Các nguyên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus Walsinhham)

Một phần của tài liệu Thành phần sâu hại và thiên địch trên cây lạc; đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus Walsinhham) hại lạc vụ xuân 2014 ở hu (Trang 37)

sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus Walsinhham)

Kết quả điều tra của Lê Anh Ngọc (2008) [17] đã nguyên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus

Walsinhham), tác giả cũng cho rằng loài sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus

độ sâu đạt đỉnh cao vào giai đoạn đâm tia (9,8-13,2 con/m2). Vòng đời dao động từ 29 - 42 ngày, trung bình 34,72 ± 1,95 ngày.

Sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus Walsingham) bắt đầu xuất hiện từ khi cây lạc phân cành đến khi quả vào chắc, đỉnh cao từ khi cây ra hoa đến đâm tia (17,8 con/m2). Trên lạc trồng thuần mật độ sâu cao hơn trên lạc trồng xen đậu. Ở điều kiện nhiệt độ trung bình 25,40C và ẩm độ74,8% vòng đời của sâu cuốn lá đầu đen dao động từ 31-38 ngày, trung bình 33,5 ± 2,44 ngày. Trong đó pha trứng 5 ngày, sâu non tuổi 1 phát triển trong 2-3 ngày, tuổi 2 từ 3-4 ngày, tuổi 3, 4, 5 trung bình 4-5 ngày, nhộng 7-8 ngày và trưởng thành đẻ trứng sau 2-3 ngày kể từ lúc vũ hoá. Thức ăn thêm có ảnh hưởng đến thời gian sống của trưởng thành và sức đẻ trứng; khi cho ăn thêm mật ong nguyên chất trưởng thành sâu cuốn lá đầu đen sống được 9,5 ngày và đẻ 286,0 quả trứng (Nguyễn Đức Khánh, 2002) [10].

Trong vụ lạc xuân 2006 tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, các loài sâu hại chủ yếu là: sâu khoang, sâu xanh, sâu cuốn lá đầu nâu, sâu cuốn lá đầu đen; các loài chích hút như: bọ trĩ, rầy xanh, rệp muội đen. Sâu khoang (Spodoptera litura) có 3 cao điểm trong vụ, đó là khi lạc 3-4 lá, lạc ra hoa rộ và khi lạc vào chắc; mật độ sâu cao nhất khi lạc ra hoa rộ. Sâu xanh (Helicoverpa armigera) xuất hiện từ khi lạc 3-4 lá cho đến thu hoạch, mật độ sâu đạt đỉnh cao vào giai đoạn hoa bắt đầu héo và đâm tia - phát triển quả. Sâu cuốn lá đầu nâu (Hedylepta indicata

Fabr) và sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus Walsingham) xuất hiện muộn hơn sâu xanh và sâu khoang nhưng mật độ và tỷ lệ lá bị hại cao hơn, mật độ sâu tăng dần từ cuối tháng 2 cho tới cuối tháng 4 (Hoàng Xuân Nghĩa, 2006) [18] .

Theo Lương Minh Khôi (1991) [13] trên ruộng lạc vùng Hà Nội, vào vụ xuân 1990 sâu cuốn lá (Archips asiaticus Walsingham) có mật độ cao 1,2 con/cây, mật độ đạt đỉnh cao vào cuối tháng 3 - cuối tháng 4 và cuối tháng 5 - đầu tháng 6. Vào cuối vụ thì sâu cuốn lá thường phát triển mạnh. Thời vụ muộn thường bị sâu hại nặng hơn vụ sớm.

Trong công tác phòng trừ sâu hại lạc đã có rất nhiều biện pháp phòng trừ đã được tiến hành và đánh giá như biện pháp canh tác kỹ thuật, sử dụng chống chịu,

biện pháp hóa học, sinh học… Hiện nay biện pháp hóa học đang được sử dụng phổ biến hơn cả. Tuy nhiên, so với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam chưa phải là nước sử dụng quá nhiều thuốc hóa học bảo vệ thực vật, đó là mặt thuận lợi cho việc phát triển các biện pháp phòng trừ khác, đặc biệt là biện pháp sinh học, bởi vì thiên địch thường mẫn cảm với thuốc bảo vệ thực vật hơn các loài sâu hại.

Khi nghiên cứu về phản ứng của các giống lạc với sâu hại ngoài tự nhiên, Lương Minh Khôi (1991) [13] cho biết các giống lạc Sen Lai, Trạm Xuyên, B5000, K306 bị nhiễm sâu hại ở mức nhẹ và trung bình, đồng thời mức giảm năng suất ít hơn so với các giống khác. Thời vụ gieo trồng lạc tốt nhất trong vụ xuân là từ 5/1-28/2, trong vụ thu là 10-25/7.

