Vật liệu hữu cơ dùng làm chất mang để cố định E được chia làm hai loại là polymer sinh học và polymer tổng hợp hĩa học. Chúng thường cĩ các nhĩm hoạt động hĩa học như: -NH2, -COOH, -OH, -SH,…nên dễ kết gắn với E nhưng độ bền với tác động mơi trường khơng cao, đặc biệt với các polymer sinh học rất dễ bị vi sinh vật xâm nhập và tấn cơng.
Một số chất mang là polymer sinh học sử dụng rộng rãi hiện nay là cellulose, agarose, dextran, sephadex và các dẫn xuất của chúng. Ngồi ra, chitin, chitosan cũng được xem là những vật liệu đầy hứa hẹn cho cố định E và tế bào vì rất phổ biến trong tự nhiên, rẻ tiền, là vật liệu cĩ cấu trúc siêu lỗ, dễ tạo màng, tạo hạt, tạo gen, kháng khuẩn tốt, cĩ sự hiện diện một lượng lớn các nhĩm chức tự nhiên là –NH2. Chitosan cĩ thể cố định E bằng phương pháp hấp phụ, phương pháp cộng hĩa trị, hoặc nhốt E, nhốt tế bào trong gel chitosan. Tuy nhiên, chitin và chitosan cĩ tính chất kị nước, độ trương và diện tích bề mặt tiếp xúc nhỏ nên hạn chế khả năng tiếp xúc của cơ chất với Ecđ, đặc biệt trong trường hợp cơ chất cĩ khối lượng phân tử lớn. Nếu khắc phục được nhược điểm này thì chitin và chitosan sẽ là những vật liệu lý tưởng đầy hứa hẹn cho cố định E và tế bào.
Chất mang là polymer tổng hợp hĩa học cũng khá phong phú như polyacrylamide, polyester, polyvinylalcohol, polyvinylacetate, polystyren, polyethylen ghép với vinyl monomer,…Nhĩm chất mang này cĩ ưu điểm chung là bền, cĩ tính chất cơ lý tốt, kháng khuẩn tốt, độ trương tốt, một trong số chúng cịn cĩ khả năng điều chỉnh được kích thước lỗ. Bên cạnh đĩ, chúng cịn tồn tại một số nhược điểm nhất định như là giá thành cịn cao, khả năng tương hợp sinh học kém, gây ơ nhiễm mơi trường do quá bền vững, chậm phân hủy trong tự nhiên.