Quy trình hóa HĐNNL tại SHB

Một phần của tài liệu Hoạch định nguồn nhân lực của ngân hàng TMCP sài gòn hà nội (SHB) giai đoạn tái cấu trúc (Trang 77)

6. Kết cấu đề tài

4.2.1. Quy trình hóa HĐNNL tại SHB

Xác định việc HĐNNL là việc làm có tính quyết định đến quá trình phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt trong những giai đoạn có sự biến động mạnh về quy mô thì vai trò của việc HĐNNL càng thể hiện được tầm quan trọng. Nhằm hướng tới sự phát triển ổn định bền vững lâu dài cho doanh nghiệp mình, SHB cần phải xây dựng và triển khai việc HĐNNL thành một chương trình hoàn thiện có tính lý luận và khoa học, sự định hướng của lãnh đạo và sự hỗ trợ giám sát chặt chẽ của các phòng ban và có kế hoạch hành động củ thể. Khi việc HĐNNL được tiến hành bài bản khoa học thì việc bố trí nhân lực phù hợp với yêu cầu chuyên môn sẽ được tiến hành tốt hơn. Việc tuyển dụng đào tạo hoặc luân chuyển nhân sự cũng sẽ hợp lý, trình độ nhân viên sẽ được cải thiện. Sự chuẩn bị về nguồn nhân lực cho tổ chức sẽ dài hạn hơn góp phần hoàn thành những mục tiêu chiến lược của ban lãnh đạo đề ra.

65

Việc HĐNNL nói riêng cần phải được phải được thực hiện trong tổng thể công tác quản trị nguồn nhân lực của ngân hàng. Việc hoạch định phải có mối quan hệ chặt chẽ với các công tác đào tạo, sử dụng. Quá trình HĐNNL đòi hỏi SHB cần nâng cao chất lượng của công tác dự báo: dự báo về cung – cầu nguồn nhân lực hiện có, về yêu cầu công việc trong giai đoạn mới, từ đó sẽ xây dựng được kế hoạch thực hiện phù hợp và hiệu quả.

Cụ thể: việc HĐNNL cần được giao cho khối Hành chính Nhân sự lên kế hoạch cụ thể về các bước, các nhân tố ảnh hưởng, và kế hoạch nhân sự từng giai đoạn, thông qua phê duyệt của các cấp lãnh đạo. Việc này cần được tiến hành ở cấp phòng ban và chi nhánh để việc hoạch định gắn liền với yêu cầu và mục tiêu phát triển của từng đơn vị trong hệ thống. Trong đó cần làm rõ được yêu cầu về công việc căn cứ vào mục tiêu chiến lược phát triển của Ngân hàng, đánh giá rà soát chất lượng nguồn nhân lực hiện tại so với yêu cầu công việc để có kế hoạch đào tạo, tuyển dụng hay sắp xếp cắt giảm cho phù hợp với thực tế. Từ đó tạo ra được thế chủ động trong vấn đề nguồn nhân lực trong bất kỳ giai đoạn nào của ngân hàng.

4.2.2. Hoàn thiện, minh bạch các chính sách nhân sự, quy chế đánh giá khen thƣởng nhân viên

Một phần của tài liệu Hoạch định nguồn nhân lực của ngân hàng TMCP sài gòn hà nội (SHB) giai đoạn tái cấu trúc (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)