Tại vùng trồng lạc Nam Thịnh (Diễn Châu-Nghệ An), các giống lạc ICGV 86031, 86182, 86510, 87453, 90224, 90227, 90228, 91172, 91173 có nguồn gốc từ trung tâm ICRISAT đều là những giống kháng vừa đến kháng cao đối với bọ trĩ và rầy xanh so với các giống địa phương như Sen Lai và Sen Nghệ An. Trong đó các giống ICGV 86510, 90224, 90228, 91173 có tiềm năng năng suất cao hơn 2 giống địa phương trên (Phạm Thị Vượng và ctv., 2003) [29].

Việc lai tạo các giống lạc có năng suất cao, thích ứng rộng và có phẩm chất tốt đã được các trung tâm nghiên cứu về cây lạc quan tâm. Từ năm 1991-1995, Trung tâm nghiên cứu đậu đỗ (Viện Khoa học kỹ thuật Việt Nam) đã hợp tác với trung tâm ICRISAT, trung tâm rau màu Châu Á (AVRDC) và Viện nhiệt đới quốc tế(IITA) xây dựng được tập đoàn giống lạc bao gồm 52 mẫu giống trong nước và 919 mẫu giống nhập nội (Trần Văn Lài, 1993; Trần Đình Long và ctv, 1991) [14], [16].

Kết quả nghiên cứu các biện pháp phòng trừ sâu hại lạc ngoài đồng ruộng trong giai đoạn 1991-1995 cho thấy: ở giai đoạn cây lạc 45 ngày tuổi nếu 100% số cây bị hại và mật độ sâu hại miệng hút (rệp, bọ trĩ) đạt trên 30 con/búp thì việc phòng trừ mang lại hiệu quả kinh tế. Nếu giai đoạn lạc 70 ngày tuổi có mật độ sâu ăn lá > 2con/cây và 70% số cây bị hại thì công thức dùng thuốc hóa học thu được hiệu quả kinh tế là 393.600 đồng/ha. Còn khi mật độ sâu miệng hút < 10 con

rệp/búp và < 10 con bọ trĩ/búp < 40% số cây bị hại thì việc phun trừ chúng hoàn toàn không mang lại hiệu quả kinh tế. Phun thuốc trừ sâu ăn lá khi < 70% số cây bị hại, mật độ sâu < 2 con/cây cũng không có hiệu quả kinh tế (Phạm Thị Vượng và ctv, 1995) [25]. Thực tế phòng trừ sâu hại lạc không đúng của nông dân như hiện nay đã làm tăng đầu tư lên 133.000 đồng/ha mà năng suất không tăng hơn so với không phun thuốc.

Việc phòng trừ sâu hại lạc bằng thuốc hoá học chỉ nên tiến hành 2 lần/vụ, vào lúc 45 ngày và 70 ngày sau khi mọc. Chỉ phun vào giai đoạn 35-45 ngày sau khi lạc mọc để trừ nhóm miệng hút, khi 100% số cây bị hại và mật độ 10 con/búp, hay 10% diện tích lá bị hại. Chỉ phun trừ sâu cắn lá ở giai đoạn 70 ngày sau khi mọc nếu có 100 bướm sâu khoang, sâu xanh vào bẫy trung bình 1 đêm trong 1 tuần liền [25], [27]. Thêm vào đó, mật độ thiên địch (nhện lớn, bọ rùa…) ở những công thức dùng thuốc trừ sâu đã giảm nhanh chóng sau lần phun đầu so với công thức không dùng thuốc trừ sâu. Trồng cây dẫn dụ (hướng dương, đỗ đen, đỗ xanh) xen với lạc nhằm thu hút trưởng thành đến đẻ trứng rồi thu gom cũng làm giảm được số lần phun thuốc trừ sâu.

Nghiên cứu của Phạm Thị Vượng và ctv (2003) [29] cho thấy trồng xen hướng dương trên ruộng lạc để dẫn dụ sâu hại với mật độ 1 cây hướng dương/10m2 có tác dụng làm giảm thiệt hại, giúp nông dân giảm được số lần phun thuốc từ 1-3 lần/vụ, bảo vệ được quần thể thiên địch, hạn chế ô nhiễm môi trường.

