- Hiệu lực của thuốc (Tính theo công thức Abbott): Tổng số cá thể điều tra (con)
3.3.5. Mối quan hệ giữa mật độ sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus W.) với một số loài côn trùng ký sinh, bắt mồi phổ biến trên lạc trồng vụ Xuân năm 2014 tạ
số loài côn trùng ký sinh, bắt mồi phổ biến trên lạc trồng vụ Xuân năm 2014 tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
Cây trồng – sâu cuốn lá – côn trùng ký sinh, bắt mồi là những mắt xích không thể thiếu được trong mạng lưới dinh dưỡng. Sự cân bằng sinh học trên đồng ruộng
được bảo vệ, tồn tại và phát triển là nhờ sự đóng góp tích cực giữa mối quan hệ cây trồng – sâu cuốn lá – côn trùng ký sinh, bắt mồi.
Từ lâu sự cân bằng động trong tự nhiên đã được thiết lập đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của các loài sinh vật, song sự cân bằng này đã dần bị phá hủy bởi những tác động tiêu cực của con người, chỉ vì lợi ích kinh tế, như việc lạm dụng thuốc trừ sâu hóa học đã phá vỡ sự cân bằng tự nhiên vốn có, gây ra các hậu quả to lớn như việc kháng thuốc của các loại sâu hại, việc xuất hiện và lây lan dịch hại..., không những thế còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái đồng ruộng khi tác động mạnh đến thành phần, kết cấu đất, nước...
Sự cân bằng trên sinh quần có thể được khôi phục lại khi mà con người biết tác động vào đó một cách hợp lý phù hợp với các quy luật tự nhiên, đảm bảo các mối quan hệ sinh thái trong sinh quần ruộng lạc.
Để làm được việc đó trước hết chúng tôi tiến hành nghiên cứu Mối quan hệ giữa mật độ sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus W.) với một số loài côn trùng ký sinh, bắt mồi phổ biến trên lạc. Để từ đó có các biện pháp tác động có ích cho sinh quần ruộng lạc phù hợp với các quy luật tự nhiên, tìm ra các tác động thích hợp hạn chế được sự phá hoại của sâu hại, tăng năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường sinh thái một cách có hiệu quả.