Diễn biến mật độ sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus W.) trên các giống lạc khác nhau, vụ Xuân năm 2014 tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Thành phần sâu hại và thiên địch trên cây lạc; đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus Walsinhham) hại lạc vụ xuân 2014 ở hu (Trang 63)

- Hiệu lực của thuốc (Tính theo công thức Abbott): Tổng số cá thể điều tra (con)

3.3.3. Diễn biến mật độ sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus W.) trên các giống lạc khác nhau, vụ Xuân năm 2014 tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

Giống là một yếu tố không thể thiếu được trong sản xuất lạc, giống có năng suất cao chất lượng tốt và chống chịu sâu bệnh là mục tiêu mà các nhà khoa học đang vươn tới, công tác giống có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong bố trí cơ cấu mùa vụ. Ở Nghệ An một số giống mới đã được đưa vào trong sản xuất như L02, L05, V79 ... đã làm tăng năng suất lên đáng kể. Tuy nhiên do việc thâm canh sử dụng giống mới chưa phù hợp với từng loại đất và tiểu vùng sinh thái, nên chưa

phát huy được tiềm năng năng suất.

Để đánh giá sự gây hại của sâu cuốn lá đầu đen trên các giống lạc được trồng tại Nghi Lộc, Nghệ An. Chúng tôi đã tiến hành điều tra theo dõi diễn biến mật độ sâu cuốn lá đầu đen trên ba giống lạc được trồng phổ biến L14, Sen lai, L26 trên đất vàn. Kết quả được trình bày ở bảng 3.7 và hình 3.3.

Sâu cuốn lá đầu đen thường xuất hiện và gây hại từ khi cây lạc 5 lá bắt đầu phân cành. Sâu non nhả tơ gập lá lạc lại làm tổ và nằm trong đó gây hại. Sâu ăn phần thịt lá để lại lớp biểu bì và gân lá, một thời gian sau lá bị trắng và rách, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng quang hợp.

Bảng 3.7. Diễn biến mật độ sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus W.) trên các giống lạc khác nhau, vụ Xuân năm 2014 tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

Ngày điều tra Giai đoạn phát triển của cây lạc Mật độ sâu (con/m2) L14 Sen lai L26 11/02 Mới gieo 0,0 0,0 0,0 18/02 1-2 lá 0,0 0,0 0,0 25/02 5 lá-phân cành 2,8 3,6 3,4 04/03 Phân cành 4,8 4,6 5,0 11/03 Phân cành 5,6 5,6 5,8 18/03 Ra hoa rải rác 3,2 3,8 3,0 25/03 Ra hoa rộ 9,2 10,0 12,6 01/04 Đâm tia 13,2 13,2 14,2

08/04 Đâm tia - Hình thành quả 14,2 14,8 15,4

15/04 Phát triển quả 7,8 8,0 10,6 22/04 Phát triển quả 3,6 3,8 6,2 29/04 Phát triển quả 2,6 4,0 3,4 06/05 Quả chắc 0,8 1,4 2 13/05 Quả chắc 0,4 1,0 0,6 20/05 Quả chín 0,0 0,0 0,0 Trung bình (con/m2) 4,55 ± 0,33 4,92 ± 0,38 5,48 ± 0,41

Hình 3.3. Diễn biến mật độ sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus W.) trên các giống lạc khác nhau, vụ Xuân năm 2014 tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

Kết quả Bảng 3.7 cho thấy: cả ba giống sâu cuốn lá đầu đen đều xuất hiện khi cây lạc bắt đầu phân cành với mật độ tương ứng trên các giống L14 (2,8 con/m2), Sen lai (3,6

con/m2) và L26 (3,4 con/m2). Nhìn chung, trên đồng ruộng có 2 lứa sâu chính phá hại, một lứa gây hại khi lạc có 5 lá và phân cành, tuy nhiên mật độ sâu lứa này không cao; lứa thứ 2 gây hại mạnh nhất vào lúc lạc ra hoa rộ - đâm tia hình thành quả, đây là lứa gây hại chính và đạt đỉnh cao mật độ tương ứng trên giống L14 (14,2 con/m2), Sen lai (14,8 con/m2) và L26 (15,4 con/m2). Sau đó chúng chuyển sang phá hại trên các ruộng lạc trồng muộn. Trên 3 giống lạc có sự khác nhau về mật độ trung bình, giống L26 có mật độ sâu cuốn lá đầu đen cao nhất (5,48 con/m2), tiếp đến là giống Sen lai (4,92 con/m2) và giống L14 có mật độ sâu cuốn lá thấp nhất (4,55 con/m2).

3.3.4. Diễn biến mật độ sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus ) trên lạc L14 trồngthuần và trồng xen ngô, vụ Xuân năm 2014 tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Thành phần sâu hại và thiên địch trên cây lạc; đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus Walsinhham) hại lạc vụ xuân 2014 ở hu (Trang 63)

w