Việc sử dụng thuốc trừ sâu phổ biến như hiện nay của nông dân trên ruộng lạc đang là nguy cơ phá huỷ môi trường sinh thái và làm tăng giá thành sản xuất lạc. Trong các nghiên cứu của mình, Phạm Thị Vượng (2000) [28] cho thấy: trên lạc, sự gây hại của sâu đục quả và bọ trĩ giữa các công thức phun thuốc và không phun thuốc không có sự sai khác một cách có ý nghĩa. Cho dù nông dân phun tới 3 lần/vụ bằng thuốc Wofatox thì thiệt hại do sâu khoang, rầy xanh, sâu đục quả cũng không khác so với công thức trồng xen cây hướng dương. Kết quả thử nghiệm hiệu lực trừ sùng trắng (Lepidiota signata) - một trong những đối tượng gây hại nguy hiểm cho sản xuất lạc bằng một số loại thuốc hoá học, sinh học cho thấy: sau 20 ngày theo dõi, thuốc Basudin 10H (30 kg/ha) có hiệu quả cao nhất (100%), trong

khi đó thuốc Regent 0,3G (10 kg/ha) chỉ có hiệu lực 20%; chế phẩm sinh học Metarhizium (7 kg/ha) cho hiệu quả trừ sâu > 80%.

Lê Văn Thuyết và ctv (1997) [21] qua các thí nghiệm phòng trừ sâu hại lạc tại Diễn Châu - Nghệ An và Việt Yên - Hà Bắc cho rằng chỉ nên phun thuốc trừ sâu nhiều nhất là 2 lần/vụ, khi mật độ sâu chích hút và sâu ăn lá cao, như vậy mới có thể có hiệu quả kinh tế (lãi 293.000 đồng/ha). Nếu phun thuốc trừ sâu khi mật độ sâu hại thấp thì có thể bị lỗ tới 133.000 đồng/ha.

Kết quả khảo nghiệm thuốc BVTV trên cây lạc ở các tỉnh phía Nam cho thấy, các loại thuốc Trebon, Dimecron, Danitol, Sherzol, Metyl parathion, Sumithion, Padan, Sevil đều là những loại thuốc cho hiệu lực trừ sâu cao. Nguyễn Thị Chắt (1998) [6] cho rằng thời điểm phun thuốc hợp lý nhất là 30 ngày và 60 ngày sau gieo.

Theo Phạm Thị Vượng và ctv (2003) [29], ở các vùng trồng lạc phía Bắc nên phun thuốc ở giai đoạn cây được 45 ngày, nếu 100% số cây bị hại và 70 ngày nếu 70% số cây bị hại và mật độ sâu là 2 con/cây. Các loại thuốc cho hiệu lực cao là Kinalux, Sumicidin, thuốc thảo mộc AV5, chế phẩm BT, NPV. Hiệu lực của chế phẩm BT tuy không cao (22,4-44,5%), nhưng hiệu quả bảo vệ thiên địch của chúng tăng gấp 3 lần so với thuốc Sumicidin.

Một hướng đi đã và đang được nhiều nhà khoa học quan tâm đó là sử dụng bẫy pheromone để dự tính dự báo sự phát sinh của sâu hại, từ đó đưa ra quyết định về thời điểm phòng trừ chính xác và có hiệu quả. Lương Minh Khôi (1990) [12] đã thử nghiệm tác dụng của 7 loại pheromone do Liên Xô sản xuất đối với sâu khoang, sâu cuốn lá lạc và kết quả cho thấy các loại pheromone đều thu hút sâu khoang và sâu cuốn lá lạc vào bẫy và có tính chuyên tính rất cao, chỉ thu hút trưởng thành của sâu khoang.

Phạm Thị Vượng (1996) [26] khi sử dụng bẫy pheromone ở một số địa điểm (NghệAn, Hà Tây, Hà Nội) cũng cho thấy trong vụ xuân mật độ trưởng thành sâu cuốn lá lạc ở vùng lạc có 2 cao điểm, cao điểm thứ nhất vào giai đoạn cây lạc có

hoa, cao điểm thứ 2 vào giai đoạn lạc đâm tia - củ chắc, mật độ trưởng thành vào bẫy lên tới 150 con / bẫy / tuần.

Nghiên cứu về sâu hại lạc và các biện pháp phòng trừ chúng đã và đang được rất nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Bên cạnh đó, việc xác định thành phần thiên địch của sâu hại cũng được đi sâu nghiên cứu, từ đó có biện pháp bảo vệ, khích lệ thiên địch trong tự nhiên cũng như có phương pháp nhân nuôi, bổ sung thiên địch vào sinh quần đồng ruộng để hạn chế số lượng sâu hại, giảm số lần phun thuốc hoá học. Cần nghiên cứu thành phần sâu hại của từng vùng sinh thái, nắm vững đặc điểm sinh học, sinh thái của từng loài sâu hại; từ đó có biện pháp phòng trừ đạt hiệu quả kinh tế cao, ít gây ô nhiễm môi trường, hướng tới một nền nông nghiệp bền vững (Phạm Thị Vượng và ctv.,2003) [29] .

Một phần của tài liệu Thành phần sâu hại và thiên địch trên cây lạc; đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus Walsinhham) hại lạc vụ xuân 2014 ở hu (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w