Diễn biến mật độ sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus W.) trên lạc L14 ở các chân đất trồng khác nhau, vụ Xuân 2014 tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Thành phần sâu hại và thiên địch trên cây lạc; đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus Walsinhham) hại lạc vụ xuân 2014 ở hu (Trang 59)

- Hiệu lực của thuốc (Tính theo công thức Abbott): Tổng số cá thể điều tra (con)

3.3.1. Diễn biến mật độ sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus W.) trên lạc L14 ở các chân đất trồng khác nhau, vụ Xuân 2014 tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

Điều kiện đất đai và độ ẩm của đất có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lạc, vì vậy ít nhiều cũng ảnh hưởng đến quá trình phát sinh, phát triển và gây hại của sâu cuốn lá đầu đen. Chúng tôi đã tiến hành điều tra diễn biến mật độ sâu cuốn lá đầu đen trên 3 chân đất: Đất vàn, đất thấp và đất cao. Kết quả được thể hiện ở Bảng 3.5 và Hình 3.1.

Bảng 3.5. Diễn biến mật độsâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus W.)

trên lạc L14 ở các chân đất trồng khác nhau, vụ Xuân năm 2014 tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

Ngày điều

tra Giai đoạn phát triển của câylạc

Mật độ sâu (con/m2) Đất vàn Đất thấp Đất cao 11/02 Mới gieo 0,0 0,0 0,0 18/02 1-2 lá 0,0 0,0 0,0 25/02 5 lá-phân cành 2,8 1,4 2,4 04/03 Phân cành 4,8 4,0 5,0 11/03 Phân cành 5,6 4,2 5,0

18/03 Ra hoa rải rác 3,2 2,8 3,0

25/03 Ra hoa rộ 9,2 7,8 8,2

01/04 Đâm tia 13,2 12,0 13,2

08/04 Đâm tia – Hình thành quả 14,2 12,8 13,6

15/04 Phát triển quả 7,8 5,8 4,2 22/04 Phát triển quả 3,6 2,8 2,4 29/04 Phát triển quả 2,6 1,6 2,4 06/05 Quả chắc 0,8 0,2 0,6 13/05 Quả chắc 0,4 0,0 0,1 20/05 Quả chín 0,0 0,0 0,0 Trung bình (con/m2) 4,55 ± 0,28 3,69 ± 0,17 4,01± 0,31

Hình 3.1. Diễn biến mật độsâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus W.) trên lạc

L14 ở các chân đất trồng khác nhau, vụ Xuân năm 2014 tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

Kết quả Bảng 3.5 và Hình 3.1 cho thấy ở 3 chân đất: Đất vàn, đất thấp và đất cao sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus W.) đều xuất hiện khi cây lạc ở giai đoạn 5 lá - phân cành với mật độ tương ứng đất vàn (2,8 con/m2), đất thấp (1,4 con/m2) và đất cao (2,4 con/m2). Mật độ sâu phát triển tăng dần và đạt đỉnh cao về mật độ

khi cây lạc đâm tia - hình thành quả với mật độ sâu đất vàn (14,2 con/m2) cao hơn đất cao (13,6 con/m2) và đất thấp (12,8 con/m2). Nguyên nhân có thể do chân đất vàn và cao có khả năng giữ nước kém, độ mùn trong keo đất thấp đẫn đến cây lạc sinh trưởng phát triển kém, ít có khả năng chống chịu với các loài sâu hại ; từ đó tạo điều kiện cho sâu cuốn lá đầu đen gia tăng mật độ. Biết được đặc điểm này giúp chúng ta có biện pháp canh tác hợp lý đối với từng loại chân đất để hạn chế đến mức thấp nhất tác hại của các loài sâu hại nói chung và sâu cuốn lá đầu đen nói riêng. Ở chân đất vàn và cao cần có hệ thống tưới tiêu hợp lý, tạo điều kiện cho cây lạc sinh trưởng phát triển khỏe, tăng khả năng chống chịu sâu hại.

3.3.2. Diễn biến mật độ sâu cuốn lá lạc đầu đen (Archips asiaticus W.) trên lạc L14vụ Xuân sớm và Xuân chính vụ năm 2014 tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Thành phần sâu hại và thiên địch trên cây lạc; đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus Walsinhham) hại lạc vụ xuân 2014 ở hu (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w