiến hành giải trình tự gen một vài mẫu để xem có đột biến điểm hay không (các mẫu mà bệnh nhân đã làm các xét nghiệm, điều trị các vấn đề liên quan đến thiếu máu mà vẫn chưa xác định được nguyên nhân, chỉ còn nghi ngờ là đột biến điểm gen α globin).
Trường hợp các mẫu bệnh nhân HBA25, HBA32 và một số mẫu khác có triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng gần giống với α thalassemia nhưng khi tiến hành kỹ thuật MLPA để xác định đột biến thì kết quả là không phát hiện có đột biến mất đoạn gen α globin, kết quả các mẫu đó như người bình thường. Điều này có thể do: (1) Các mẫu này không có đột biến mất đoạn nhưng có đột biến điểm, kỹ thuật MLPA không phát hiện được; (2) Bệnh nhân mắc các bệnh, các vấn đề sức khỏe, các đột biến khác có thể gây ra hiện tượng thiếu máu, nhược sắc, chóng mặt như β thalassemia, hồng cầu hình liềm, ung thư máu, thiểu năng tuần hoàn não, suy dinh dưỡng gây thiếu máu; (3) Nghiên cứu này sử dụng kit SALSA MLPA probemix P140-B4 HBA của MRC-Holland để phát hiện đột biến mất đoạn gen α globin, đột biến điểm HbCS trên nhiễm sắc thể 16 nên nếu các mẫu có đột biến gen β globin trên nhiễm sắc thể 11 gây bệnh β thalassemia thì không thể xác định được trong nghiên cứu này.