Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật multiplex ligation dependent probe amplification để chẩn đoán đột biến mất đoạn gen α globin gây bệnh α thalassemia (Trang 29)

M Ở ĐẦU

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

1.3.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Năm 1954, Minnich V. và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 32 bệnh nhân ở Thái Lan mắc bệnh thiếu máu Địa Trung Hải. Kể từ mô tả đầu tiên của bệnh thiếu máu Địa Trung Hải của Cooley năm 1925, bệnh đã được báo cáo ở nhiều chủng tộc và bệnh không còn được cho là giới hạn ở những người sống trong khu vực giáp với Biển Địa Trung Hải. Chẩn đoán thiếu máu Địa Trung Hải được dựa trên các tiêu chí sau: biểu hiện lâm sàng xanh xao, sốt bất thường, kém phát triển, thay đổi về huyết học, tỷ lệ vàng da và bilirubin cao,…Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp: đếm số lượng hồng cầu, đo bilirubin bằng phương pháp Malloy và Evelyn. Nghiên cứu này mang đến một cái nhìn mới về bệnh thiếu máu α thalassemia, đây là bệnh không chỉ xuất hiện ở vùng Địa Trung Hải mà còn có ở nhiều vùng khác trên thế giới, nhiều chủng tộc khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa áp dụng các kỹ thuật để phân tích, xác định các dạng đột biến của α thalassemia [49].

Tác giả Chui D.H.K. và cộng sự (1998) cho rằng bệnh phù thai gây ra bởi α thalassemia là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tác giả cho rằng bệnh phù thai là rối loạn di truyền nghiêm trọng ở Đông Nam Á, tỷ lệ người mang đột biến --SEA ở Đông Nam Á là rất cao và tỷ lệ này thay đổi tùy vùng lãnh thổ. Mất đoạn đồng hợp (--SEA

/--SEA) là phổ biến nhất gây hội chứng phù thai Hb Bart’s. Tác giả cho rằng những cặp vợ chồng ở Đông Nam Á mà có tiền sử sinh con thiếu máu nên được cảnh báo về khả năng có thể mắc α thalassemia trong gia đình, một chẩn đoán quan trọng nhất để dò tìm người mang gen bệnh thalassemia là MCV <80 fl, MCH <27 pg, trong trường hợp --SEA/αα, MCV, MCH lần lượt là khoảng 67,8 fl, 21,8 pg. Điện di Hb và xem mức độ HbA2 thường được kiểm tra để chẩn đoán người mang thalassemia. Việc dò tìm người mang gen bệnh, tư vấn di truyền và chẩn đoán trước sinh trong suốt thời kì mang thai là rất quan trọng để những rối loạn di truyền được xác định, chăm sóc sức khỏe bà mẹ được phù hợp, tránh gánh nặng cho gia đình và cộng đồng [19].

Nghiên cứu của Chong S.S. và cộng sự (2000) đã sử dụng kỹ thuật multiplex PCR để xác định rõ những đột biến mất đoạn thông thường gây bệnh α thalasssemia. Nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật multiplex PCR để kiểm tra các mẫu máu, kết quả đã được xác định trước bằng phương pháp Southern blot. Tác giả đã thành công trong việc ứng dụng kỹ thuật multiplex PCR để xác định các dạng đột biến thông thường, tuy nhiên vẫn còn vài hạn chế trong tiến trình thực hiện nghiên cứu và tác giả cho rằng với đột biến dị hợp tử có thể cho kết quả chẩn đoán không chính xác [18].

28

Liu Y.T. và cộng sự (2000) đã sử dụng phương pháp multiplex PCR để phát hiện đột biến mất đoạn và lặp đoạn ở gen α globin. Các tác giả đã dựa trên ba thử nghiệm multiplex PCR, để phát hiện 7 đột biến mất đoạn α thalassemia phổ biến và lặp đoạn gen α globin. Phản ứng multiplex PCR đầu tiên giúp phát hiện đột biến α0: --SEA, -α20,5, --MED, --FIL và --

THAI, phản ứng multiplex PCR thứ hai phát hiện -α3,7và αααanti3,7, multiplex PCR thứ ba phát hiện -α4,2

[45].

