Tỷ lệ Ong kén nâu đơn (Microplitis prodeniae) ký sinh sâu non sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus W.) trên lạc giống L26 vụ Xuân chính năm

Một phần của tài liệu Thành phần sâu hại và thiên địch trên cây lạc; đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus Walsinhham) hại lạc vụ xuân 2014 ở hu (Trang 72)

- Hiệu lực của thuốc (Tính theo công thức Abbott): Tổng số cá thể điều tra (con)

3.3.5.3. Tỷ lệ Ong kén nâu đơn (Microplitis prodeniae) ký sinh sâu non sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus W.) trên lạc giống L26 vụ Xuân chính năm

lá đầu đen (Archips asiaticus W.) trên lạc giống L26 vụ Xuân chính năm 2014 tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

Việc xem xét mối quan hệ giữa cây lạc – sâu hại – côn trùng ký sinh là việc làm quan trọng để từ đó lợi dụng côn trùng ký sinh trong việc hạn chế số lượng sâu hại và giữ vững sự cân bằng động trong tự nhiên. Với sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus) cũng vậy, việc nghiên cứu tỷ lệ ong kén nâu đơn ký sinh sâu non sâu

cuốn lá đầu đen góp phần trong việc nghiên cứu ứng dụng côn trùng ký sinh trên đồng ruộng.

Bảng 3.11. Tỷ lệ Ong kén nâu đơn (Microplitis prodeniae) ký sinh

sâu non sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus W.) trên lạc giống L26 vụ Xuân chính năm 2014 tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

Ngày điều tra

Giai đoạn sinh trưởng của cây lạc Mật độ sâu cuốn lá lạc (con/m2) Tỷ lệ sâu bị ký sinh (%) 11/02 Mới gieo 0,0 0,0 18/02 1-2 lá 0,0 0,0 25/02 5 lá-phân cành 3,4 2,6 04/03 Phân cành 5,0 3,8 11/03 Phân cành 5,8 6,4 18/03 Ra hoa rải rác 3,0 15,8 25/03 Ra hoa rộ 12,6 5,6 01/04 Đâm tia 14,2 9,5

08/04 Đâm tia - Hình thành quả 15,4 8,4

15/04 Phát triển quả 10,6 12,7 22/04 Phát triển quả 6,2 4,1 29/04 Phát triển quả 3,4 7,4 06/05 Quả chắc 2,0 3,2 13/05 Quả chắc 0,6 1,56 20/05 Quả chín 0,0 0,0 Trung bình 5,48 ± 0,41 5,40 ± 0,36

Hình 3.7. Tỷ lệ Ong kén nâu đơn (Microplitis prodeniae) ký sinh

sâu non sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus W.) trên lạc giống L26 vụ Xuân chính năm 2014 tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

Qua Hình 3.7 cho thấy Ong kén nâu đơn (Microplitis prodeniae) ít có vai trò trong việc khống chế mật độ sâu tơ. Tỷ lệ ký sinh trung bình ở trên lạc giống L26 vụ Xuân chính năm 2014 tại Nghi Lộc, Nghệ An là 5,40 ± 0,36%, tỷ lệ ký sinh đạt cao nhất 15,8 % (18/3/2014- cây lạc ra hoa rải rác). Tuy nhiên loài ký sinh này cũng xuất hiện không liên tục và có tỷ lệ ký sinh lại thấp ngay cả khi mật độ sâu cuốn lá cao (mật độ sâu cuốn lá cực đại 15,4 con/cây, tỷ lệ ký sinh là 8,4 %) .

Mật độ sâu cuốn lá hại lạc đạt 2 đỉnh cao, đỉnh cao thứ 2 cao hơn đỉnh cao 1, ở côn trùng ký sinh cũng đạt hai đỉnh cao trong một vụ. Mối quan hệ này phù hợp các quy luật tự nhiên về sự kìm hãm số lượng trong một chuỗi thức ăn giữa các loài sinh vật.

Chính vì vậy muốn sử dụng các loài thiên địch nói chung và các loài ong ký sinh nói riêng trong việc hạn chế số lượng sâu hại thì việc nghiên cứu mối quan hệ giữa

mật độ sâu hại – thiên địch là điều quan trọng và là điều đầu tiên cần chú ý đến, bởi từ đó có thể biết được diễn biến của sâu hại trên đồng ruộng, đồng thời biết được các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển của các loài thiên địch để tạo điều kiện cho các nghiên cứu sâu hơn về việc nhân nuôi và lây thả các loài thiên địch trong tự nhiên.

Một phần của tài liệu Thành phần sâu hại và thiên địch trên cây lạc; đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus Walsinhham) hại lạc vụ xuân 2014 ở hu (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w