Cheng P.J. và cộng sự (2003) đã có nghiên cứu về chẩn đoán trước sinh đột biến mất đoạn (--SEA) gây α thalassemia bằng phương pháp Southern blot mới (đánh dấu không phóng xạ). Kết luận của tác giả: phương pháp lai Southern blot này cho phép chẩn đoán thai sớm một cách hiệu quả và chính xác đột biến mất đoạn --SEAα thalassemia. Phương pháp này rẻ và an toàn cho kỹ thuật viên khi tiến hành thí nghiệm. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ tiến hành để xác định 1 dạng đột biến (--SEA) của α thalassemia, chứ không thể xác định được các dạng đột biến mất đoạn α thalassemia phổ biến khác [16].

Năm 2003, Duan S. và cộng sự nghiên cứu về bệnh α thalassemia ở Miền nam Trung Quốc, tác giả phát hiện đột biến dạng --SEA chiếm tỷ lệ cao nhất ở các bệnh nhân mắc bệnh, chiếm 82,87% [21].

Năm 2004, Wu J.Y. và cộng sự cho rằng ở miền Nam Trung Quốc tần số đột biến dạng --

SEAchiếm 68,9% [66].

Liu J.Z. và cộng sự (2008) đã có nghiên cứu về ứng dụng kỹ thuật MLPA để phát hiện bệnh α thalassemia ở Trung Quốc. Nghiên cứu đã phân tích các mẫu DNA của bệnh nhân và người bình thường từ miền Nam Trung Quốc, các mẫu này đã được xác định kết quả trước bằng phương pháp real-time PCR. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng kit và phần mềm phân tích khác với nghiên cứu của chúng tôi đã sử dụng và kết luận rằng, MLPA là một kỹ thuật nhanh và chính xác để xác định nguyên nhân gây ra các đột biến mất đoạn α thalassemia ở Trung Quốc [42].

Năm 2009, tác giả Wee Y.C. và cộng sự nghiên cứu đột biến HbCS và HbQS bằng kỹ thuật C-ARMS-PCR. Sự tương tác của đột biến không mất đoạn: HbCS và HbQS với đột biến mất 2 gen α globin (--SEA) gây bệnh HbH. Kết quả của nghiên cứu: C-ARMS và PCR đã giúp chẩn đoán chính xác trước và sau khi sinh bệnh HbH [65].

Năm 2011, Liu S.C. đã nghiên cứu trên quần thể bệnh nhân α thalassemia tại Đài Loan, tác giả khẳng định dạng đột biến thường gặp nhất của bệnh α thalassemia là đột biến dạng --SEA

29

Năm 2011, Cao M. và cộng sự có nghiên cứu về phát hiện các đột biến mất đoạn gen α globin bằng cách sử dụng phương pháp sắc ký lỏng cao áp biến tính (DHPLC) và MLPA. DNA được tách chiết và khuếch đại bằng PCR. Trong nghiên cứu này, sắc ký lỏng cao áp biến tính đã được sử dụng để tách và phân tích các sản phẩm phản ứng. Kết quả: Các điều kiện DHPLC được tối ưu hóa và đã được sử dụng để tách các sản phẩm MLPA và phát hiện sự mất đoạn của gen mục tiêu. Kết hợp với MLPA, DHPLC có chi phí thấp, dễ sử dụng [10].

Suemasu C.N. và cộng sự (2011) có nghiên cứu về việc sử dụng kỹ thuật MLPA để mô tả đặc điểmkiểu gen của những người mắc bệnh α thalassemia ở Brazil. Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Brazil sử dụng phương pháp MLPA để xác định cơ sở phân tử của α thalassemia.Kết quả : các tác giả đã thành công trong việc sử dụng MLPA để kiểm tra mẫu DNA từ 8 bệnh nhân có thay đổi về huyết học không thể giải thích được bằng cách phân tích thông thường các gen globin. Trong nghiên cứu này các tác giả chưa trình bày rõ: dựa vào đâu để xác định các dạng đột biến, cách xác định các dạng đột biến đó như thế nào, sản phẩm sau khi khuếch đại được điện di mao quản để phân tách, sử dụng phần mềm Fragment Profiler để phân tích kết quả (khác với phần mềm sử dụng trong luận văn này) [59].

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật multiplex ligation dependent probe amplification để chẩn đoán đột biến mất đoạn gen α globin gây bệnh α thalassemia (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)